CEO Mỹ bị chỉ trích khi sống xa hoa mặc 14.000 nhân viên mất việc
Khi công ty Neiman Marcus tuyên bố phá sản, 14.000 nhân viên mất việc, Geoffroy van Raemdonck nhận mức thưởng 10 triệu USD và khoe khoang dinh thự nguy nga của mình ở Dallas.
Ngành dầu mỏ bùng nổ tại Texas đã giúp trung tâm thương mại Neiman Marcus ở thành phố Dallas trở thành hãng bán lẻ đồ xa xỉ hàng đầu của Mỹ. Thế nhưng, sau một thế kỷ, Covid-19 lại khiến Neiman Marcus chìm trong nợ nần và phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào đầu tháng 5 vừa qua.
Trong khi hàng loạt cửa hàng bị đóng cửa, hơn 14.000 nhân viên buộc phải thôi việc, Neiman Marcus lại gây tranh cãi vì những ưu đãi đặc biệt dành cho nhóm giám đốc điều hành cấp cao của công ty.
CEO Neiman Marcus Geoffroy van Raemdonck.
CEO Geoffroy van Raemdonck, người được ca ngợi đã đưa nhà bán lẻ thoát khỏi nguy cơ phá sản bằng cách giúp công ty cắt giảm hàng trăm triệu chi phí, có khả năng nhận được khoản thưởng lên tới 6 triệu USD, cao hơn 4 triệu USD mà ông kiếm được hồi đầu năm, theo NY Post .
Video đang HOT
Những khoản thưởng lớn khiến các nhân viên bị sa thải và cả những người đang làm việc nhưng bị giảm lương, phải thắt lưng buộc bụng bức xúc.
Các nhân viên chỉ ra lâu này ban giám đốc điều hành của Neiman Marcus còn nhận nhiều đặc quyền khác như được chi trả toàn bộ chi phí chăm sóc sức khỏe không được bảo hiểm sức khỏe của công ty chi trả.
Riêng CEO Geoffroy van Raemdonck, Giám đốc nhân sự Eric Severson cùng khoảng 8 giám đốc điều hành hàng đầu khác và gia đình của họ còn được công ty chi trả các dịch vụ chỉnh nha đắt tiền.
Neiman Marcus nộp đơn xin phá sản vào đầu tháng 5.
“Geoffroy không trả bất kỳ khoản tiền nào cho bản thân và gia đình. Lẽ ra ông ta nên loại bỏ những đặc quyền này để tiết kiệm tiền. Ông ấy là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành và chỉ biết đặt bản thân lên hàng đầu”, một nhân viên giấu tên phàn nàn.
Tháng 9, Geoffroy cũng trở thành tâm điểm chỉ trích khi khoe dinh thự ở Dallas cùng những tủ đồ chứa đầy đồ cổ quý hiếm và các tác phẩm nghệ thuật của Andy Warhol khi công ty đang gặp khủng hoảng và hàng nghìn nhân viên bị buộc thôi việc.
Geoffroy từ chối bình luận về những lùm xùm xung quanh vấn đề lương thưởng và việc công khai dinh thự nguy nga của mình trong thời điểm nhạy cảm.
Còn về phía Neiman Marcus, dù từ chối trả lời khiếu nại của nhân viên vào cuối tháng 10 và phủ nhận mọi xung đột lợi ích, công ty cho biết họ có thể cắt bỏ chương trình bảo hiểm y tế gây tranh cãi cho giám đốc điều hành và các quan chức cấp cao trong thời gian tới.
Nhiều nước nghi ngờ phần mềm bầu cử vì Trump
Những cáo buộc của Trump nhằm vào phần mềm bầu cử Dominion khiến nhiều nước trên thế giới mất lòng tin vào công nghệ bỏ phiếu điện tử.
Những giả thuyết cho rằng hệ thống bỏ phiếu điện tử bị lợi dụng để ngăn Tổng thống Donald Trump tái đắc cử không chỉ làm suy giảm niềm tin của người dân Mỹ vào tiến trình bầu cử, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của thị trường thiết bị bầu cử từ xa toàn cầu, Antonio Mugica, giám đốc điều hành Smartmatic, một trong những công ty hãng đầu lĩnh vực này, cho biết hôm 14/12.
