‘Cha đẻ’ của USB tiết lộ lý do vẫn sử dụng thiết kế này, dù biết chắc người dùng sẽ cắm nhầm
Bạn đã từng phải xoay đầu USB vài lần mới cắm được đúng chúng vào ổ chưa? Người thiết kế nên những cổng USB này nhận thức được điều đó, nhưng không dễ để làm điều đó vào những năm 90s.
Bạn định cắm USB vào máy tính nhưng không được, theo thói quen, bạn xoay đầu USB và thử lại, nhưng cũng không được. Cuối cùng bạn xoay trở lại như lần đầu tiên, kết quả là USB cắm thành công, không gặp bất cứ trở ngại nào.
Rõ ràng, hầu hết trong chúng ta đều gặp phải những rắc rối như vậy. Bản thân người phát minh ra USB Type-A cũng nhận ra điều này và coi đó là một trong những điều khiến ông cảm thấy hối tiếc.
Ajay Bhatt – người đứng đầu nhóm nghiên cứu về chuẩn kết nối USB của IBM vào những năm 90 – mới đây đã có buổi trả lời phỏng vấn với kênh NPR Friday. Ông thừa nhận rằng mình ý thức rõ về những phiền toái mà người sử dụng có thể gặp phải khi sử dụng thiết kế USB này của nhóm mình. Nhưng cuối cùng như chúng ta đã thấy, USB vẫn có hình dạng chữ nhật, vẫn có thể bị cắm sai, nhưng nó đã phổ biến trên toàn thế giới trong suốt hàng chục năm qua, xuất hiện trên hàng tỷ thiết bị điện tử.
Video đang HOT
Theo Ajay Bhatt, điểm gây phiền toái nhất của USB này chính là tính thuận nghịch, khi người dùng thường mất thời gian để kiểm tra chiều của cổng cắm trước khi cắm. Tuy nhiên nếu làm đối xứng, các nhà sản xuất sẽ phải tốn thêm gấp đôi chi phí cho dây và mạch điện. Thay vào đó, họ chọn tiết kiệm và đẩy sự phiền toái về phía người sử dụng.
Các nhà thiết kế cũng từng đưa ra ý tưởng về cổng cắm dạng tròn, tuy nhiên thiết kế này thậm chì còn gây khó khăn nhiều hơn khi cắm.
Dù gây ra những phiền toái như vậy, nhưng USB dường như đã trở thành một biểu tượng trong ngành máy tính trong suốt những năm vừa qua. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, sự phổ biến của USB Type-C với những ưu điểm về trải nghiệm cũng như tốc độ, hứa hẹn sẽ thay thế hoàn toàn cho dạng USB Type-A truyền thống.
Theo viet times
Khởi động chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao 2019
Chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao năm 2019 vừa chính thức được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) thông báo khởi động, với thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình từ 30/6 đến 15/8/2019.
Thiết bị USB siêu bảo mật USEC DataSafe của Công ty CP An ninh mạng Việt Nam (VSEC) là 1 trong 7 sản phẩm đã được VNISA trao danh hiệu "Sản phẩm An toàn thông tin mới xuất sắc" 2018.
Chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao là một hoạt động thường niên được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA triển khai từ năm 2015 cùng với chuỗi các sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT và sự phối hợp của Cục An toàn thông tin trực thuộc Bộ TT&TT.
Chương trình nhằm mục đích phát hiện, tôn vinh các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin có chất lượng tốt để hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nội địa. Qua đó, chương trình cũng tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, thúc đẩy ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trong các ngành kinh tế, xã hội; thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phát triển sản phẩm an toàn thông tin mở rộng thị trường.
Trong năm 2019 này, VNISA cho biết, chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao sẽ tiếp tục được triển khai trên phạm vi cả nước với đối tượng tham gia là những sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin có chất lượng cao, tiêu biểu do doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam (đã được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin) sở hữu, làm chủ công nghệ, có khả năng sản xuất hàng loạt, đã được thương mại hóa hoặc cung cấp cho thị trường.
Các danh hiệu do Chương trình tổ chức bình chọn và trao tặng gồm có: "Sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao" 2019, "Sản phẩm an toàn thông tin mới xuất sắc" 2019 và "Dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu" 2019.
Đại diện VNISA nhấn mạnh: "Các danh hiệu trao tặng trong chương trình bình chọn được coi là chứng chỉ chuyên ngành tin cậy, khẳng định và tôn vinh chất lượng, tính ưu việt, tính hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam".
Theo kế hoạch, lễ công bố kết quả và trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao, tiêu biểu năm 2019 sẽ được tổ chức trong phiên khai mạc Hội thảo quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm nay diễn ra ngày 29/11 tại Hà Nội.
Trước đó, trong 3 năm 2015, 2017 và 2018, triển khai chương trình bình chọn, VNISA đã tôn vinh 16 sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao, 10 dịch vụ ATTT tiêu biểu và 7 sản phẩm an toàn thông tin mới xuất sắc của các doanh nghiệp như Viettel, FPT, BKAV, CMC, CyRadar, VNCS, VSEC, MVS, Việt Kiến Tạo, Misoft, HPT, MK, Mi Mi, HT Việt Nam...
Theo ITC News
'Cha đẻ' bí ẩn của Bitcoin đã lộ mặt? Satoshi Nakamoto là người đàn ông bí ẩn tạo ra Bitcoin, đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, danh tính thật của nhân vật này vẫn là câu chuyện ly kỳ chưa hồi kết. Tháng 8/2008, tên miền bitcoin.org lặng lẽ xuất hiện không ai hay biết. 2 tháng sau, một bài báo với tiêu đề "Bitcoin - hệ...