‘Cha đẻ’ của điện thoại di động không ấn tượng với iPhone 6s
Martin Cooper, người phát minh ra điện thoại di động, cho rằng mẫu smartphone mới nhất của Apple chẳng có gì thú vị.
Cooper không chê iPhone, ông chỉ không ấn tượng mới thế hệ iPhone thứ chín vì những cải tiến nhạt nhòa trong sản phẩm mới.
Cooper chia sẻ trên GeekWire: “Apple đang cố xoay sở để mỗi thế hệ iPhone có gì đó thu hút. Đó là màn hình lớn hơn, nhiều điểm ảnh hơn, là tốc độ nhanh hơn nhưng mọi người ngày càng quan tâm ít hơn. Tôi nghĩ, tương lai sẽ nằm ở phần mềm. Họ nên tìm ra cách khiến điện thoại trở thành sản phẩm thiết yếu”.
Nhìn rộng ra toàn ngành công nghiệp di động, Cooper cho rằng các dịch vụ mà con người đang dùng trên điện thoại đang ngày càng thuận tiện hơn thay vì trở nên cần thiết hơn: “Không có nhiều dịch vụ thiết yếu trên smartphone. Chúng chủ yếu là mang lại sự tiện lợi cho người dùng, tức là bạn vẫn có thể cần chúng hoặc không. Thiết yếu có nghĩa là bạn không thể sống thiếu chúng. Hãy phát triển những thiết bị cảnh báo bạn về một cơn đau tim – đó là sự cần thiết”.
Dù chưa phổ biến hoặc vẫn bị xem nhẹ, những tính năng như thế cần có trên điện thoại. Một số smartphone, trong đó có sản phẩm của Samsung, đã tích hợp cảm biến đo nhịp tim để người dùng có thể tạm đo trong những tình huống cụ thể.
Cooper cũng cho rằng trong tương lai, công nghệ thực ảo (VR) sẽ trở thành một phần không thể thiếu và công nghệ này đang phát triển nhanh hơn nhiều so với điện thoại di động những ngày đầu mới xuất hiện.
Video đang HOT
Martin Cooper. Ảnh: FCC.
Martin Cooper, cựu tổng giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola, được coi là “cha đẻ” của thiết bị liên lạc di động cầm tay và cũng là người đầu tiên thực hiện một cuộc gọi thông qua công cụ này.
Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell Labs (Mỹ) đưa ra từ năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự lao vào cuộc đua tích hợp công nghệ này vào các thiết bị cá nhân di động.
Năm 1973, kỹ sư điện Cooper thiết lập một trạm thu phát tại New York và cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên của điện thoại di động: máy Motorola Dyna-Tac. Sau một số thử nghiệm ban đầu tại Washington, Cooper và Motorola đưa công nghệ mới tới New York để quảng bá với công chúng. Ngày 3/4/1973, đứng trên một phố gần khách sạn Manhattan Hilton, Cooper quyết định thử thực hiện một cuộc gọi riêng trước khi lên gác tham dự cuộc họp báo. Cú điện thoại ấy được gọi tới chính đối thủ cạnh tranh của mình: Joel Engel, Giám đốc Trung tâm thí nghiệm Bell Labs.
“Hòn gạch biết nói” nặng hơn 1 kg của Cooper đã hoạt động tốt, kết nối ông với trạm thu phát đặt trên nóc một tòa tháp ở New York, đồng thời liên lạc được với cả đường dây cố định. Người qua đường tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông bấm bấm công cụ gì đó, áp sát vào tai và rồi say sưa nói chuyện.
Châu An
Theo VNE
iPhone 6S khoá mạng ồ ạt về VN, giá từ 16,5 triệu đồng
Máy khoá mạng về Việt Nam đều từ thị trường Nhật Bản. Mức chênh lệch giữa các bản 16, 64 và 128 GB không lớn.
Chỉ vài ngày sau khi chính thức lên kệ, iPhone 6S bản khoá mạng từ thị trường Nhật Bản đã được đưa về Việt nam với số lượng lớn.
Dạo qua một số trang rao vặt, lượng bài rao bán iPhone 6S khoá mạng Nhật thậm chí áp đảo so với máy quốc tế. Một số cửa hàng cũng bắt đầu cho đăng bản iPhone khoá mạng Nhật, giá từ 16,5 triệu đồng.
Màn rao bán iPhone 6S lock Nhật trên một trang rao vặt tại Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.
Mức giá trên chênh lệch không nhiều so với máy quốc tế (hiện có giá khoảng 18 triệu đồng). Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là các thương gia chủ yếu mang về bản màu vàng hồng - vốn là bản hot nhất hiện nay. So với màu vàng hồng quốc tế, mức chênh giá sẽ trở lên đáng kể hơn. Chẳng hạn, bản iPhone 6S 16 GB bản vàng hồng quốc tế hiện có giá khoảng 19,5 - 20 triệu đồng.
Ngoài ra, mức chênh giữa các bản 16, 64 và 128 GB của iPhone khoá mạng (lock) rất thấp, có nơi chỉ 500.000 - 1 triệu đồng lần lượt cho các phiên bản.
Vấn đề được người dùng quan tâm nhất là iPhone 6S khoá mạng về Việt Nam đã sử dụng được với SIM ghép chưa. Các đơn vị bán máy khẳng định, máy dùng hoàn toàn bình thường với SIM ghép, sóng tốt, các tính năng hoạt động tốt.
Tuy vậy, người dùng vẫn gặp phải một số lỗi phổ biến như danh bạ, buộc phải lưu đầu số 84 (có thể khắc phục bằng ứng dụng trên App Store, không cần jailbreak) hoặc không tắt được âm thanh khi chụp ảnh - vốn là đặc trưng của máy Nhật, Hàn.
Theo nhận định chung của giới kinh doanh, mức giá của iPhone 6S khoá mạng vẫn còn cao. Bên cạnh đó, việc cộng đồng tín đồ iOS vẫn chưa tìm ra cách jailbreak iOS 9 có thể khiến doanh số các mẫu máy lock hạn chế hơn. Tuy nhiên, với những người muốn sớm sở hữu một chiếc iPhone 6S mới nhất, đây là lựa chọn đáng quan tâm.
Theo nhiều chủ hàng, trong khoảng một tháng tới, có thể giá iPhone 6S khoá mạng sẽ giảm về mức hợp lý hơn - khi máy quốc tế giảm bên cạnh hàng chính hãng sắp về.
Thành Duy
Theo Zing
Nhiều người Việt ác cảm với iPhone? "Người có tiền nhưng không có nhu cầu khám phá, sử dụng tính năng thuộc về công nghệ thì 'Táo khuyết' là lựa chọn tốt nhất", độc giả Tú Đoàn chia sẻ. Sau khi iPhone 6S bán ra, một làn sóng tranh cãi về việc có nên mua những model giá cao ban đầu hay xếp hàng chờ nó nổi lên trên mạng...