CEO Huawei: ‘Mỹ sẽ không đánh chết được chúng tôi’
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Huawei, ông Nhậm Chính Phi, tuyên bố Mỹ sẽ không đánh chết được công ty công nghệ khổng lồ này của Trung Quốc bằng những nỗ lực hiện tại.
Đài Sputnik ngày 19-6 dẫn lời ông Nhậm cho biết Washington đã nỗ lực đưa Huawei vào danh sách đen và tìm cách “bóp nghẹt” tập đoàn này. Tuy nhiên, ông khẳng định Huawei – đơn vị dẫn đầu công nghệ 5G trên thế giới – sẽ không bị Mỹ “đánh chết”.
Trong một cuộc thảo luận với hai nhà tư tưởng Mỹ ở TP Thâm Quyến – Trung Quốc (trụ sở của Huawei), ông Nhậm nói các biện pháp hạn chế của chính phủ Mỹ không phải là một trở ngại lớn đối với họ.
“Các công ty Mỹ có sự trung thực và đạo đức kinh doanh. Trong 30 năm qua, Huawei đã phụ thuộc và được hỗ trợ bởi các đối tác Mỹ. Không thể tưởng tượng được rằng chính phủ Mỹ quyết tâm làm tê liệt tập đoàn của tôi bằng cách thực hiện các biện pháp cực đoan và rộng khắp để đạt được mục tiêu bóp nghẹt Huawei” – ông Nhậm bình luận.
Giám đốc điều hành Tập đoàn Huawei, ông Nhậm Chính Phi. Ảnh: Bloomberg
Trước đó, ngày 17-6, các nhà sản xuất chip của Mỹ bao gồm Intel và Qualcomm âm thầm thúc ép Washington giảm bớt lệnh cấm bán thiết bị và linh kiện cho Huawei.
Theo lệnh cấm nghiêm ngặt do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt, nhiều nhà sản xuất chip và công ty phần mềm của Mỹ như Google đã cắt nguồn cung cấp cho Huawei. Giới phân tích thị trường dự đoán điều này sẽ làm tổn hại đến doanh số thiết bị của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
Video đang HOT
Ông Nhậm lạc quan Huawei sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ ở thị trường nội địa. Ảnh: Reuters
Ông Nhậm thừa nhận sản lượng của tập đoàn này sẽ giảm khoảng 30% trong 2 năm tới, tương đương khoảng 30 tỉ USD. Tuy nhiên, ông Nhậm cho biết Huawei không chờ đợi một cách thụ động cho tới khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm. Thay vào đó, họ đang tự phát triển các công nghệ cốt lõi như chipset cao cấp, thử nghiệm hệ điều hành điện thoại thông minh riêng mang tên HongMeng OS.
Đài Sputnik tiết lộ Công ty chip HiSilicon của Huawei sẽ sớm ra mắt một bộ vi xử lý mới, Kirin 810, dự kiến trang bị trên chiếc điện thoại Nova 5 sắp ra mắt.
Mặc dù Huawei chuẩn bị giảm 40-60% các đơn hàng điện thoại thông minh ở nước ngoài sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ, ông Nhậm vẫn lạc quan rằng tập đoàn của ông sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ ở thị trường nội địa.
Theo người lao động
Nhà sáng lập Huawei phản đối Trung Quốc trả đũa Apple
Nhà sáng lập Huawei cho biết ông sẽ là người đầu tiên phản đối nếu Trung Quốc trả đũa Apple - hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ, bất chấp việc Washington từng 'mạnh tay' với Huawei.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg gần đây, Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Huawei, đã nhận được câu hỏi rằng liệu ông có đáp trả Apple, một công ty công nghệ khổng lồ có trụ sở tại Mỹ, hay không sau khi Washington tiến hành các biện pháp cứng rắn với Huawei và một số ý kiến tại Trung Quốc kêu gọi trả đũa Apple.
"Chuyện đó (Trung Quốc trả đũa Apple) sẽ không xảy ra, nhưng nếu xảy ra, tôi sẽ là người đầu tiên phản đối", ông Nhậm Chính Phi nói.
CEO Huawei Nhậm Chính Phi (Ảnh: AFP)
"Apple là công ty hàng đầu thế giới. Nếu không có Apple, sẽ không có internet di động. Nếu không có Apple giúp giới thiệu thế giới với chúng ta, chúng ta sẽ không thể thấy được vẻ đẹp của thế giới này. Apple là người thầy của tôi. Apple đã phát triển trước chúng tôi. Là học trò, tại sao tôi lại phản đối người thầy của mình? Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó", nhà sáng lập Huawei nói trong cuộc phỏng vấn được phát hôm 26/5.
Phát biểu của ông Nhậm Chính Phi được đưa ra trong bối cảnh nhiều người Trung Quốc kêu gọi chính phủ Trung Quốc và Huawei có biện pháp đáp trả các động thái cứng rắn gần đây của chính quyền Mỹ, bao gồm nhắm mục tiêu tới Apple.
Apple, đối thủ của Huawei trong mảng điện thoại thông minh, có thể bị tổn hại nặng nề nếu Trung Quốc tung đòn đáp trả Mỹ vì gần 20% đơn hàng của Apple nằm ở Trung Quốc. Ngoài ra, Apple cũng phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy ở Trung Quốc trong quá trình sản xuất điện thoại.
Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh liệt Huawei và 70 chi nhánh vào danh sách đen thương mại, cấm các đơn vị này mua các phần mềm và thiết bị của Mỹ nếu chưa được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Washington vẫn nghi ngờ Huawei liên kết với chính phủ Trung Quốc và các thiết bị của tập đoàn viễn thông khổng lồ này có thể được sử dụng cho mục đích gián điệp.
Sau lệnh của Tổng thống Trump, Google đã thông báo dừng các hoạt động hợp tác kinh doanh với Huawei. Các nhà cung cấp linh kiện lớn của Mỹ, bao gồm các nhà sản xuất chip Qualcomm, Qorvo và Texas Instruments và các hãng phần mềm Oracle và Microsoft đều dừng cung cấp cho Huawei cho tới khi mọi chuyện được giải quyết ổn thỏa.
Ông Nhậm Chính Phi thừa nhận việc chính quyền Tổng thống Donald Trump hạn chế xuất khẩu thiết bị và phần mềm đã ảnh hưởng tới vị trí dẫn đầu của Huawei so với các đối thủ, tuy vậy giám đốc điều hành Huawei khẳng định công ty của ông hoặc sẽ tìm cách tăng cường tự cung cấp chip hoặc tìm nguồn khác thay thế để tiếp tục sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị 5G.
Lạc quan sau lệnh cấm vận
Bảng quảng cáo điện thoại Huawei bên ngoài cửa hàng Apple. (Ảnh: Nikkei)
Trong cuộc trao đổi với truyền thông Trung Quốc gần đây, ông Nhậm Chính Phi tỏ ra lạc quan về các lệnh cấm vận của Mỹ và tìm cách trấn an dư luận. Nhà sáng lập Huawei nói rằng các động thái của Mỹ không ảnh hưởng tới việc triển khai công nghệ 5G của Huawei.
"Tôi đã trao đổi với lãnh đạo của nhiều nước khác nhau. Mỗi nước đều có những lợi ích của riêng họ. Chiến dịch của Mỹ chưa đủ mạnh để kêu gọi tất cả mọi người đi theo họ", ông Nhậm Chính Phi nói, đề cập tới chiến dịch của Mỹ nhằm kêu gọi các nước đồng minh tẩy chay Huawei.
"Trong những lĩnh vực mà chúng tôi có công nghệ tiên tiến nhất, như 5G, sẽ không có nhiều tác động. Các đối thủ sẽ không thể theo kịp chúng tôi trong vòng từ 2-3 năm tới. Ngay cả khi không đủ nguồn cung từ các đối tác của chúng tôi, chúng tôi cũng không đối mặt với các vấn đề. Bởi vì chúng tôi có thể tự sản xuất tất cả chip công nghệ cao mà chúng tôi cần", ông Nhậm Chính Phi tuyên bố.
Theo ông Nhậm Chính Phi, Huawei tin tưởng chính sách 1 1, trong đó một nửa chip mua của các công ty Mỹ và nửa còn lại do Huawei tự trang bị.
"Mặc dù giá chip của chúng tôi rẻ hơn nhiều, nhưng tôi vẫn mua chip giá cao hơn từ Mỹ. Chúng tôi không thể tách mình khỏi thế giới. Thay vào đó, chúng tôi nên trở thành một phần trong đó. Mối quan hệ này sẽ không bị phá hủy chỉ bởi một văn bản từ chính phủ Mỹ", nhà sáng lập Huawei nói với truyền thông Trung Quốc.
Liên quan tới việc bị Google dừng hợp tác, đồng nghĩa với việc Huawei sẽ không thể sử dụng nhiều dịch vụ của Google cho điện thoại thông minh, ông Nhậm Chính Phi cho biết sẽ tìm cách phối hợp với Google để giải quyết vấn đề.
"Google là công ty uy tín, một công ty có trách nhiệm cao. Họ đang tìm cách thuyết phục chính phủ Mỹ giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đều đã tìm ra giải pháp và đang thảo luận cách khắc phục", giám đốc điều hành Huawei cho biết.
Huawei hiện có 26 trung tâm nghiên cứu và phát triển toàn cầu với hơn 700 nhà toán học, 800 nhà vật lý và 120 nhà hóa học làm việc cho Huawei.
"Các con cháu của tôi thích sản phẩm của Apple hơn Huawei. Điều đó có đồng nghĩa với việc chúng không thích Huawei không? Tất nhiên là không. Chúng ta không thể nói rằng một người nào đó là yêu nước nếu họ sử dụng sản phẩm của Huawei và là không yêu nước nếu không sử dụng sản phẩm của Huawei. Sản phẩm của Huawei rốt cuộc chỉ là hàng hóa. Mọi người sử dụng nếu họ thích chúng. Chính trị nên được đặt ra ngoài lề", ông Nhậm Chính Phi chia sẻ.
Theo Dân Trí
Cha đẻ Huawei xuất hiện sau thời gian dài ẩn mình Sau nhiều năm im lặng, ông Nhiệm Chính Phi, người sáng lập tập đoàn Huawei đã lần đầu lên tiếng về những nghi vấn gián điệp các quốc gia phương Tây. Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Nhậm Chính Phi phủ nhận những cáo buộc Huawei làm việc cho chính phủ Trung Quốc. Ông Nhậm cho rằng công ty của mình không hề...