CEO KIS Việt Nam: Xu hướng khối ngoại bán ròng “không sớm đảo ngược”
Chia sẻ với báo Đầu tư Chứng khoán, ông Park Won Sang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc CTCK KIS Việt Nam cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng ở các thị trường mới nổi tại Đông Nam Á và Việt Nam, xu hướng này có thể không sớm đảo ngược.
Xu hướng giảm lãi suất trên toàn cầu do tác động của dịch bệnh Covid có tác động đến Thị trường vốn Việt Nam cũng như ngành ngân hàng. Đặc biệt, nhờ mặt bằng lãi suất thấp khiến các công ty chứng khoán có thể đưa ra mức lãi suất ký quỹ thấp hơn.
Dòng tiền giá rẻ thực chất đang hỗ trợ thị trường và các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính để đầu tư. Đồng thời, thanh khoản thị trường cũng tăng trưởng nhanh hơn trong vài năm gần đây.
Ghi nhận trên thị trường giai đoạn vừa qua, dòng vốn Hàn Quốc, Đài Loan có sự quan tâm nhất định tới TTCK Việt Nam khi gần đây, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund huy động vốn lớn và giải ngân lớn vào thị trường, đồng thời, các dòng tiền Hàn Quốc cũng có xu hướng chảy vào các ETF nội, như VFM VN30, sắp tới là quỹ ETF VN30 do quản lý quỹ Mirae Asset quản lý cũng ghi nhận sự quan tâm của giới đầu tư.
Theo ông Park Won Sang, quỹ ngoại CTBC Vietnam Equity Fund thực tế đã quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 2 năm trước và gần đây họ mới bắt đầu thực hiện kế hoạch đầu tư và giải ngân.
Cần chú ý rằng, dù tích cực đầu tư nước ngoài, phần lớn dòng tiền đầu tư của Hàn Quốc đang đổ vào các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ, hiện đang nóng trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, nhóm cổ phiếu công nghệ đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Nhìn chung, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng ở các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á và Việt Nam, xu hướng này có thể không sớm đảo ngược.
Trong đó, các quỹ ETF mới như VFM VN Diamond ETF và SSIAM VN FinLead ETF là các FOL ETFs, với mục đích đầu tư vào cổ phiếu FOL (tập trung vào nhóm cổ phiếu gần hết room và ngành tài chính-PV). Ông Park Won Sang cho rằng, một số tiền của nhóm này từ việc bán các cổ phiếu không nới room được sử dụng để mua các quỹ ETF như vậy.
Liên quan vấn đề ngoại hối, KIS Việt Nam cho rằng, đây không là rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Nhờ thặng dư thương mại, dòng vốn FDI, FII và kiều hối, đồng Việt Nam có thể sẽ tăng giá so với đồng USD. Theo đó, nếu bán cổ phiếu vào thời điểm này, nhà đầu tư nước ngoài phải mua lại với giá cao hơn (tính theo USD) trong tương lai.
[Infographics] Việt Nam thu hút vốn FDI ra sao 8 tháng năm 2020?
Tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Thương mại Việt Nam-Ấn Độ lấy lại đà tăng trưởng trước đại dịch Điện thoại di động và linh kiện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 1-8/2020... Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH 4P (Văn Giang, Hưng Yên). (Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN) Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, kim ngạch...