“Cha đẻ” TikTok lấn sân mảng giáo dục trực tuyến
ByteDance (Trung Quốc) có kế hoạch thuê thêm 13.000 nhân viên trong năm nay cho đơn vị giáo dục của mình, nhắm đến mục tiêu chiếm một phần lớn hơn trong thị trường học tập trực tuyến đang bùng nổ của đất nước.
ByteDance tiếp tục đầu tư vào giáo dục trực tuyến
Theo Bloomberg, ByteDance – chủ sở hữu của ứng dụng video ngắn TikTok, cho biết sẽ thuê khoảng 10.000 chuyên gia giáo dục, bao gồm cả gia sư và các nhà thiết kế khóa học ở Trung Quốc trong bốn tháng tới. Thông tin này được ByteDance công bố trên tài khoản WeChat chính thức của họ. Công ty cũng sẽ thuê thêm ít nhất 3.000 sinh viên tốt nghiệp vào mùa xuân này như một phần của kế hoạch mở rộng trên 11 thành phố.
Bộ phận giáo dục Dali của ByteDance được thành lập vào năm ngoái và cung cấp các chương trình từ giáo dục mầm non đến giáo dục người lớn cùng các thiết bị học tập thông minh. Doanh nghiệp đã tuyển dụng hơn 10.000 nhân viên vào tháng 10.2020. Chen Lin, phó chủ tịch cấp cao của ByteDance, người trước đây đứng đầu ứng dụng tin tức hàng đầu Toutiao của công ty, sẽ lãnh đạo liên doanh mới.
Giáo dục trực tuyến và công nghệ giáo dục đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc trong những tháng gần đây khi đại dịch buộc nhiều người phải học từ xa. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường iResearch, lĩnh vực này ước tính tăng 35,5% lên 257,3 tỉ nhân dân tệ (39,7 tỉ USD) vào năm 2020 so với năm trước.
Công ty dạy kèm trực tuyến mới nổi Zuoyebang gần đây huy động được 1,6 tỉ USD từ các nhà đầu tư bao gồm Alibaba Group Holding và đối thủ Yuanfudao cũng đang tìm kiếm nguồn vốn mới.
Video đang HOT
Trận chiến giữa 2 gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc
Cuộc chiến giữa hai tên tuổi lớn của Trung Quốc bước sang giai đoạn mới, trùng thời điểm giới chức nước này bắt đầu siết chặt hoạt động các hãng công nghệ.
Đầu tháng 2, Douyin - phiên bản Trung Quốc của TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance - chính thức đệ đơn lên tòa án Bắc Kinh khởi kiện Tencent độc quyền. Douyin cho rằng công ty này đã lợi dụng sự thống trị thị trường của mình để chèn ép các đối thủ.
Theo Douyin, hai ứng dụng nổi tiếng nhất của Tencent là WeChat và QQ đã cấm người dùng chia sẻ nội dung từ nền tảng video này suốt 3 năm qua.
Công kích dai dẳng
Trong đơn kiện gửi Tòa án Sở hữu trí tuệ, Douyin chỉ ra rằng với lượng người dùng khổng lồ, không có công ty nào khác trên thị trường có thể cung cấp các dịch vụ tương tự WeChat và QQ.
Vị thế thống lĩnh thị trường và hành vi ngăn chặn Douyin của Tencent không chỉ làm tổn hại đến người dùng, nó còn làm gián đoạn hoạt động của Douyin, trực tiếp ảnh hưởng đến cạnh tranh công bằng.
Theo lời Douyin, động thái này cấu thành "hành vi độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh", vốn bị cấm bởi luật Chống độc quyền nước này.
Douyin cho rằng Tencent cậy thế chèn ép đối thủ của mình.
"Nó cản trở sự tiến bộ và đổi mới công nghệ, cũng không giúp nâng cao hiệu quả kinh tế hay phúc lợi xã hội mà chỉ củng cố vị thế của Tencent", Douyin nhận định.