Mugica nói rằng cáo buộc của Trump rằng phần mềm bầu cử phát triển bởi Dominion Voting Systems, đối thủ của Smartmatic, đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu của ông hoặc chuyển chúng sang cho đối thủ Joe Biden đang gây hiệu ứng xấu bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Quan chức nhiều quốc gia đã tỏ ý miễn cưỡng ký hợp đồng hoặc cảnh báo sẽ tái đánh giá thỏa thuận.
Cử tri sử dụng máy bầu cử để bỏ phiếu tại Dallas, bang Georgia. Ảnh: AP .
"Nhiều khách hàng sẵn có cho rằng đây là vấn đề và có thể đe dọa quan hệ làm ăn tương lai. Nó cũng cản trở những hợp đồng tiềm tàng. Lĩnh vực của chúng tôi đang hứng chịu thiệt hại ngoài dự kiến bởi những cuộc công kích tiến trình dân chủ", Mugica cho hay.
Giám đốc Smartmatic từ chối tiết lộ thiệt hại với công ty, nhưng thêm rằng nỗ lực đàm phán triển khai dịch vụ bầu cử điện tử tại Colombia đã đóng băng, bất chấp doanh nghiệp của ông dành ra nhiều năm để giành chỗ đứng tại nước này.
Smartmatic cung cấp máy bỏ phiếu, phần mềm kiểm phiếu và hệ thống quản lý bầu cử cho hơn 20 nước, trong đó có Bỉ, Argentina và Na Uy. Công ty này xuất hiện trong hàng loạt cáo buộc của ông chủ Nhà Trắng, dù gần như không được sử dụng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11. Họ chỉ hỗ trợ kiểm phiếu ở hạt Los Angeles, bang California, nơi chiến thắng của Biden không bị Trump chỉ trích.
Tổng thống Mỹ hôm 12/11 tố phần mềm của Dominion Voting Systems đã giúp đối thủ Joe Biden chiến thắng. Cáo buộc này được dẫn từ Chanel Rion, một thành viên website cánh hữu One America News Network (OANN). Twitter dán nhãn cảnh báo "tuyên bố về gian lận bầu cử này đang có nhiều tranh cãi" dưới bài đăng của Trump, nhưng nó vẫn được nhiều người ủng hộ, cho rằng đây là một bằng chứng nữa về tình trạng gian lận bầu cử gây bất lợi cho Tổng thống.
Cáo buộc dường như bắt nguồn từ trục trặc trong hệ thống Dominion được phát hiện tại hạt Antrim, bang Michigan. Giới chức bầu cử hạt Antrim phát hiện sự cố và lập tức thông báo trên Facebook hôm 4/11, một ngày sau bầu cử, cho biết phần mềm không được cập nhật đúng cách và vấn đề đã nhanh chóng được khắc phục, các phiếu bầu cũng đã được kiểm lại.
Hãng phát triển Dominion Voting Systems cho hay phần mềm bầu cử chỉ được sử dụng tại 2 trên 5 hạt gặp vấn đề ở Michigan và Georgia, thêm rằng các quan chức bầu cử đều đưa ra lời giải thích chi tiết về những gì đã diễn ra. Trong tất cả các trường hợp này, phần mềm đều không ảnh hưởng đến số phiếu bầu.
Nhà Trump rục rịch chuẩn bị cuộc sống hậu Nhà Trắng Dinh thự Mar-a-Lago của Trump ở Florida đang được cải tạo, trong khi Đệ nhất phu nhân Melania cũng tìm trường mới cho cậu ấm Barron tại đây. Các nguồn thạo tin gần đây cho biết dù Nhà Trắng chưa đưa ra bất cứ thông báo chính thức nào về kế hoạch sau khi rời nhiệm sở của Trump, dinh thự Mar-a-Lago của...