CEO VPBank: Đẩy mạnh cho người dân vay mua nhà trong lúc khó khăn
Ông Nguyễn Đức Vinh cho rằng khi người dân vay mua nhà, tài sản này là có thể xuống giá, chậm thanh khoản nhưng ít khi bị mất đi.Cho vay mua nhà là một trong những sản phẩm quan trọng của ngân hàng, trong đó có VPBank. Mỗi ngân hàng sẽ có mô hình kiểm soát rủi ro riêng với các sản phẩm cho vay. Đầu tư trái phiếu là mảng quan trọng của VPBank và được kiểm soát rủi ro như một khoản vay.
Trong các cuộc khủng hoảng trước, phần lớn nợ xấu phát sinh từ năm 2012-2013, hơn 95% nợ xấu về nhà, VPBank đều thu được hết, thậm chí có lãi. Đây là điều được ông Nguyễn Đức Vinh, CEO VPBank ( HoSE: VPB ) chia sẻ tại phiên họp cổ đông thường niên 2020.
Ông Vinh cho biết thêm trong khi các khoản nợ mua nhà có thể thu hồi, dư nợ với lĩnh vực khác như sản xuất, các mảng được hỗ trợ lại rất khó thu hồi, tiềm ẩn rủi ro. Ông Vinh cho rằng trong lúc khó khăn như hiện nay, chủ trương là đẩy mạnh cho người dân vay mua nhà. Người vay giữ các tài sản khác có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng với nhà, bất động sản có thể xuống giá, có thể chậm thanh khoản nhưng ít khi bị mất đi.
Vị CEO cho rằng Nhà nước, mỗi tổ chức sẽ có góc nhìn khác nhau về bất động sản. Tuy nhiên, bất động sản là ngành đem lại hơn 20% thu nhập GDP cho Việt Nam, “vậy tại sao chúng ta lại gọi nó là ngành có rủi ro”.
Theo ông Vinh, bất động sản chỉ rủi ro khi bị đầu tư quá mức, “thổi bong bóng” mất kiểm soát và sai lệch về pháp lý. Ngoài các trường hợp trên, bất động sản là ngành rất quan trọng, một trong những thành phần kinh tế, đặc biệt đi kèm với xây dựng, vật liệu…
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Vinh, CEO VPBank. Ảnh: VNExpress
Trong lĩnh vực ngân hàng, cho vay mua nhà là một trong những sản phẩm rất quan trọng của tất cả các nhà băng, trong đó có VPBank, một ngân hàng phát triển bán lẻ.
“Tôi không hiểu vì sao một số chuyên gia lại đánh giá việc cho vay mua nhà là tín dụng tiêu dùng tiềm ẩn rủi ro”, ông Vinh đặt vấn đề. Nhu cầu ở là một trong những điều quan tâm nhất của người dân, “có người để dành cả đời cũng chỉ mong có được một cái nhà”.
CEO VPBank nêu quan điểm nhiệm vụ của ngân hàng là cho vay, “nếu đánh giá là rủi ro và không cho vay tiêu dùng, mua nhà thì ngân hàng huy động tiền của dân để làm gì”. Vấn đề ở đây là sự kiểm soát của mỗi ngân hàng, mỗi bên có một mô hình riêng.
Ông Vinh lấy ví dụ một số dẫn chứng là các công ty tiêu dùng sẽ bị sụt giảm 50% doanh thu khi khủng hoảng nhưng thực chất đây là con số tính chung, đánh đồng. Với những tổ chức “được kiểm soát, quản trị rủi ro tốt” như FE Credit, tác động thấp hơn rất nhiều.
Nói về định hướng của ngân hàng, vị thuyền trưởng của VPBank cho biết ở mỗi giai đoạn ngân hàng xác định một trọng tâm nhất định và triển khai các mô hình xoay quanh. Đơn cử, nhiều năm trước, VPBank đặt trọng tâm vào tín dụng tiêu dùng, “VPBank là ngân hàng đi đầu về cho vay tiêu dùng với FE Credit, chấp nhận đầu tư lỗ giai đoạn khởi điểm để có thể lớn mạnh như ngày hôm nay”. Trong giai đoạn này, ngân hàng đang hướng đến các khách hàng tiềm năng như SME, Retail….
Ông Vinh cũng nói thêm, trong quý I, hoạt động trái phiếu đóng góp cho nguồn thu của ngân hàng. Đây là mảng quan trọng và chiếm tỷ trọng dưới 25% trong tổng thu nhập của VPBank. Bên cạnh trái phiếu, các mảng hoạt động cốt lõi của ngân hàng vẫn có thu nhập tốt trong 4 tháng đầu năm.
Ngân hàng xác định trái phiếu là kênh quan trọng. Một số người nghĩ trái phiếu đơn thuần là rủi ro, tuy nhiên đây còn là công cụ nợ cho các dự án, vị CEO cho biết. Khi ngân hàng đầu tư vào trái phiếu đều có những đánh giá cẩn trọng và xác định là hoạt động tương đương cho vay, được quản lý rủi ro như khoản vay.
Nếu kiểm soát tốt, quản trị rủi ro với trái phiếu linh hoạt và đơn giản hơn với một khoản vay thông thường. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp ngân hàng có thể bán trái phiếu ra thị trường, linh hoạt việc điều tiết nguồn vốn.
Hơn 1,6 triệu tỷ đồng cho vay lĩnh vực bất động sản
Đây là quy mô cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, với hai cấu phần được tách rõ.
Theo dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cập nhật mới nhất đến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng.
Theo tính toán của BizLIVE, tỷ trọng trên tương ứng với quy mô 1,603 triệu tỷ đồng dư nợ.
Tuy nhiên, những năm gần đây Ngân hàng Nhà nước đã tách bạch dư nợ lĩnh vực bất động sản thành hai cấu phần chính: cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản, cho vay phục vụ nhu cầu về nhà ở.
Hai cấu phần trên gắn với hai nhóm chủ thể khác nhau, mức độ rủi ro khác nhau, dòng tiền trả nợ khác nhau..., nên cơ chế cho vay hiện nay quy định các mức hệ số rủi ro tín dụng khác nhau (cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản cao hơn, phục vụ nhu cầu nhà ở thấp hơn).
Tỷ trọng của hai cấu phần này cũng khác nhau, cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở, gắn với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn, mà ở đây có phần giao thoa với tín dụng tiêu dùng ...
Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực bất động sản ngày càng giảm (31/12/2017 là 45,63%, 31/12/2018 là 35,49%, 31/12/2019 là 32,95%). Trong khi đó, đến cuối tháng 3/2020, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ trọng khoảng 62,43% dư nợ tín dụng bất động sản.
Về tình hình chung, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung nhưng tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng.
Đến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm 2019.
Dư nợ bất động sản lại... tăng Tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) trong quý I/2020 tăng 1,23% so với cuối năm 2019, chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội mới đây, đến thời điểm hiện tại tổng dư nợ tín dụng với toàn nền kinh tế là 8,3 triệu tỷ đồng,...