Cha đẻ Linux gọi Facebook, Twitter, Instagram là dịch bệnh
“Tôi hoàn toàn ghét mạng xã hội hiện đại với những Twitter, Facebook và Instagram. Nó là một dịch bệnh. Dường như nó khuyến khích các hành vi xấu”, Torvalds chia sẻ.
Linus Torvalds là người sáng tạo ra hệ điều hành Linux, thứ âm thầm vận hành mạng internet và là nền tảng của Android. Khi được hỏi rằng nếu có thể ông muốn thay đổi gì trong thế giới công nghệ mà Linux của ông đã góp phần tạo ra, Torvalds nói rằng ông không muốn sự tồn tại của mạng xã hội.
“Tôi hoàn toàn ghét mạng xã hội hiện đại với những Twitter, Facebook và Instagram. Nó là một dịch bệnh. Dường như nó khuyến khích các hành vi xấu”, Torvalds chia sẻ với Robert Young của Tạp chí Linux.
“Toàn bộ mô hình “like” và “chia sẻ” đều là rác rưởi. Không hề có bất cứ nỗ lực nào và cũng chẳng có hệ thống kiểm soát chất lượng. Thực tế là, toàn bộ chúng được tạo ra để đảo ngược hệ thống quản lý chất lượng và thường tập trung vào những thứ tệ nhất, những nội dung câu like để tạo ra phản ứng, tương tác”, Torvalds nói thêm.
Hiện tại, Torvalds không dùng bất cứ mạng xã hội nào. Ông từng sử dụng Google trong một thời gian ngắn. Ngày 2/4 vừa rồi, Google đã chính thức bị Google đóng cửa.
Đây là một chỉ trích thú vị từ một người đàn ông thường xuyên bị tố đối xử không văn minh với các lập trình viên khác qua email. Torvalds được biến đến là một người thông minh, vui tính và thường nói thẳng những gì mình nghĩ. Ông đối xử công bằng với mọi người nhưng không khoan nhượng cho những ai kém cỏi.
Video đang HOT
Với tính cách đó, Torvalds sẵn sàng buông những lời nặng nề với những ai không làm tốt công việc hoặc động lực không đạt kỳ vọng của ông. Torvalds từng bị một lập trình viên của Intel công khai chỉ trích và khuyên ông nên bỏ kiểu ứng xử đó đi bởi nó không chỉ thiếu chuyên nghiệp mà còn xua đuổi những người đóng góp cho Linux. Đáp lại, Torvalds nói: “Mọi người chẳng ai giống ai. Tôi không lịch sự và tôi dễ nổi nóng nhưng tôi không hề có ác cảm với bất cứ ai”.
Tuy vậy, cộng động Linux cũng đã bắt đầu chú ý và chính thức thông qua một bộ quy tắc ứng xử vào năm 2018. Cùng năm đó, Torvalds cũng tuyên bố rằng ông cần thay đổi hành vi của mình. Ông tuyên bố sẽ dành ra một khoảng thời gian để học cách hiểu cảm xúc của mọi người và cách đưa ra phản ứng phù hợp.
Thật mỉa mai khi chính Torvalds lại là người chỉ trích mạng xã hội khuyến khích những hành vi xấu. Dẫu thế, việc bị Torvalds chỉ trích là dấu hiệu không hề tốt với các công ty internet đang cố gắng thuyết phục thế giới rằng họ là những người tốt.
Theo GenK
'Nữ thợ săn' 24 tuổi chuyên mò ra bí mật của Facebook, Twitter
Jane Manchun Wong dành nhiều thời gian để khám phá tính năng ẩn giấu bên trong những ứng dụng nổi tiếng và tìm ra các lỗ hổng bảo mật.
Lớn lên ở Hong Kong, Jane Manchun Wong từng bị cha cấm truy cập Internet sau khi cô vượt qua tính năng quản lý trẻ em trên Internet Explorer. "Khi cha tôi [cài đặt] chứng năng kiểm soát phụ huynh, tôi tìm cách vượt qua nó để chứng minh quan điểm rằng nó có thể bị phá vỡ", Wong nói với CNN Business.
