Cha đã lau nước mắt vực con đứng dậy
Cha cô đột quỵ nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều do mình mẹ cáng đáng. Cha nằm đó, triền miên trong giấc ngủ mê man. Cô nén lau vội dòng nước mắt ghé đầu nằm sát bên cha. Những kỷ niệm thơ bé ùa về…
Cuộc đời kỳ lạ thật, nó có thể lấy đi của ta thứ này rồi lại mang thứ khác đến bù đắp cho ta…
Trong những ngày đau đớn, khốn khổ, một niềm vui nho nhỏ mang lại cho ta những nụ cười. Dù không lớn lao gì với người khác nhưng với cô, đó lại là niềm vui vô bờ bởi sau những ngày cố gắng, trông mong, cuối cùng cũng đạt được kết quả.
Cô tốt nghiệp đại học vào đúng thời điểm cha cô ốm nặng. Là con út của một gia đình gia giáo ở miền quê nghèo, cũng như anh chị, cô cứ nghĩ rằng, tốt nghiệp ra trường, bằng mối quan hệ, cha mẹ cô sẽ tìm và lo cho một công việc ổn định…
Thế nhưng, tai ương ập xuống. Cha cô vì quá đỗi thương con gái (chị gái của cô) luôn bất hòa chồng con, vì lo lắng chạy việc cho cô, vì những mối lo toan đấu đá, cạnh tranh ở cơ quan mà đột quỵ. Nghe tin dữ mẹ gọi ra, cô đau đớn không nói nên lời. Nước mắt cứ tuôn rơi, cô nức nở ôm mặt khóc không biết làm gì. Mẹ và anh chị ở quê đã giấu cô vì lo lắng ảnh hưởng đến kết quả học tập, thi cử cuối kỳ.
Cô bỏ ăn, chán nản vì thương cha ở quê, thương mẹ khó khăn, vất vả…, thương chính bản thân cô vì không được may mắn như các bạn cùng lớp. Ảnh minh họa.
Tâm hồn một cô gái non nớt vừa mới bước chân ra cánh cửa đại học khiến cô suy sụp. Suốt mấy ngày liền, cô trùm chăn khóc một mình, cô bỏ ăn, chán nản vì thương cha ở quê, thương mẹ khó khăn, vất vả…, thương chính bản thân cô vì không được may mắn như các bạn cùng lớp, được bố mẹ lo cho một chỗ làm ổn định và thoải mái bay nhảy, nghỉ ngơi sau kỳ tốt nghiệp.
Đã có lúc, với suy nghĩ nông nổi, trẻ con, cô còn trách bố mẹ tại sao không tìm việc cho cô từ trước, để đến lúc ốm đau rồi thì đã muộn…
Video đang HOT
Nhưng rồi, một ngày cô bừng tỉnh. Gạt đi những giọt nước mắt tủi hờn, trẻ con, cô quyết tâm kiếm việc, kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ ở quê.
Cha ốm, mẹ chạy vạy vào viện chăm sóc ông, cô một mình xoay xở, tập làm hồ sơ tự đi xin việc. Một tuần, hai tuần… rồi một tháng qua đi, mãi vẫn chưa có nơi nào gọi đi phỏng vấn. Trong khi mấy đứa bạn cô đã rộn rã gọi điện khoe đi làm chỗ này chỗ kia. Cô lại chán nản, thất vọng với bản thân, tủi phận… Cô thầm trách bố mẹ nghèo khó, trách số phận hẩm hiu. Những ngày cuối hè nóng nực càng khiến tâm trạng cô u uất, chán nản hơn.
Tiền đã hết, việc chưa xin được trong khi cả gia đình đang dồn mọi thứ vào chạy chữa cho cha ở nhà. Cô lại bế tắc và không biết xoay xở thế nào. Cô muốn được về thăm cha, cô muốn được trở về vòng tay ôm ấp, che chở của cha mẹ như thuở trước. Thế rồi, không ngại ngần, cô mang chiếc xe đạp duy nhất liều lĩnh chạy ra quán sửa xe gần phòng trọ bán. Ngại ngần cầm hơn 100 nghìn trong tay, cô xách ba lô chạy vội ra bến xe về quê.
Cha cô đột quỵ nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều do mình mẹ cáng đáng. Cha nằm đó, triền miên trong giấc ngủ mê man. Cô nén lau vội dòng nước mắt ghé đầu nằm sát bên cha. Những kỷ niệm thơ bé ùa về…
Nhớ những ngày cấp hai, cô theo học trường chuyên của huyện. Lên lớp 6, cô đã phải rời xa cha mẹ đi ở trọ. Cha vì thương con gái còn nhỏ đã phải sống xa gia đình nên mỗi ngày giữa tuần đều mang đồ ăn xuống thị trấn thăm con. Những lúc đó, cô bé non nớt mới rời vòng tay cha mẹ đều khóc lóc đòi về, cha lại động viên cô cố gắng ở lại học tập, cuối tuần cha lại xuống đón con về.
Những ký ức thời thơ bé cứ thế ùa về trong nước mắt… Ảnh minh họa.
Nhưng chỉ được vài tháng trọ học, thấy con gái nhớ nhà đến sút cân, cha lại đón cô về và cứ mỗi sáng, cha dậy chở cô đi học từ 6h sáng. Những hôm trời mưa, xe chết máy, cha con hì hục đẩy xe giữa đường. Cô khóc lóc sợ muộn học cô mắng, trách cha…
Rồi những hôm đợi cha họp xong mãi tận gần 1 giờ chiều, cô đứng đợi ở cổng trường vừa trách móc vừa tỏ vẻ buồn bực. Thấy dáng cha đến, cô òa khóc, cha vỗ về con gái yêu rồi vội đèo con vào quán bánh gần đường.
