CEO Thế giới Di động: Rào cản lớn nhất của TopZone là làm ra được cửa hàng đạt chuẩn, dự kiến doanh thu từ Apple sẽ đạt 1 tỷ USD vào năm 2023
Theo kế hoạch đề ra, đến tháng 6/2022 sẽ đạt 50 cửa hàng TopZone. Hiện, MWG đang vận hành 30 cửa hàng với 2 cửa hàng APR, doanh thu vào khoảng 10-15 tỷ đồng/tháng. 28 cửa hàng theo mô hình còn lại (AAR) có doanh thu vào khoảng 6 tỷ đồng/tháng.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa thông báo mở cửa hàng TopZone APR (Apple Premium Reseller) tại Tp.HCM. Đây là cửa hàng TopZone cao cấp thứ 2 (sau Hà Nội) và là cửa hàng thứ 32 của toàn hệ thống.
Ghi nhận, cửa hàng mới đặt tại quận 4 với diện tích 265m2, lớn hơn rất nhiều so với diện tích TopZone APR đầu tiên tại Hà Nội (180m2). Theo đó, đây cũng là cửa hàng TopZone có diện tích lớn nhất theo mô hình mono brand của Apple tại Việt Nam.
Với diện tích lớn hơn, TopZone Khánh Hội sẽ trưng bày nhiều mặt hàng với đầy đủ chủng loại và phiên bản các sản phẩm Apple như: iPhone, iPad, iMac, Macbook và phụ kiện… Số lượng bàn trải nghiệm cũng tăng lên đáng kể lên đến 16 bàn nhằm mang lại trải nghiệm không giới hạn cho người dùng. Hơn thế nữa, TopZone Khánh Hội còn có thêm khu vực Service Room để giải quyết yêu cầu khiếu nại, đổi trả, cài đặt máy…
Hiện, MWG đang vận hành hai phiên bản Mono brand là AAR (Apple Authorized Reseller) có diện tích nhỏ khoảng 100 – 120 m2 và APR có diện tích từ 180 – 220 m2.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết: “Tham gia thị trường Apple thì tính đến nay rào cản lớn nhất chính là làm ra được cửa hàng đạt chuẩn của hãng. Do đó, có muốn đi nhanh cũng không được. Đứng tại shop này, chúng ta nhìn mọi thứ bình thường nhưng đi vào chi tiết thì từ thiết kế đến các vật dụng như bàn, ván lót… phải nhập từ Mỹ về”.
Để đạt được tiêu chuẩn đại lý ủy quyền cao cấp nhất của Apple cần phải trải qua những quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo mọi thứ chỉn chu và tiệm cận nhất với Apple Store, chính vì thế mà hầu như những chuỗi Apple Mono Store tại Việt Nam đều chỉ mới dừng lại với 1 cửa hàng cao cấp.
Video đang HOT
Chưa kể, Tp.HCM được đánh giá là thị trường lớn và sôi động nên MWG kỳ vọng rất nhiều cho đợt khai trương này với mục tiêu doanh thu đạt 10 tỷ đồng trong ngày khai trương và 18 tỷ đồng doanh thu trong tháng đầu tiên.
Cửa hàng TopZone APR (Apple Premium Reseller) tại Tp.HCM.
Theo kế hoạch đề ra, đến tháng 6/2022 sẽ đạt 50 cửa hàng TopZone. Hiện, MWG đang vận hành 30 cửa hàng với 2 cửa hàng APR, doanh thu vào khoảng 10-15 tỷ đồng/tháng.
28 cửa hàng theo mô hình còn lại (AAR) có doanh thu vào khoảng 6 tỷ đồng/tháng.
Đánh giá lạc quan về tiềm năng của thị trường Apple Việt Nam, không chỉ dựa trên nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng mà cả cơ hội cho hàng xách tay ngày càng thu hẹp, MWG đặt mục tiêu sẽ thu về 1 tỷ USD doanh số riêng dòng sản phẩm này. Tương ứng, Apple sẽ đóng góp hơn 14% tổng doanh thu toàn Tập đoàn (theo kế hoạch, MWG dự đạt 7 tỷ USD doanh thu vào năm 2023).
Chưa kể, hiện nay thời gian nhập hàng Apple của Việt Nam đã và đang được rút ngắn, nếu trước kia 2 tháng thì nay chỉ còn 30 ngày, điều này cũng thúc đẩy thị trường này tăng trưởng nhanh. Tương lai không xa, khi Apple chính thức đưa Việt Nam lên thị trường cấp 1 (hiện là cấp 3), MWG kỳ vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn diện mạo thị trường này: nơi tiêu dùng đặc thù một khi đã là tín đồ Apple thì sẽ có nhu cầu đổi series liên tục và khó thay đổi sang nhãn khác.
