CH Cyprus: Tranh cãi xung quanh việc Tổng Kiểm toán công bố báo cáo về cấp ‘hộ chiếu vàng’
“Chiếc ghế” Tổng Kiểm toán CH Cyprus, Odysseas Michaelides đang bị lung lay sau khi ông gây ra tranh cãi với chính phủ khi công bố báo cáo về chương trình cấp hộ chiếu thông qua đầu tư của nước này.
Khi mang hộ chiếu Cyprus, một cá nhân có thể di chuyển, sinh sống và làm việc tại 27 quốc gia châu Âu. Ảnh: Reuters
Vụ việc diễn ra vào thời điểm cả hai chương trình được gọi là “hộ chiếu vàng” gây tranh cãi của Cyprus và Malta đang bị Liên minh châu Âu (EU) giám sát. Hồi tháng 10 vừa qua, EU đã khởi động tiến trình pháp lý nhằm vào hai nước này khi Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng các chương trình “hộ chiếu vàng” trên vi phạm luật pháp EU. Trong giai đoạn đầu tiên của tiến trình pháp lý, Chính phủ Cyprus và Malta có thời hạn 2 tháng để phúc đáp thư thông báo chính thức. Nếu các câu trả lời thỏa đáng, bước tiếp theo là EC sẽ đưa ra ý kiến hợp lý về vấn đề này.
Trong diễn biến mới nhất, báo cáo được Văn phòng Tổng Kiểm toán CH Cyprus tổng hợp và công bố mới đây, dù không đề cập đến bất kỳ quan chức chính phủ nào, song lại cáo buộc về khả năng có sự lạm dụng quyền lực của các chính trị gia Cyprus – những người đã tham gia vào việc cấp hộ chiếu cho 18 giám đốc điều hành của một dự án sòng bạc và 60 nhà đầu tư của một nền tảng trò chơi điện tử trực tuyến.
Tất cả những người này đều không đáp ứng các tiêu chí của Cyprus để được cấp hộ chiếu.
Theo tổ chức Nghiên cứu tham nhũng và tội ác có tổ chức (OCCRP), ông Michaelides hiện đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ các chính trị gia cấp cao – những người đã ám chỉ rằng ông có thể bị Tòa án Tối cao triệu tập. Tòa này có thể khiến ông Michaelides bị mất chức do vượt quá quyền hạn của mình. Theo người phát ngôn Chính phủ CH Cyprus K. Kousios, quyết định công bố báo cáo của Văn phòng Tổng Kiểm toán là “vi phạm các quy định của Hiến pháp, coi thường các thể chế và gây tổn hại đến uy tín cơ quan mà ông Michaelides phải phụng sự”.
Video đang HOT
Về phần mình, trong bài đăng trên tài khoản Twitter sau khi báo cáo trên được công bố, Tổng Kiểm toán Michaelides cáo buộc nhà chức trách đã cố gắng ngăn cản việc công bố báo cáo trên. Ông Michaelides cho rằng thay vì cố gắng ngăn chặn báo cáo được công bố, chính phủ nên tập trung vào việc tăng cường tính minh bạch – điều mà ông gọi là “kẻ thù chính của tham nhũng”. Theo ông, cơ quan kiểm toán của mỗi quốc gia là công cụ then chốt để đảm bảo minh bạch và trách nhiệm.
Theo chương trình “hộ chiếu vàng”, chỉ với khoản đầu tư tài chính tối thiểu 2 triệu euro (2,4 triệu USD), người nước ngoài có thể nhận được hộ chiếu của Cyprus. Điều này cũng đồng nghĩa rằng người đó có thể di chuyển tự do trong EU vì CH Cyprus là thành viên của liên minh (gia nhập năm 2004). Tháng 8 vừa qua, hãng Al Jazeera công bố một tài liệu cho thấy ít nhất 60 cá nhân nước ngoài đã được cấp hộ chiếu Cyprus từ năm 2017 đến 2019 sẽ không đủ tiêu chuẩn nếu chiếu theo những quy định chặt chẽ mới hiện nay. Từ đầu tháng 11 vừa qua, chính quyền Cyprus đã từ bỏ chương trình cấp “hộ chiếu vàng” vốn mang lại cho quốc đảo này thu nhập khoảng 7 tỷ euro (8,25 tỷ USD).
