CEO VNPT Phạm Đức Long sẽ phụ trách Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT
Ngày 1/11/2019, ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT được giao nhiệm vụ phụ trách Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT thay cho ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT chính thức nghỉ theo chế độ.
CEO VNPT Phạm Đức Long sẽ phụ trách Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT
Năm 2013, VNPT đã điều chuyển ông Phạm Đức Long từ VNPT thành phố Hồ Chí Minh ra giữ vị trí Phó tổng giám đốc, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Việc điều chuyển này nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, năng động để hỗ trợ VNPT tiến hành tái cơ cấu VNPT thành công. Thời điểm đó, VNPT muốn đưa những cán bộ từ cơ sở, có kinh nghiệm tham chiến thị trường và có tư duy đổi mới chứ không phải “ngồi gầm bàn làm chính sách, vẽ chiến lược” để vực con tầu VNPT đang lao dốc và thị phần bị rơi vào tay đối thủ.
Phát biểu tại thời điểm đó, ông Phạm Đức Long cho rằng, “Thực hiện tái cơ cấu đã đi đúng hướng và bước đầu đã có kết quả nhứng khá khiêm tốn so với đối thủ. Thế nhưng VNPT vẫn có những con người tự hài lòng với kết quả này, có những người hoài nghi với kết quả tăng trường này sẽ không thể tăng trưởng được nữa. Phải chăng những con người đó không còn khát vọng so với những thế hệ đi trước – những người mang khát vọng phá thế cấm vận, làm cuộc cách mạng đi thẳng số hóa. Phải chăng những con người đó sống quá lâu với hào quang quá khứ, ngại thay đổi. Trong thách thức hiện nay thì mỗi con người VNPT phải thay đổi và phải có khát vọng”, ông Phạm Đức Long nói. Ông Phạm Đức Long cũng cho rằng, khi ngồi vào vị trí Tổng giám đốc VNPT trách nhiệm rất nặng nề. Đây là thời khắc lịch sử bởi VNPT phải đổi mới, tái cơ cấu và phải tăng trưởng đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập của người lao động.
“Tôi muốn làm bùng lên ngọn lửa khát vọng của con người VNPT. Khát vọng làm thế nào khai phá thị trường dịch vụ mới được cho là tiềm năng là CNTT, khát vọng đưa VNPT trở lại ngôi vị số 1 và vươn ra thế giới”, ông Phạm Đức Long nhấn mạnh.
Video đang HOT
Sau khi VNPT tiến hành tái cơ cấu, ông Phạm Đức Long cho biết, 5 năm liền VNPT tăng trưởng về lợi nhuận tăng 25%. Đề cập đến mục tiêu của VNPT, ông Phạm Đức Long cho biết, năm 2019 sẽ là năm bản lề thực hiện Chiến lược VNPT 4.0 mà VNPT đã đặt ra trước đây, hướng tới chuyển thành một doanh nghiệp số lớn trong khu vực, đây là một xu hướng chung của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT lớn trên thế giới và VNPT sẽ đi theo xu hướng này.
VNPT đã có những bước chuẩn bị để tham gia chiến lược chuyển đổi quốc gia số. Năm 2018 trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, VNPT đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thiết lập hạ tầng số, thúc đẩy chuyển đổi số cho các bộ, ngành địa phương thông qua cung cấp các giải pháp ứng dụng số, ứng dụng thông minh do VNPT tự nghiên cứu và phát triển. Tập đoàn bám sát Đề án chuyển đổi số quốc gia, muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu, bản thân VNPT đang chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành một doanh nghiệp số, hoạt động toàn bộ trên môi trường số.
Năm 2019, VNPT sẽ cùng các bộ ngành địa phương hoàn thành khung kiến trúc chính quyền điện tử tiến tới mô hình Chính phủ số, hoàn thành các cơ sở dữ liệu để xây dựng mô hình chuẩn của chuyển đổi số, VNPT sẽ tư vấn cho các bộ, ngành địa phương tận dụng tất cả các hạ tầng đầu tư không lãng phí. Xây dựng các trục liên thông từ Trung ương tới địa phương trên cơ sở cái gì đang sử dụng hiệu quả ở địa phương sẽ tích hợp vào để tránh lãng phí.