"Bán bia kèm lạc" khéo như Thế giới di động: Bày thêm đồng hồ tại 3.000 cửa hàng bán lẻ sẵn có, tiêu thụ 3 triệu chiếc trong 3 năm, mỗi năm thu 1.500 tỷ đồng
Theo chia sẻ mới đây của ông Hà Bửu Tân - Giám đốc ngành hàng đồng hồ của Thế Giới Di Động, thì Tập đoàn này đã bán 3 triệu sản phẩm đồng hồ trong 3 năm qua, thông qua 3.000 shop của Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động.
Dù bán hàng theo kiểu 'bày lạc kèm bia', song mỗi năm mảng đồng hồ vẫn mang về cho doanh nghiệp này trên 1.500 tỷ đồng.
Cách đây 3 năm, vào tháng 3/2019, Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG) đã quyết định mang đồng hồ và mắt kính vào các cửa hàng của 2 chuỗi Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động để bán thêm. Đầu tiên là để tận dụng hết mặt bằng có sẵn của 2 chuỗi này cùng tệp khách hàng trung lưu sẵn sàng chi tiêu mà mình đang có, tiếp theo là nhằm đa dạng hóa sản phẩm.
Những tưởng, kiểu 'bán bia kèm lạc' này là để 'cho vui'; không ngờ sau 3 năm, mảng đồng hồ đã mang lại cho MWG những thành tích đáng kể.
" Sau 3 năm, Thế Giới Di Động đã bán ra 3 triệu sản phẩm, trong các cửa hàng shop in shop tại 3.000 cửa hàng của 2 chuỗi Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động. Theo quan sát của tôi, sau một năm 2021 ảm đạm bởi Covid-19, thị trường đồng hồ tại Việt Nam đang có dấu hiệu sôi động trở lại", ông Hà Bửu Tân - Giám đốc ngành hàng đồng hồ của Thế Giới Di Động chia sẻ.
Thế Giới Di Động hiện là chuỗi đồng hồ thời trang bình dân với giá trung bình từ vài trăm ngàn cho đến trên dưới 10 triệu đồng, quy mô lớn nhất Việt Nam. Ngoài hệ thống offline ấn tượng như đã kể trên, trên hệ thống bán hàng online - cụ thể là website thegioididong.com, mảng đồng hồ cũng có gần 8.000 SKU.
Trong năm 2019, mảng đồng hồ đã mang về cho MWG doanh thu 800 tỷ đồng, năm 2020 là 1.600 tỷ đồng - tăng gấp đôi và năm 2021 là 1.500 tỷ đồng.
Ông Hà Bửu Tân - Giám đốc ngành hàng đồng hồ của Thế Giới Di Động và ông Bùi Minh Tuấn - CEO Tân Hải Minh đang đại diện 2 doanh nghiệp ký kết hợp tác.
Để đón đầu thị trường, mới đây Thế Giới Di Động vừa kết hợp cùng công ty TNHH Thương mại Tân Hải Minh - nhà cung cấp đồng hồ phân khúc tầm trung lớn nhất nhì Việt Nam, ra mắt Bộ sưu tập đặc biệt - Orient SK Vietnam Special Edition, với phiên bản độc quyền mở bán tại Thế Giới Di Động.
Bên cạnh Orient, Tân Hải Minh hiện là nhà nhập khẩu và phân phối chính hãng của các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng thế giới như Perrelet, Century, Frederique Constant, Rado, Certina, Seiko,...
Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 70, chiếc đồng hồ SK của Orient đến từ hãng Seiko Epson gắn liền với một giai đoạn đáng nhớ của nước ta và là thiết kế mang tính biểu tượng, được yêu thích và sử dụng bởi nhiều thế hệ người Việt.
Tại Việt Nam, Orient SK được người dùng gọi với cái tên thân thương như "SK mặt lửa" hay "SK thủy quân lục chiến", xuất phát từ thiết kế độc đáo và mạnh mẽ của dòng sản phẩm này.
Cũng theo chia sẻ của ông Hà Bửu Tân, trong tương lai, Thế Giới Di Động sẽ tiếp tục hợp tác với các thương hiệu đồng hồ lớn trên thế giới và nhà buôn đồng hồ lớn tại Việt Nam - như Tân Hải Minh, nhằm mang đến cho các khách hàng của Tập đoàn những sản phẩm đồng hồ độc quyền - đặc biệt, mà không chuỗi nào khác ở Việt Nam có. Chuyển động này đang cho thấy: Thế Giới Di Động đang ngày càng xem trọng ngành hàng này hơn, trong bối cảnh các mảng khác như ICT, điện máy và siêu thị đều đang gặp nhiều thách thức lớn.
Hoặc biết đâu, Tập đoàn này có thể tách mảng đồng hồ thành 1 thương hiệu riêng biệt như các thương hiệu trong AVAWorld.
MWG lập kỷ lục doanh thu tháng, sắp lấn sân thị trường điện máy Indonesia Trong tháng 1/2022, Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) lập kỷ lục mới với hơn 16.000 tỷ đồng tổng doanh thu và 2.300 tỷ đồng doanh thu online do mùa bán hàng cao điểm phục vụ Tết Nguyên Đán 2022. Lãnh đạo MWG cũng chia sẻ công ty sẽ mở thêm một số cửa hàng Bluetronics mới...