‘Cha đẻ’ cừu nhân bản vô tính Dolly qua đời ở tuổi 79
Nhà khoa học Anh Ian Wilmut, người phụ trách nhóm nghiên cứu tạo ra cá thể động vật có vú bằng cách nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới, đã qua đời ở tuổi 79.
Tin tức trên được Đại học Edinburgh ( Scotland, Vương quốc Anh), nơi ông Wilmut từng công tác, công bố ngày 11.9, theo AFP.
Ông Wilmut đã dẫn dắt nhóm nghiên cứu tại Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh trong quá trình tạo ra cừu Dolly vào năm 1996. Dolly là cá thể động vật có vú đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính từ tế bào trưởng thành, một bước đột phá thu hút sự chú ý toàn cầu vào thời điểm đó.
Thành tựu quan trọng này đã dẫn đến những tiến bộ mới trong nghiên cứu động vật và y học, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về khả năng nhân bản con người và khơi mào cuộc tranh luận toàn cầu về đạo đức của phương pháp nhân bản vô tính.
Nhà khoa học Ian Wilmut và cừu Dolly khi ông còn sống. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH FORTUNE
Video đang HOT
Công trình của ông Wilmut và cộng sự đã đặt nền móng cho nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ giúp chữa trị nhiều căn bệnh tuổi già bằng cách cho phép cơ thể tái tạo các mô bị tổn thương. Di sản của ông là tạo ra một lĩnh vực được gọi là y học tái tạo, có tiềm năng to lớn trong việc giúp con người sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
Peter Mathieson, Phó hiệu trưởng Đại học Edinburgh, ca ngợi ông Wilmut là “người khổng lồ của thế giới khoa học”, nói công trình nhân bản cừu Dolly “đã thay đổi tư duy khoa học vào thời điểm đó”.
“Công trình đột phá này đã thúc đẩy nhiều tiến bộ trong lĩnh vực y học tái tạo mà chúng ta thấy ngày nay”, AFP dẫn lời ông Mathieson.
Bruce Whitelaw, lãnh đạo Viện Roslin hiện tại, cho biết sự ra đi của ông Wilmut là “tin buồn”. “Khoa học đã mất đi một tên tuổi mà ai cũng biết đến”, ông cho biết.
Ông Wilmut đã nghỉ hưu tại Đại học Edinburgh vào năm 2012. Năm 2018, ông tuyên bố ủng hộ nghiên cứu mới về bệnh Parkinson, tiết lộ rằng ông đã được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Đây là một chứng rối loạn não tiến triển, không thể chữa khỏi, có thể gây ra những cử động không thể kiểm soát như run rẩy.
“Có một cảm giác rõ ràng, ít nhất bây giờ chúng ta đã biết và chúng ta có thể bắt đầu làm mọi việc để giải quyết vấn đề đó… Cũng rõ ràng như vậy là sự thất vọng vì căn bệnh này có thể sẽ rút ngắn tuổi thọ của tôi một chút, và đặc biệt hơn là nó sẽ làm thay đổi chất lượng cuộc sống”, ông nói với BBC vào thời điểm đó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai sau Alzheimer và ảnh hưởng đến hơn 8,5 triệu người trên toàn thế giới.
Google bị kiện về cáo buộc làm tăng giá cả khắp nền kinh tế Anh
Hàng chục triệu người tiêu dùng ở Anh có thể sẽ được Google bồi thường khoảng 100 bảng Anh/người nếu vụ kiện thành công.
Văn phòng Google ở London (Anh). Ảnh SHUTTERSTOCK
Hãng AFP ngày 7.9 đưa tin Google đối diện vụ kiện mới tại Anh, cáo buộc hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ bóp nghẹt sự cạnh tranh trên thị trường công cụ tìm kiếm và khiến giá cả tăng cao trên toàn nền kinh tế Anh.
Đơn kiện nhân danh toàn bộ người tiêu dùng trên cả nước nộp lên Tòa Phúc thẩm cạnh tranh Vương quốc Anh, đòi bị đơn bồi thường thiệt hại tổng cộng 7 tỉ bảng Anh (209.488 tỉ đồng).
Theo đó, Google bị cáo buộc vi phạm luật cạnh tranh khi dập tắt sự cạnh tranh trong lĩnh vực tìm kiếm di động và sử dụng vị thế thống trị trên thị trường để tăng giá mà các nhà quảng cáo phải trả cho sự nổi bật của họ trên trang tìm kiếm Google.
Những chi phí này sau đó được chuyển sang người tiêu dùng, khiến họ phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ họ mua.
Đơn kiện lập luận rằng Google đã lạm dụng vị trí thống trị của mình bằng cách ràng buộc công cụ tìm kiếm của mình với các ứng dụng và dịch vụ khác như yêu cầu nhà sản xuất điện thoại thông minh phải cài đặt sẵn ứng dụng Google Search và trình duyệt Google Chrome để có được giấy phép sử dụng cửa hàng ứng dụng Google Play.
Ngoài ra, đơn kiện cáo buộc Google đã trả tiền cho Apple để đảm bảo Google là công cụ tìm kiếm mặc định cho trình duyệt Safari trên các thiết bị của Apple như iPhone.
"Google đã nhiều lần được cảnh báo về hành vi của mình bởi các cơ quan quản lý cạnh tranh nhưng không có hành động có ý nghĩa nào để ngăn chặn hành vi lạm dụng. Vụ kiện nhằm mục đích buộc công ty phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm pháp luật nhiều lần và lấy lại số tiền họ nợ người tiêu dùng", theo bà Nikki Stopford, người vận động vì quyền lợi người tiêu dùng và là đại diện cho các nguyên đơn.
Theo nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Consumer Voice, yêu cầu này được đưa ra thay mặt cho 65 triệu người tiêu dùng ở Vương quốc Anh, những người có thể sẽ được bồi thường khoảng 100 bảng Anh/người (gần 3 triệu đồng) nếu vụ kiện thành công.
Một người phát ngôn của Google gọi vụ việc này là "suy đoán và cơ hội", đồng thời cho biết công ty "sẽ phản đối mạnh mẽ".
"Mọi người sử dụng Google vì nó hữu ích. Chúng tôi chỉ kiếm tiền nếu quảng cáo hữu ích và có liên quan, như được biểu thị bằng số lần nhấp chuột, với mức giá được đặt ra bởi một cuộc đấu giá theo thời gian thực", theo phát ngôn viên trên.
"Bộ xương ngoài" giúp binh sĩ thành "siêu nhân" Trung tâm Binh sĩ Quân đội Hoa Kỳ là đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Nghiên cứu, Phát triển và Kỹ thuật Quân đội Hoa Kỳ, đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển kỹ thuật đổi mới nhằm tạo ra các khả năng vượt trội mang tính quyết định cho quân đội trước các thách thức của hiện tại và...