EU yêu cầu Cyprus và Malta giải trình về 'hộ chiếu vàng'
EU bắt đầu hành động pháp lý với chương trình "hộ chiếu vàng" của Cyprus và Malta vì lo ngại quyền công dân của khối bị suy yếu.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm nay gửi thông báo cho Cyprus và Malta, hai quốc gia gia nhập EU năm 2004, để yêu cầu giải trình về chương trình "hộ chiếu vàng", cảnh báo chương trình này làm tăng nguy cơ rửa tiền, trốn thuế và tham nhũng.
"Tác động của chương trình hộ chiếu đầu tư không chỉ giới hạn ở các quốc gia thành viên quản lý chúng mà còn là các quốc gia khác và toàn bộ EU", EC cho biết.
Hộ chiếu EU được đánh giá cao vì mang đến cho người sở hữu quyền đi lại, sống và làm việc tự do ở 27 quốc gia của khối, quyền mà EC cho rằng phải được bảo vệ.
"EC cho rằng việc cấp quyền công dân EU thông qua các khoản đầu tư hoặc thanh toán được xác định trước mà không có bất kỳ mối liên kết thực sự nào với quốc gia thành viên là đáng quan ngại và làm suy yếu bản chất của quyền công dân EU", thông báo có đoạn.
Một hộ chiếu của Cyprus. Ảnh: Reuters.
Hai nước Cyprus và Malta sẽ có hai tháng để phản hồi EC trước khi các biện pháp mạnh tay hơn được tiến hành.
Cyprus cho biết quốc gia này sẽ dừng chương trình "hộ chiếu vàng" vào tháng tới, sau khi một cuộc điều tra của tờ Al-Jazeera tiết lộ hàng chục người đăng ký đã bị điều tra hình sự, chịu các lệnh trừng phạt quốc tế hoặc thậm chí phải chịu án tù.
Phát ngôn viên EC Christian Wigand nói EU lo ngại trước những lời kêu gọi Cyprus đưa ra một chương trình tương tự và việc Malta đã đưa ra thông báo về ý định mở rộng chương trình hộ chiếu vàng.
"Điều quan trọng là trong tương lai không có quốc gia thành viên nào vận hành các chương trình dẫn tới việc bán quốc tịch EU", ông nói.
Cyprus bắt đầu chương trình cấp hộ chiếu để đổi lấy các khoản đầu tư lớn từ năm 2007, nhưng chính sách này được đẩy mạnh hơn sau khủng hoảng kinh tế năm 2013 tại quốc đảo. Trong khi đó, Malta bắt đầu chương trình này từ năm 2014.
Để sở hữu hộ chiếu Cyprus, các nhà đầu tư phải bỏ ra khoảng 2,5 triệu euro (khoảng 3 triệu USD). Chương trình này đã giúp thu về cho kho bạc nước này khoảng 8,2 tỷ USD trong những năm qua.
Malta tháng trước bắt chánh văn phòng của cựu thủ tướng Joseph Muscat như một phần trong cuộc điều tra cáo buộc về hành vi nhận hối lộ liên quan tới chương trình "hộ chiếu vàng".
EC đã phát cảnh báo về những rủi ro từ chương trình "hộ chiếu vàng" nhưng cho tới nay chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào để giải quyết vấn đề này.
Viên thuốc bổ của người chồng bạc tình Thấy chóng mặt, Rosemarie Essa định gọi cho chồng là bác sĩ nhờ "bắt bệnh" nhưng cô đã gục xuống vô-lăng trước khi kịp bấm số. Khi cảnh sát thành phố Highland Heights, bang Ohio tới hiện trường vụ va chạm giao thông ngày 24/2/2005, Rosemarie đã rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê và khó thở dù trên người không có...