Cha đẻ của xi măng hiện đại – người đặt nền móng cho ngành công nghiệp tỷ đô
Ít ai biết rằng ngành công nghiệp xi măng trị giá hàng trăm tỷ đô hiện nay được phát minh bởi một người thợ xây bình thường của xứ sở sương mù.
Đó là Joseph Aspdin. Ông bắt đầu nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà không có sự hậu thuẫn vững chắc bởi nền tảng khoa học. Và rồi “hình hài” của xi măng hiện đại đầu tiên của nhân loại đã ra đời.Tuy nhiên, khi phát minh mang lại danh tiếng và tiền tài cho Joseph Aspdin thì cũng chính là lúc gia đình nhỏ của ông không còn bình yên nữa.
Theo người nổi tiếng
Làm chậu kiểng mùa bán Tết
Gần Tết, nhu cầu mua sắm cây cảnh để trang trí tăng cao. Đây là dịp những người làm nghề đúc chậu kiểng tăng tốc cho kịp những đơn hàng.
Để đúc chậu, người thợ phải ốp cát thành bầu định hình sẵn kích thước chậu. Sau đó, trộn cát, xi măng với tỷ lệ nước vừa phải để đổ lên bầu cát.
Ông Tống Văn Đen kể:
"Cái chậu này nó tới bốn công đoạn lận. Đầu tiên thì mình quay cái mô cát, chậu cát trước, rồi bắt đầu mới tạt hồ xi măng vô, xong rồi mới hồ, đá, cát này kia mình mới trộn đổ lên. Đổ lên xong rồi mới quậy hồ dầu đi bóng lại như vầy nè. Rồi sau mình cạy lên, mới làm lại nữa, còn nhiều công đoạn nữa...".
Nguyên liệu làm ra một chậu kiểng là sự kết hợp của xi măng và cát, công thức pha trộn thì mỗi người thợ có cách riêng. Nghề làm chậu kiểng nhộn nhịp nhất từ tháng 8 âm lịch cho đến ra Giêng năm sau. Đây là thời điểm nhà vườn trồng kiểng cho cây vào chậu, chăm sóc, tạo dáng để tiêu thụ vào dịp Tết.
Ông Đen kể tiếp:
"Mai hoặc là mình trồng bông gì cũng được. Mùa này nó hút, vì người ta đang vô cây. Vô cây để vô Tết nè. Rồi ra ngoài ngày đó, thì người ta thay chậu".
Nghề làm chậu kiểng chỉ tất bật tháng Tết với ra Giêng.
Ông Nguyễn Văn Long cho biết:
"Chậu này thì có dịp Tết với ra Giêng, trong vòng có ba, bốn tháng à. Tháng Tết với ra Tết thôi chứ mấy tháng sáu, tháng bảy mưa thì việc nó cũng nhàn. Coi như ít người mua thì mình nhàn chứ không có gì. Thất nghiệp đó".
Chậu bằng xi măng được nhiều nhà vườn ưa chuộng, vì có giá cả phải chăng, sử dụng có độ bền hơn các sản phẩm bằng chất liệu khác. Hiện nay, chậu kiểng được làm nhiều kích thước, nhỏ nhất khoảng ba tấc và lớn nhất là trên một thước. Nghề này, theo lời của ông Nguyễn Văn Long, dễ làm người ta bị chứng đau lưng.
"Nói chung dễ chứ không khó, nói chung là làm cái này nó dễ mà nó đau lưng lắm. Tại vì mình khum khum tối ngày à. Mà làm thì ở trong mát, không có nặng gì ...".
Chậu sau khi quay xong theo khuôn, được đem phơi nắng và sơn để tăng độ bền. Ở những mảnh đất trống, chậu hoa kiểng được xếp thành hàng dài. Màu xám, đỏ, của chậu vừa làm xong hòa cùng màu sắc của những chậu bonsai, như báo hiệu cho ngày Tết sắp về.
Theo voa
Cô gái chết do đóng băng ở -22 độ C và đột ngột nói chuyện sau khi tan băng Trên thế giới, có rất nhiều bí ẩn không thể giải thích, khiến mọi người giật mình và cảm thấy khó tin, chẳng hạn như vụ việc kỳ lạ này xảy ra vào năm 1980 ở Minnesota, Hoa Kỳ. Vào tháng 12 năm 1980, bang Minnesota, lúc đó là Jean Hilliard, 19 tuổi, đã lái xe đến nhà của cha mẹ mình ở...