CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ “thiện cảm” với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ “xem xét” lại lệnh cấm ứng dụng này.
Trụ sở TikTok tại California, Mỹ. ẢNH: REUTERS
Đài NBC News ngày 17.12 đưa tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, trong bối cảnh ứng dụng chia sẻ video này sắp bị cấm tại Mỹ.
Trước đó trong cuộc họp báo ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của mình vào ngày 16.12, ông Trump bày tỏ “thiện cảm” với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ “xem xét” liệu ứng dụng này có nên bị cấm tại Mỹ hay không.
Theo một luật liên bang do Tổng thống Joe Biden ký ban hành, TikTok sẽ bị cấm tại Mỹ từ ngày 19.1.2025, trừ khi chủ sở hữu Trung Quốc của ứng dụng này là ByteDance đồng ý thoái vốn.
Trong ngày 16.12, TikTok đã đề nghị Tòa án Tối cao Mỹ chặn luật này. Về nguyên tắc, Tổng thống Biden cũng có thể quyết định để ứng dụng này được hoãn thi hành phán quyết trong 90 ngày.
TikTok chưa lập tức phản hồi đề nghị đưa ra bình luận liên quan cuộc gặp giữa ông Trump và ông Châu.
Ông Trump mềm mỏng hơn với TikTok, nêu điều kiện để Mỹ ở lại NATO
Trong cuộc họp báo trên, ông Trump không đề cập cuộc gặp với ông Châu, nhưng cho biết ông nghĩ rằng mình thắng cử một phần nhờ việc sử dụng TikTok.
“Tôi đã thắng cử ở nhóm thanh niên với 34 điểm. Và có những người nói rằng TikTok có liên quan điều đó”, ông nói.
Trong khi đó, theo một cuộc thăm dò ý kiến cử tri toàn quốc, ông Trump đã thua trong nhóm những cử tri ở độ tuổi 18-29.
Ông Trump đã cố gắng cấm TikTok vào năm 2020, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông tại Nhà Trắng, nhưng ông đã bị tòa án chặn lại.
Ông đã thay đổi lập trường của mình trong năm nay, khiến một số người ủng hộ ông bất ngờ, nhưng lại làm hài lòng những người khác, bao gồm cả nhà tài trợ lớn của đảng Cộng hòa là ông Jeff Yass, một nhà đầu tư lớn vào TikTok.
Những người ủng hộ lệnh cấm bao gồm cả đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, với lập luận rằng TikTok thuộc sở hữu của Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối với quyền riêng tư của người dùng và môi trường thông tin thông qua khả năng thao túng nội dung. TikTok đã bác bỏ cáo buộc.
Nỗ lực sát giờ G của TikTok nhằm ngăn chặn lệnh cấm tại Mỹ
TikTok và công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc đã đệ trình một kháng cáo khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Mỹ nhằm ngăn chặn một đạo luật yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi nền tảng phát video ngắn đình đám trước ngày 19/1/2025 hoặc đối mặt với lệnh cấm trên toàn quốc.
Biểu tượng TikTok trên màn hình điện thoại. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra như một nỗ lực cuối cùng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang rình rập đối với nền tảng hiện có khoảng 170 triệu người dùng Mỹ này.
Đơn khiếu nại được đệ trình vào ngày 16/12, trong đó yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ ra một lệnh cấm tạm thời để ngăn chặn việc thực thi đạo luật giữa lúc phía ByteDance kháng cáo phán quyết của một tòa cấp thấp hơn ủng hộ tính hợp hiến của đạo luật trên. Một yêu cầu tương tự riêng biệt đã được một nhóm người dùng TikTok Mỹ đệ trình.
TikTok đã yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra quyết định trước ngày 6/1 để có thời gian thực hiện hoạt động phức tạp là đóng cửa nền tảng trong trường hợp yêu cầu của họ bị từ chối.
Đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 4/2024, yêu cầu ByteDance phải bán TikTok với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Bộ Tư pháp Mỹ lập luận rằng với tư cách là một thực thể Trung Quốc, TikTok gây ra "mối đe dọa an ninh quốc gia ở mức độ và quy mô to lớn" do khả năng truy cập lượng lớn dữ liệu và khả năng thao túng nội dung mà người dùng Mỹ xem.
Tòa phúc thẩm Mỹ cho khu vực Columbia đã bác bỏ các lập luận của TikTok vào ngày 6/12, cho hay không thấy đạo luật vi phạm các bảo vệ quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất. TikTok và ByteDance phản đối phán quyết này. Trong hồ sơ đệ trình lên Tòa án Tối cao Mỹ, phía công ty cảnh báo rằng nếu phán quyết của tòa án cấp dưới vẫn còn hiệu lực, Quốc hội Mỹ sẽ có thể cấm bất kỳ nền tảng phát ngôn nào chỉ bằng cách viện dẫn nguy cơ ảnh hưởng từ nước ngoài.
Các công ty cho rằng ngay cả việc ngừng hoạt động trong một tháng cũng sẽ dẫn đến việc mất khoảng 1/3 số người dùng tại Mỹ và cản trở nghiêm trọng khả năng thu hút nhà quảng cáo, người sáng tạo nội dung và nhân viên của họ. TikTok lập luận rằng không có mối đe dọa an ninh quốc gia trước mắt và việc trì hoãn thực thi đạo luật sẽ cho phép Tòa án Tối cao Mỹ cùng chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump xem xét tính hợp pháp của lệnh cấm. Đáng chú ý, ông Trump - người đã cố gắng cấm TikTok vào năm 2020 - lại đảo ngược quan điểm và công khai nói sẽ cứu nền tảng này.
Thời hạn thoái vốn được đặt vào ngày 19/1 - chỉ một ngày trước lễ nhậm chức của ông Trump.
Khi được hỏi về vấn đề này vào ngày 16/12, ông Trump cho hay ông hứa sẽ "xem xét". Theo một nguồn tin, ông cũng đã gặp Giám đốc điều hành của TikTok Shou Zi Chew ở Florida cùng ngày.
Nếu được thi hành, đạo luật sẽ cấm hoàn toàn các dịch vụ dành cho TikTok, bao gồm cả việc cung cấp nền tảng này trên những cửa hàng ứng dụng do Apple và Google điều hành. Lệnh cấm có thể tạo tiền lệ cho các nỗ lực siết chặt kiểm soát đối với những ứng dụng thuộc sở hữu nước ngoài khác trong tương lai, gợi nhớ đến nỗ lực của ông Trump hồi năm 2020 nhằm "cấm cửa" ứng dụng WeChat nhưng sau đã bị tòa án chặn lại.
TikTok Shop vẫn bùng nổ doanh thu Black Friday dù đối mặt lệnh cấm Doanh số bán hàng của TikTok tại Mỹ trong ngày Thứ Sáu đen (Black Friday) đã tăng gấp ba, đạt hơn 100 triệu USD, cho thấy sức hút ngày càng tăng của ứng dụng này bất chấp nguy cơ bị cấm cửa. Biểu tượng Tiktok trên màn hình điện thoại di động. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN TikTok Shop, tính năng thương mại điện...