VNPT ký hợp tác với các địa phương và bộ ngành để xây dựng Chính phủ điện tử và đô thị thông minh; khảo sát thực trạng của từng đơn vị, tư vấn cho các đơn vị làm thế nào để phát triển hiệu quả hạ tầng số. Bước đi của VNPT là tiến hành khảo sát xây dựng đưa ra lộ trình chuyển đổi số được tiến hành thực chất, không phải theo phong trào.
Ông Phạm Đức Long cũng cho biết, VNPT cũng triển khai tập trung nghiên cứu công nghệ lõi hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối, điện toán đám mây, đồng thời phát triển các ứng dụng thông minh trên công nghệ lõi. Trong tiến trình tin học hóa có dữ liệu rồi thì đưa công nghệ lõi vào để chuyển đổi số, các sản phẩm được phát triển theo nguyên tắc thông minh hơn, an toàn hơn.
Bên cạnh đó, VNPT sẽ mở rộng hạ tầng 4G làm nền tảng tốt nhất để khách hàng sử dụng 4G vào dịch vụ số, trở thành nhà cung cấp 4G có chất lượng cao nhất, đồng thời triển khai nghiên cứu và ứng dụng phát triển các sản phẩm 5G, đưa vào thí điểm và triển khai cung cấp dịch vụ khi có giấy phép. Hiện VNPT đã có hạ tầng mạng cáp quang băng rộng phủ 100% cấp xã và đã chuyển mạng cáp đồng sang cáp quang, tiếp tục phủ cáp quang tới 100% hộ gia đình để thực hiện chuyển đổi số.
Phát triển công nghiệp CNTT và ứng dụng công nghệ mới cũng là một lĩnh vực mà VNPT triển khai khá thành công. Các sản phẩm thiết bị viễn thông do VNPT sản xuất được sử dụng trên hạ tầng mạng của VNPT và xuất khẩu sang Indonesia và Malaysia. VNPT đã giới thiệu những sản phẩm cho mạng 4G ra thị trường. Các sản phẩm nhà thông minh, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh do VNPT phát triển cũng được giới thiệu ra thị trường.
Ông Phạm Đức Long sinh năm 1970, trở thành cán bộ của VNPT từ năm 1992. Từ đó đến nay, ông Long đã trải qua nhiều vị trí công tác tại Bưu điện TP Hồ Chí Minh trước đây và nay là VNPT TP Hồ Chí Minh. Trong thời gian đó, ông Phạm Đức Long cũng đã được Lãnh đạo VNPT tin tưởng và giao đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng của VNPT TP Hồ Chí Minh, một đơn vị lớn của Tập đoàn như Trưởng phòng Viễn thông, Phó Giám đốc Viễn thông TP Hồ Chí Minh và Giám đốc Viễn thông TP Hồ Chí Minh. Từ tháng 12/2013, ông Long đã được bổ nhiệm làm Thành viên HĐTV-PTGĐ Tập đoàn VNPT.
Theo ITC News
VNPT mong muốn sớm được triển khai dịch vụ Mobile Money
Đề án Mobile Money hiện đã được Tập đoàn VNPT gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước với mong muốn được phê duyệt để có thể triển khai trong thời gian sớm nhất. VNPT đặt mục tiêu năm 2020 sẽ có 100 ngàn điểm bán trên toàn quốc cung cấp dịch vụ này.
Được đánh giá là đem lại nhiều lợi ích cho người dân, dịch vụ Mobile Money có thể triển khai được rất nhiều việc từ giải ngân các khoản vay, tài trợ cho người dân cho đến tất cả các thanh toán các dịch vụ thiết yếu, hành chính công, giáo dục, vận chuyển... Tại Hội thảo "Kinh tế số: Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam" được tổ chức bên lề "Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019" diễn ra đầu tháng 10 vừa qua, ông Nguyễn Nam Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Fintech, Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media thuộc Tập đoàn VNPT đã cho hay, đề án Mobile Money hiện đã được Tập đoàn VNPT gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước với mong muốn được phê duyệt sớm để có thể triển khai trong thời gian sớm nhất.