Giờ đây, cô gái 24 tuổi dành thời gian rảnh rỗi để dịch ngược mã nguồn (Reverse Engineering - RE) các ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter, Airbnb và Pinterest để khám phá tính năng chưa được công bố và những lỗ hổng bảo mật. Wong đăng những phát hiện của cô lên tài khoản Twitter có hơn 16.000 người theo dõi. Nó đã trở thành một nguồn thông tin thường xuyên cho các phóng viên công nghệ.
Jane Manchun Wong tìm thấy niềm vui từ việc khám phá tính năng ẩn trong các ứng dụng phổ biến.
"Đó là một câu đố để tôi để giải quyết," Wong nói. "Tôi phân tích các ứng dụng nhằm tìm cách dùng thử những tính năng ẩn chưa được công bố. Việc đó giống như tháo rời điện thoại di động hoặc xe hơi mới để tìm ra các bộ phận thú vị", Wong nói.
Wong đã phát hiện tính năng ẩn quan trọng đầu tiên vào năm 2017. Kể từ đó, cô tiếp tục tìm ra công cụ đo lường thời gian sử dụng Instagram và tính năng phép đăng ký các cuộc hội thoại trên Twitter. Một trong những phát hiện đáng chú ý gần đây của cô là tính năng cho phép người dùng ẩn trả lời các tweet.
Twitter xác nhận họ đang phát triển tính năng này. Tuy nhiên, không phải tất cả những thử nghiệm đều được công bố và áp dụng rộng rãi.
Wong đã tự học về phần mềm và kỹ năng lập trình từ sách tại thư viện. Cô cho biết động lực để thực hiện điều này bao gồm các yếu tố sự tò mò, kiểm tra kiến thức và muốn có được các tính năng mới.
"Nó đơn thuần là mối quan tâm của tôi", cô nói. "Tôi tránh việc biến điều này thành một nghề nghiệp bởi vì đôi khi có sự khác biệt giữa việc làm điều bạn thích và nghề nghiệp của bạn".
Một tính năng ẩn của Twitter được Wong "bóc mẽ" trên tài khoản của mình.
Các công ty dường như không bận tâm đến sở thích của Wong. Người phát ngôn của Twitter nói với CNN Business, nền tảng này muốn người dùng của mình là một phần của quá trình phát triển và những khám phá như thế này giúp họ tìm hiểu thêm.
Trong một số trường hợp, Wong báo cáo các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư thông qua các chương trình báo lỗi nhận tiền thưởng của các công ty. Một số hacker mũ trắng, những chuyên săn lùng lỗ hổng để bảo vệ người dùng, biến điều này thành công việc toàn thời gian.
Facebook bắt đầu chương trình trả tiền thưởng cho người tìm ra lỗi vào năm 2011. Kể từ thời điểm đó, họ đã trả hơn 7,5 triệu USD cho các nhà nghiên cứu ở hơn 100 quốc gia. Google có một chương trình tương tự, mức thưởng 100 - 200.000 USD dựa trên mức độ nghiêm trọng lỗ hổng.
"Mục tiêu chính của tôi (khi tìm thấy lỗi) là giúp ngăn chặn các vi phạm dữ liệu có thể xảy ra", Wong cho biết. Cô đã nhận thưởng 4 lần từ Facebook sau khi báo cáo các lỗi bảo mật, trong đó có 2 lần mức thưởng trên 500 USD.
Wong hy vọng thời gian tới sẽ xây dựng một ứng dụng tốt hoặc làm việc trong các dự án phần mềm nguồn mở. Hiện tại, cô vẫn đang đam mê tìm kiếm những tính năng ẩn giấu bên trong các ứng dụng phổ biến.
Theo CNN Business
Twitter ra mắt máy ảnh cạnh tranh với Instagram và Snapchat Sau khi thử nghiệm một thời gian, Twitter đã tung ra máy ảnh tích hợp mới của mình cho cả Android và iOS, cung cấp cho người dùng một giải pháp để chụp ảnh hoặc quay phim trực tiếp trên Twitter. Đối với người dùng đã nhận được bản cập nhật, vuốt sang trái từ màn hình dòng thời gian chính trong ứng...