Theo Beijing Daily , Douyin yêu cầu Tencent chấm dứt ngay việc hạn chế nội dung từ ứng dụng này, cũng như bồi thường thiệt hại kinh tế và các chi phí khác cho ứng dụng video với mức phí 90 triệu nhân dân tệ (khoảng 320 tỷ đồng).
Tencent lập tức lên tiếng phản đối trong ngày, tuyên bố công ty này cũng đang lên kế hoạch kiện ByteDance.
Theo thông cáo đăng trên WeChat, Tencent cho biết họ không nhận được tài liệu liên quan đến vụ kiện và cũng cho rằng cáo buộc của ByteDance "sai sự thật", "vu khống ác ý". Công ty này tố Douyin ăn cắp thông tin người dùng WeChat và vi phạm quyền lợi khách hàng.
"Cáo buộc từ ByteDance hoàn toàn sai sự thật. Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho người dùng và các sản phẩm từ bên thứ ba dựa trên sự cạnh tranh công bằng, cởi mở và hợp tác", Tencent phản hồi về thông tin này.
Thực tế, giữa 2 công ty đã tồn tại hiềm khích trong thời gian dài. Từ năm 2018, cả hai thường xuyên buộc tội nhau về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí đưa nhau đến tòa án.
Giai đoạn nhạy cảm
Sau khi đâm đơn kiện Tencent, nhiều bình luận trên mạng xã hội Trung Quốc cho rằng chính Douyin cũng đang chặn đường dẫn đến WeChat và QQ. Tuy nhiên, Douyin cho hay ứng dụng này chỉ chặn các đường dẫn đến những tài khoản đăng bài về lĩnh vực tài chính hoặc sức khỏe có nguy cơ lừa đảo cao.
Các video tài chính, hướng dẫn quản lý tài sản là một trong những nội dung phổ biến nhất trên Douyin. Mạng xã hội video cho biết họ không cho phép hành vi chuyển hướng người xem sang WeChat hay QQ của các tài khoản có lượt theo dõi cao.
Theo Douyin, những tài khoản này nhiều khả năng bán các khóa học, cổ phiếu giả hay tư vấn sức khỏe không có chuyên môn thông qua WeChat hoặc QQ, gây nguy hại cho người dùng.
ByteDance và Tencent nắm quyền sở hữu các trang mạng xã hội lớn tại Trung Quốc. Lượng người dùng hàng tháng của WeChat và QQ lần lượt đạt 1,2 tỷ và 700 triệu người. Tuy Douyin không công bố số liệu hàng tháng, theo ByteDance, ứng dụng này có khoảng 600 triệu người dùng hàng ngày.
Theo CNN , cuộc cạnh tranh giữa hai ông lớn đã bước sang giai đoạn mới, trùng thời điểm ngành công nghệ Trung Quốc trong thời gian nhiều biến động.
Vụ kiện chống độc quyền của Douyin nhắm vào Tencent là phát súng đầu tiên kể từ khi chính phủ Trung Quốc siết chặt quy định đối với các gã khổng lồ công nghệ. Tháng 11/2020, giới chức trách nước này ban hành dự thảo luật ngăn chặn độc quyền của các công ty Internet lớn.
Ngay sau đó, cơ quan quản lý đã hoãn thương vụ bán cổ phiếu dự kiến đạt giá trị cao nhất thế giới của Ant Group thuộc tập đoàn Alibaba.
ByteDance đàm phán bán mảng kinh doanh ở Ấn Độ ByteDance được cho là đang đàm phán bán các hoạt động của TikTok ở Ấn Độ cho đối thủ Glance, trong một nỗ lực hồi sinh ứng dụng chia sẻ video ngắn từng phát triển mạnh nhưng đã bị cấm vô thời hạn ở quốc gia này. ByteDance cũng như nhiều công ty công nghệ khác của Trung Quốc đang gặp khó ở...