Theo đại diện VNPT, Tập đoàn đề xuất mong cơ quan quản lý sớm thông qua, phê duyệt chủ trương đề án. Mobile Money sớm được đi vào đời sống sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Ông Nguyễn Nam Thắng cũng cho hay, VNPT cũng mong muốn có thể hợp tác với các công ty thương mại điện tử, giao vận, tài chính... xây dựng nên một hệ sinh thái Mobile Money. Với Mobile Money, có thể triển khai được rất nhiều việc từ giải ngân các khoản vay, tài trợ cho người dân cho đến tất cả các thanh toán các dịch vụ thiết yếu, hành chính công, giáo dục, vận chuyển... Theo ông Nguyễn Nam Thắng, Mobile Money có tác động rất lớn tới đời sống người dân như giúp giảm đói nghèo, bình đẳng giới và là động lực tăng trưởng kinh tế.
Dịch vụ Mobile Money được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân.
Tại tọa đàm "Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc" vừa được tổ chức ngày 16/10, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, 6 tháng qua, số lượng giao dịch thanh toán điện tử tăng 30%; giá trị giao dịch tăng 18% và thanh toán qua Internet tăng 238%. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra hầu hết các mảng giao dịch hiện không có sự đồng đều. Thống kê cho thấy vẫn còn rất nhiều mảng thanh toán không dùng tiền mặt đến nay vẫn khá yếu và phổ biến theo hình thức dùng tiền mặt (COD).
Và hình thức thanh toán bằng tài khoản viễn thông - Mobile Money sẽ góp phần giúp thah toán không dùng tiền măt. Trên thực tế, nó đang là xu hướng triển khai chung của thế giới. Đối với Việt Nam, tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ rất lớn, điều này cũng phù hợp cho một quốc gia mà phần trăm dân số có tài khoản ngân hàng còn chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Dịch vụ Mobile Money bao gồm việc chuyển tiền và thực hiện, nhận thanh toán sử dụng điện thoại di động. Mobile Money phải cung cấp một mạng lưới các điểm giao dịch vật lý (không bao gồm chi nhánh ngân hàng và ATM) giúp mọi người tiếp cận dịch vụ một cách dễ dàng. Mobile Money dành cho phân khúc không sử dụng ngân hàng, ví dụ như những người không tiếp cận với một tài khoản chính thức tại một tổ chức tài chính. Khi Mobile Money được triển khai, SIM điện thoại hoặc chính chiếc điện thoại sẽ là phương thức để giao tiếp, trong khi số tiền trong ví người dùng sẽ được lưu ở hệ thống công nghệ thông tin của các nhà mạng viễn thông.
Trên thế giới hiện đã có 92 quốc gia trên thế giới đang triển khai dịch vụ tiền di động với gần 700 triệu tài khoản được đăng ký, lượng giao dịch trung bình một tỷ USD mỗi ngày. Mục tiêu chung của dịch vụ này là hoàn thiện hệ thống tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và khoảng cách về giới trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống trong khi vẫn bảo đảm các quy định về an toàn, bảo mật, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố song song với bảo vệ người dùng.
Được biết, tính đến hết năm 2018, thế giới đã có 90 nước chấp nhận Mobile Money, gần 900 triệu người dùng, giao dịch mỗi ngày là 1,3 tỷ đô la, tăng trưởng 20%, riêng châu Á tăng trưởng 31%. Có nhiều nước, tỷ lệ người dân sử dụng Mobile Money lên tới trên 50%. Năm 2019, nếu Việt Nam cấp phép thử nghiệm Mobile Money, sẽ là nước thứ 91 có nền tảng thanh toán Mobile Money.
Theo vnmedia
Hệ thống mạng lưới VNPT thông suốt dịp Lễ Quốc khánh 2/9 Lễ Quốc khánh 2/9, Tập đoàn VNPT chu đáo chuẩn bị và đưa ra các phương án nhằm duy trì tốt nhất hạ tầng mạng lưới, chất lượng dịch vụ, giải quyết nhanh gọn, dứt điểm các sự cố phát sinh, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt 24/24h. Cụ thể, VNPT đã triển khai các giải pháp tăng cường năng lực...