Cha đẻ Bitcoin vẫn chưa lộ danh tính
Nhiều người chờ đợi sự thật về người tạo ra Bitcoin sẽ được tiết lộ trong phiên tòa đầu tháng 8.
Tuy nhiên, các bằng chứng là không đủ xác thực.
Satoshi Nakamoto là nhân vật được chú ý trong lĩnh vực tiền số với tư cách người phát minh Bitcoin. Song, danh tính thự
Trong nhiều năm, nhà khoa học máy tính người Australia Craig Wright luôn tự nhận mình là Satoshi Nakamoto và đã viết ra sách trắng về BTC vào năm 2008. Điều này dẫn đến các cuộc tranh cãi pháp lý và một trong số chúng vẫn đang tiếp diễn.
c sự của người này hiện vẫn là một ẩn số.Bị tố lừa đảo
Đầu tháng 8, một blogger người Anh có tên Peter McCormack bị kiện vì liên tục gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của Craig Wright. Trước đó, blogger này từng nhiều lần khẳng định Wright chỉ là một kẻ lừa đảo, nhận vơ danh tính Satoshi Nakamoto.
Cả McCormack và Wright đều không đưa ra lập luận thuyết phục trong phiên tòa xét xử. Do đó, thẩm phán Justice Chamberlain đưa ra phán quyết Wright chỉ được nhận khoản bồi thường trên danh nghĩa vì không có thông tin xác thực.
Craig Wright tự nhận bản thân là người tạo ra Bitcoin mặc cho không đưa bằng chứng thuyết phục. Ảnh: The Guardian.
Video đang HOT
Wright tuyên bố danh tiếng của ông đã bị tổn hại nghiêm trọng bởi các dòng tweet vì ông bị loại khỏi 10 hội nghị. Điều đó có nghĩa là các bài viết học thuật của Wright được trình bày tại các sự kiện này không được xuất bản. McCormack cũng đệ trình bằng chứng từ các nhà tổ chức hội nghị, những người đã phản đối tuyên bố của Wright.
“Do Craig Wright đã cố tình đưa ra cáo buộc và bằng chứng thiếu thuyết phục trước khi diễn ra phiên tòa xét xử, anh ta sẽ chỉ nhận được bồi thường thiệt hại trên danh nghĩa”, thẩm phán Chamberlain cho biết.
Cụ thể, Wright chỉ nhận được 1 bảng Anh tiền bồi thường với lý do ông cố tình đưa ra bằng chứng sai sự thật để bảo vệ lời kiện cáo của mình. Về phần McCormack, các video và dòng tweet của ông đã gây tổn hại nghiêm trọng cho danh tiếng của Wright, theo phán quyết.
Tuy vậy, những vụ kiện pháp lý khác liên quan đến Craig Wright vẫn còn tiếp diễn. Trước đó, ông đã kiện Marcus Granath, một người dùng Twitter đến từ Norway, với lý do xúc phạm danh dự cá nhân. Giống như McCormack, Granath cũng nhiều lần khẳng định Wright chỉ là một kẻ lừa đảo.
Bên cạnh đó, Wright cũng đang kiện 2 sàn giao dịch tiền mã hóa với chung một lý do liên quan đến tài sản kỹ thuật số có tên Bitcoin Satoshi Vision (BSV).
Tranh cãi pháp lý
Crypto Open Patent Alliance (Copa), tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực tiền số, đang tìm kiếm một tuyên bố của tòa án cấp cao rằng Wright không phải là tác giả của sách trắng Bitcoin. Họ mong muốn xác nhận về việc Wright đã giả mạo bằng chứng để chứng minh mình là Satoshi Nakamoto.
Vào năm 2020, Wright đã thất bại trong nỗ lực kiện Roger Ver, một người ủng hộ Bitcoin lâu năm, khi người này đã gọi Wright là kẻ lừa đảo trên YouTube. Một năm sau, Wright lại thắng kiện trong vụ vi phạm bản quyền chống lại nhà điều hành và nhà xuất bản ẩn danh của trang web bitcoin.org vì đã xuất bản sách trắng.
