“Cha đẻ” iPod từng bị giới đầu tư mạo hiểm từ chối tới… 80 lần!
Trước khi được biết đến như là “cha đẻ của iPod”, Tony Fadell cho biết ông đã bị 80 nhà đầu tư mạo hiểm từ chối khi cố gắng gây quỹ cho doanh nghiệp công nghệ của riêng mình.
“Vì vậy, theo nghĩa đen, tôi đã có một thập niên thất bại”, Fadell nói khi nhớ lại những năm đầu của ông trong ngành công nghệ vào những năm 1990.
Fadell đã phát biểu trên một hội thảo tại hội nghị CogX năm 2020 với các đồng nghiệp cũ ở General Magic, công ty con của gã khổng lồ công nghệ Apple, hoạt động tại thung lũng Silicon vào những năm 1990 nhưng đã ngừng hoạt động vào đầu những năm 2000.
General Magic được mô tả là “công ty quan trọng nhất xuất phát từ thung lũng Silicon mà chưa ai từng nghe nói đến” trong một bộ phim tài liệu năm 2018 về doanh nghiệp này. Đó là công ty đã tạo nên bản thiết kế của chiếc điện thoại thông minh đầu tiên và tiên phong trong các công nghệ hiện đại khác, như màn hình cảm ứng và biểu tượng cảm xúc.
Fadell đã làm việc tại General Magic trong bốn năm để phát triển công nghệ liên lạc giữa các thiết bị cầm tay cá nhân trước khi chuyển sang thương hiệu điện tử Phillips của Hà Lan, nơi ông xây dựng tập đoàn điện toán di động của họ. Sau đó, ông tự mình thành lập công ty điện tử tiêu dùng Fuse Systems vào năm 1999, nhưng cuộc khủng hoảng dotcom đã xảy ra một năm sau đó.
Video đang HOT
Fadell cho biết thật khó khăn khi trải qua 10 năm “luôn cố gắng vượt qua các ranh giới, tự mình đứng dậy, cố gắng một lần nữa” đó, để rồi phải đối mặt với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 2000.
“Chúng tôi có một công ty nhỏ và tôi đã phải có 80 buổi trình bày để thuyết phục các nhà đầu tư mạo hiểm … và tất cả 80 người đều nói không”, ông nhớ lại.
“Trải qua một thập niên thất bại đau đớn như thế và mọi người cứ nói ‘Không, bạn sai rồi’ thì thật là tổn thương. Tuy nhiên, điều đó đã tạo ra những điều kiện cho 10 năm tiếp theo và hơn thế nữa, và kết quả là bạn đã biết rồi đấy, iPod, và sau đó là iPhone, tất cả đều khởi đầu từ General Magic”, Fadell nói thêm.
Sau khi Fuse Systems không nhận được tiền đầu tư, Fadell gia nhập Apple vào năm 2001 với vai trò là một nhà tư vấn, đưa ra khái niệm ban đầu cho iPod và sau đó được thuê để dẫn dắt sự phát triển của nó. Ông cũng đồng sáng tạo ra iPhone và là cố vấn cho CEO của Apple khi đó là Steve Jobs từ năm 2008 đến 2010.
Phát minh tiếp theo của Fadell là máy điều nhiệt Nest, một thiết bị năng lượng thông minh cho gia đình. Google đã mua công ty Nest Labs của Fadell, công ty đứng sau chiếc máy điều nhiệt thông minh đó vào năm 2014.
Giờ đây, ông giữ vị trí giám đốc tại công ty tư vấn và đầu tư công nghệ toàn cầu Future Shape.
Giúp các công ty trong danh mục đầu tư của Future Shape vượt qua các thách thức tài chính do virus corona gây ra khiến ông nhớ lại những thất bại trong sự nghiệp ban đầu của chính mình.
“Cảm giác như tôi lại quay trở về những ngày thất bại đó nhưng nghĩ xem chúng ta có thể làm gì để không lặp lại những sai lầm đó?” Fadell nói.
“Chúng ta có thể làm gì để làm cho những công ty đang gặp khó khăn trở nên mạnh mẽ hơn, cũng như vượt qua điều này và có một kế hoạch tốt hơn, và hy vọng là thay đổi được thế giới như họ dự định?”
Startup từ chối 7 tỉ đầu tư trên Shark Tank Vietnam gọi vốn từ quỹ ngoại
Hoozing là startup hoạt động trong lĩnh vực cho thuê bất động sản tại Việt Nam.
Hoozing, startup Việt Nam có mục tiêu trở thành một "siêu thị bất động sản", mới đây cho biết đã nhận được vốn đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc Smilegate Investment. Số tiền đầu tư trong thương vụ này không được công bố.
Được thành lập vào năm 2005, Hoozing vận hành một khu chợ trực tuyến cho phép người dùng tìm kiếm và thuê các bất động sản trong dài hạn. Hoạt động theo mô hình cộng đồng, người dùng có thể tìm thấy cả những bất động sản đang được thuê nhưng người thuê đang chuẩn bị dọn đi.
Lê Hải, người sáng lập Hoozing. (Ảnh: Shark Tank Viet Nam)
Hoozing mong muốn số hoá các giao dịch bất động sản ở Việt Nam để giúp các giao dịch bất động sản dễ tiếp cận, đáng tin cậy và dễ dàng hơn. Dù vậy, Hoozing thừa nhận khó khăn đến từ việc người dân đang có xu hướng tiết kiệm tiền mặt thay vì đầu tư vào bất động sản trong đại dịch.
"Dù vậy, xu hướng số hoá các giao dịch bất động sản vẫn sẽ tăng lên, và Hoozing sẽ sử dụng vốn đầu tư để tạo ra nền tảng công nghệ để đáp ứng nhu cầu này," Hoozing chia sẻ với Tech In Asia.
Ở thời điểm hiện tại, Hoozing đang ra mắt một ứng dụng trên di động. Ứng dụng này sử dụng kho dữ liệu của chính mình và mạng lưới đại lý để giúp người cho thuê nhà và người đi thuê nhà tìm thấy nhau hiệu quả hơn. Hơn 50.000 thông tin bất động sản và 7.000 đại lý sẽ được đưa lên hệ sinh thái của Hoozing.
Với ứng dụng này, người dùng có thể tìm kiếm, ghé thăm trực tuyến bất động sản (ở chế độ 3D) cùng với đó là các báo cáo từ đại lý và phân tích dữ liệu thị trường. Một số tính năng trước cũng khả dụng là so sánh giá thông minh và tìm kiếm thông minh.
Trước đó, Hoozing đã nhận được vốn đầu tư ở vòng seed từ công ty đầu tư mạo hiểm Expara Ventures. Hoozing cũng từng xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam song từ chối khoản đầu tư 7 tỉ từ Shark Nguyễn Thanh Hưng.
Israel học được gì để trở thành quốc gia 'an toàn' giữa đại dịch Deep Knowledge Ventures - công ty đầu tư mạo hiểm vào chăm sóc sức khỏe và trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) - đánh giá Israel là quốc gia 'an toàn' nhất trong đại dịch COVID-19, ít nhất cho đến thời điểm này, theo tạp chí Nikkei. Thủ tướng Benjamin Netanyahu (trái) tiếp tục cách ly lần...