Và ngày cô nhận được giấy báo đỗ đại học, cha vui trong lòng nhưng vẫn nghiêm nghị nhắc nhở con: “Đi học xa nhà, con phải cảnh giác với tất cả mọi người, kể cả bạn cùng phòng. Dù có thất bại con cũng đừng vội nản. Bởi bất cứ thành công nào cũng chứa đầy mồ hôi và nước mắt…”
Cứ thế, những dòng ký ức cũ ùa về. Nước mắt chảy ra từ lúc nào, cô nghẹn ngào gọi cha nhưng cha vẫn nằm vậy không tỉnh lại. Cô sực tỉnh thấu hiểu mọi điều. Lời cha dặn năm xưa cứ vang vọng mãi: “Thất bại không vội nản bởi thành công nào cũng chứa đầy mồ hôi và nước mắt…” Cô càng quyết tâm phải tìm được việc làm để làm món quà tặng lúc cha tỉnh lại.
Rồi cô lại vội vã bắt xe ra thành phố tiếp tục “chiến đấu”. 2 tháng sau, cha đã tỉnh lại và có thể đi lại được. Nhận quyết định về hưu sớm, cha vào buồng trong tắt điện nằm một mình. Con biết cha buồn vì những kế hoạch dang dở, cha nhớ trường, nhớ việc và bao nỗi lo với gia đình.
“Bất cứ thành công nào cũng chứa đầy mồ hôi và nước mắt”, lời dặn dò của cha năm xưa càng khiến cô quyết tâm hơn. Ảnh minh họa.
Thế nhưng, cha vẫn hàng ngày gọi điện động viên con gái xa nhà. Cô lại càng quyết tâm hơn và thầm nghĩ, cha sẽ vui vì con đã thực sự cố gắng và nỗ lực bằng chính khả năng của mình. Cô nhận ra, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, cha, mẹ vẫn bên cô và thương yêu cô nhất.
Cuối cùng, sau những cố gắng và nỗ lực, cô cũng đã tìm được một công việc ổn định ở một cơ quan nhà nước bằng chính sức lực của mình. Cô vui sướng muốn chạy luôn về nhà báo tin vui này cho cha mẹ.
Tâm trí cô lại vang vọng lời dặn dò của cha năm xưa: “Bất cứ thành công nào cũng chứa đầy mồ hôi và nước mắt”. “Dù khó khăn như thế nào con cũng phải đứng dậy mà chiến đấu, đừng chìm đắm mãi trong nước mắt rồi sẽ không bao giờ thoát ra được”.
Theo ĐSPL
Nhường cho vợ "trái ngọt"
Giơ thi anh thây em hoan toan co ly khi đa kiên tri bao vê quan điêm cua minh. Em luôn day cac con đi đâu, lam gi, ăn uông bât cư thư gi cung phai nhơ đên ông ba, cha me.
Co môt cai banh, em cung căt ra bao con đê phân cho ba du chi la môt miêng nho. Lên ban ăn, trươc khi găp thưc ăn cho con, bao giơ em cung găp bo vao chen anh trươc.
Em bao phai day con thao ăn, biêt nghi tơi ngươi khac. Song, anh thi lai hay căn nhăn: "Co môt chut xiu, ăn không dinh kẽ răng ma đê phân lam chi?". Anh noi như vây la vi thương con, muôn nhin miêng cho con. Hôi đo nha ngheo, bưa ăn co gi đâu ma phai chưa, phai đê, phai nhương nhin qua lai cho mât công?
Thê nhưng, em vân không cho phep con đung đên phân ăn đa đê danh cho ba hay ông ba nôi. Đôi khi anh rât bưc minh vi sư may moc đo nhưng em vân kiên tri thuyêt phuc: "Phai day con biêt chưa, biêt đê tư nho anh a. Nêu không, sau nay con cai lơn lên, chung se rât ich ky, chi biêt nghi đên ban thân chư không nghi đên nhưng ngươi xung quanh".
Cho đên khi anh sang nha ba con, ban be va tân măt chưng kiên canh con chau ăn hôn, không biêt chưa, biêt đê, lên ban ăn co miêng ngon chăng biêt nhương nhin, anh mơi nghi la em co ly. (ảnh minh họa)
Em đi đâu vê, co cai banh ngon vân bao con mang lên cho ông ba măc chúng thom them. Lên ban ăn, miêng ngon nhât vân la đê cho ông ba va ba. Con lơn lên môt ti, co dip tu tâp ban be vui chơi, bay chuyên nâu nương, em vân dăn do nâu xong phai lây riêng phân cho ba rôi mơi đươc ăn uông... Em đung la bao thu!
Cho đên khi anh sang nha ba con, ban be va tân măt chưng kiên canh con chau ăn hôn, không biêt chưa, biêt đê, lên ban ăn co miêng ngon chăng biêt nhương nhin, anh mơi nghi la em co ly. Nghe ban be than phiên vê con cai cua ho, anh cang nê em hơn. Trong chuyên nay, em đa đung hoan toan. Anh rât tư hao vê con cai cua minh khi chung hiêu thuân, biêt kinh trên nhương dươi. Trai ngot nay, anh xin nhương ca cho em...
Theo VNE
Đã ở nhà con rể còn không biết điều! Thắng chỉ vào mặt mẹ tôi và nói như vậy khi hai người xảy ra xích mích. Chồng tôi, trước giờ anh không phải là người cục tính, thậm chí còn hiền lành, nhút nhát. Anh nói với mẹ tôi những lời đó thực sự khiến tôi sốc. Nhưng thân làm con gái của mẹ, tôi cũng không phản ứng gì vì tôi...