Tại Mỹ, Wright đã thắng một vụ kiện vào tháng 12/2021, giúp ông không phải trả một khoản tiền trị giá hàng tỷ USD bằng Bitcoin cho gia đình của David Kleiman, một đối tác kinh doanh cũ. Kleiman tuyên bố rằng ông là người đồng sáng Bitcoin với Wright. Do đó, họ cũng có quyền sở hữu 1,1 triệu BTC được Satoshi “khai thác”.
Craig Wright phải đối diện với nhiều vụ kiện pháp lý. Ảnh: CNBC.
Vụ việc này được theo dõi chặt chẽ vì nếu Wright thua, ông ta sẽ phải chuyển số Bitcoin. Đây được coi như bài kiểm tra để chứng minh danh tính thực sự của Wright.
Cuối tháng 10/2008, Satoshi Nakamoto xuất bản tài liệu có tên Nền tảng của Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng, sau này được gọi là sách trắng của Bitcoin. Nakamoto cũng liên lạc qua email với những người yêu thích tiền số thời kỳ đầu trước khi biến mất vào năm 2011.
Carol Alexander, Giáo sư tài chính tại trường kinh doanh Đại học Sussex, cho biết Wright có thể chứng minh ông ta là Satoshi bằng cách sử dụng khóa cá nhân của người tạo ra Bitcoin. Đây là một mã bảo mật bao gồm một chuỗi số và chữ cái thập lục phân, cho phép mở khóa quyền truy cập vào Bitcoin.
“Cách duy nhất để Wright có thể chứng minh mình là Satoshi Nakamoto là thực hiện giao dịch với một số Bitcoin gốc”, Giáo sư Alexander nói. Tuy nhiên, Wright kiên quyết từ chối ý tưởng này và cho rằng việc mở khóa không chứng minh quyền sở hữu hoặc danh tính.
Trong quá khứ, một số cá nhân từng được đồn đoán là “cha đẻ” của Bitcoin. Vào năm 2014, một người đàn ông Mỹ gốc Nhật có tên Dorian Nakamoto, được Newsweek mệnh danh là nhà sáng lập Bitcoin, đã ngay lập tức phủ nhận thông tin này.
Bên cạnh đó, nhà khoa học máy tính Nick Szabo, người đã thiết kế BitGold, cũng được đồn đoán là Satoshi Nakamoto. Song, ông đã phủ nhận những tuyên bố rằng mình có thể là người tạo ra Bitcoin.
Việt Nam tiên phong tự phát triển công cụ xác thực không mật khẩu
Với việc gia nhập Liên minh FIDO và tự phát triển thành công thiết bị xác thực không cần mật khẩu, Việt Nam đang tiên phong ở khu vực về lĩnh vực này.
Xác thực không mật khẩu là giải pháp an toàn thông tin mới mẻ đang được Big Tech (nhóm tập đoàn công nghệ lớn nhất toàn cầu) triển khai và thúc đẩy ứng dụng. Trên thế giới, các "ông lớn công nghệ" như Apple, Microsoft, Google, Amazon đều đang dần áp dụng công nghệ này thay cho hình thức đăng nhập tài khoản sử dụng mật khẩu truyền thống.
Giám đốc R&D VinCSS Nguyễn Phi Kha nói về thiết bị xác thực không mật khẩu "Make in Vietnam"
CTV
Tại buổi "Tọa đàm xác thực không mật khẩu Make in Việt Nam" diễn ra ở Hà Nội vào chiều 13.7, ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá xác thực mạnh là một trong những nền tảng quan trọng nhất để doanh nghiệp và hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu, dịch vụ số phát triển mạnh mẽ. Trong đó, doanh nghiệp, tổ chức cần quan tâm hơn tới người dùng cuối, áp dụng công nghệ xác thực mạnh tiêu chuẩn quốc tế để giảm thiểu tối đa tác nhân xấu trên không gian mạng.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang là xu hướng không thể chối bỏ, những mối đe dọa trên không gian mạng ngày càng gia tăng đã đặt ra bài toán lớn cho ngành An toàn thông tin nói chung và quản lý định danh, truy cập nói riêng. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2021 cơ quan quản lý ghi nhận hơn 3.300 website trong nước bị tấn công, xâm nhập, mỗi tháng có hơn 700.000 địa chỉ IP (giao thức internet) Việt Nam nằm trong mạng Botnet.
"Từ tháng 5.2019 tới tháng 6.2022, các chiến dịch tấn công lừa đảo đã nhắm tới khách hàng của 26 ngân hàng tại Việt Nam. Thống kê cho thấy hiện có khoảng 800 website lừa đảo, mạo danh ngân hàng. Kẻ gian có nhiều phương thức để tấn công người dùng để chiếm đoạt thông tin đăng nhập, ví dụ gửi email giả mạo, tin nhắn SMS, Zalo, Viber, quảng cáo trên mạng xã hội... nhằm dẫn dụ họ nhập tài khoản cá nhân để chiếm đoạt", Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Thành Phúc cho biết.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Đỗ Ngọc Duy Trác - Tổng giám đốc Công ty VinCSS đánh giá xác thực không mật khẩu đã trở thành xu hướng chủ đạo, tất yếu và không thể đảo ngược hiện nay. Phương thức đăng nhập bằng mật khẩu đã ra đời từ năm 1960, trải qua hơn 60 năm, giải pháp này bắt đầu cho thấy những yếu kém khi phải đối mặt với công nghệ cũng như kỹ năng ngày càng phát triển của giới tội phạm mạng. Bằng chứng là nhiều vụ tấn công dữ liệu cá nhân, chiếm đoạt tài khoản, rao bán thông tin diễn ra hằng ngày trên toàn cầu... đều liên quan đến phương thức xác thực đã không còn đủ sức mạnh để bảo vệ người dùng.
"Việt Nam cần hành động ngay, nếu chậm thì dễ nằm trong vùng trũng xác thực yếu khi các nước xung quanh đã ứng dụng công nghệ mới. Lúc này Việt Nam sẽ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng toàn cầu", lãnh đạo VinCSS chia sẻ. Người đứng đầu công ty an ninh mạng cho biết đơn vị đã bắt đầu các dự án thử nghiệm và liên tiếp đạt chứng nhận FIDO 2 do Liên minh FIDO (Hiệp hội công nghiệp mở quốc tế chuyên phát triển và thúc đẩy các tiêu chuẩn xác thực nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức của thế giới vào mật khẩu) cấp.
"Cuối năm 2020, chúng tôi đạt chứng nhận FIDO 2 thứ tư với sản phẩm khóa xác thực không mật khẩu đầu tiên mang tên ADAM. Tới năm 2022, VinCSS đã hoàn tất hệ sinh thái có đầy đủ xác thực mạnh chuẩn FIDO 2 đầu tiên tại Đông Nam Á, sau đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ không mật khẩu ra thị trường trong và ngoài nước", ông Trác nói thêm.
Hiện tại, có khoảng 10 doanh nghiệp tại Việt Nam đang sử dụng công cụ do VinCSS phát triển để nâng cao khả năng bảo mật trong hệ thống. Hãng cũng tiết lộ Amazon đang trong quá trình xem xét để cấp phép mở bán thiết bị xác thực không mật khẩu do VinCSS phát triển trên sàn thương mại điện tử của họ. Các sản phẩm đều đạt chuẩn quốc tế và do tổ chức uy tín xác thực nên dễ được chấp nhận. Trong số những tập đoàn danh tiếng quốc tế, Microsoft đang là một trong những đơn vị chấp nhận tích hợp giải pháp của VinCSS và khuyến nghị khách hàng của mình sử dụng.
Xác thực thông tin thuê bao để giải quyết dứt điểm tình trạng dùng SIM rác, nặc danh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Công an và Bộ TT&TT hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xác thực thông tin thuê bao nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng SIM rác, SIM nặc danh. Ngày 16/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp tục chủ trì cuộc họp về kết...