CEO Facebook gặp gỡ Selena Gomez trong phòng siêu nhỏ
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg vừa khoe ảnh gặp gỡ ngôi sao nhiều người theo dõi nhất Instagram Selena Gomez trong căn phòng siêu nhỏ.
Cách đây ít giờ, Facebook của Mark Zuckerberg đăng một bức ảnh cho thấy CEO của mạng xã hội này đang ngồi trò chuyện vui vẻ cùng nữ ca sỹ Selena Gomez. Cùng với bức ảnh vui vẻ này là dòng mô tả “Gặp gỡ với ngôi sao lớn nhất của Instagram tại căn phòng nhỏ nhất của chúng tôi. Cảm ơn đã dừng chân, Selena Gomez”.
Mark Zuckerberg khoe ảnh hò hẹn với ngôi sao lớn nhất Instagram tại trụ sở Facebook.
“Căn phòng” của Mark Zuckerberg có thể chỉ là một chiếc thùng gỗ lớn được bố trí thêm bàn ghế, màn hình cỡ nhỏ. Căn phòng hình vuông và bức ảnh được crop theo khung vuông – tỷ lệ nguyên bản của ảnh trên Instagram.
Trên Instagram, Selena Gomez cũng đăng một bức ảnh khác, khoe gặp CEO của Facebook. “Khi bạn gặp một ông chủ và nói chuyện công nghệ trong một văn phòng rất lạ thường”, Selena bình luận.
Ảnh trên Instagram của Selena Gomez.
Selena Gomez hiện là ngôi sao lớn nhất trên Instagram, mạng xã hội hình ảnh sở hửu bởi Facebook. “Công chúa Disney” hiện có 78,6 triệu người theo dõi, nhỉnh hơn một chút so với “nữ hoàng nhạc đồng quê” Taylor Swift.
Video đang HOT
Selena Gomez sinh năm 1992, khởi đầu sự nghiệp với vai chính Alex Russo trong bộ phim ăn khách của Disney “Những phù thủy xứ Waverly” của Disney. Sau đó, Selena Gomez tham gia thêm một vài phim điện ảnh và khá thành công ở các phòng vé. Vài năm trở lại đây, Selena rẽ sang ca hát và có nhiều album gây tiếng vang.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Facebook đang 'dắt mũi' người dùng bằng Newsfeed
Facebook vướng phải bê bối lớn liên quan đến mục "tin nóng". Những thứ được gọi là "nóng" mà người dùng nhìn thấy không phải do thuật toán mà nhân viên Facebook dắt mũi.
Những bí ẩn xoay quanh chủ đề "Trending" của Facebook đang dần bị xóa bỏ. Theo bài báo mới nhất của Michael Nunez được đăng trênGizmodo, các dòng tít bạn nhìn thấy khi cuộn qua News Feed hay tìm kiếm nội dung trên ứng dụng di động đều là tác phẩm của con người và sự thiên vị, thành kiến của họ.
"Họ gọi nó là các tin tức 'nóng' và quảng cáo như thể nó được sắp xếp bởi một thuật toán. Điều đó không đúng", Nunez trả lời báo The Huffington Post trong một cuộc phỏng vấn.
Câu chuyện mới nhất của Nunez tố cáo một số nhân viên Facebook có nhiệm vụ xây dựng menu Trending đã tránh đưa các tin tức gây tranh cãi vào dù chúng phổ biến đến đâu trên mạng xã hội.
"Nói cách khác, mục tin tức của Facebook hoạt động như một phòng tin truyền thống, phản ánh sự thiên vị của nhân viên và mệnh lệnh của tổ chức", Nunez miêu tả trong bài báo, nhưng nói thêm không có bằng chứng cho thấy cấp trên ép nhân viên ra quyết định phải tránh loại tin tức nào. Tất cả đều là ý tưởng của người nào đang làm việc vào thời điểm đó.
Facebook bác bỏ lời tố cáo trên. Phát ngôn viên mạng xã hội cho biết có các nguyên tắc nghiêm ngặt dành cho đội đánh giá nhằm bảo đảm tính nhất quán và trung lập. "Các hướng dẫn này không chấp nhận đàn áp quan điểm chính trị hay ưu tiên một quan điểm nào hay một ấn phẩm nào hơn quan điểm hay ấn phẩm khác".
Mục tin nóng (Trending Stories) trên Facebook.
Hiểu đúng về tin nóng trên Facebook
Mục tin "nóng" (Trending) xuất hiện ở cột bên phải News Feed khi truy cập Facebook.com. Nếu dùng ứng dụng, nó nằm ở cuối màn hình khi bạn chạm vào ô tìm kiếm. Từ trước đến nay, chúng ta thường hiểu tin nóng chính là những tin được chia sẻ nhiều nhất tại bất kỳ thời điểm nào trên mạng xã hội.
Trong bài báo giải thích thuật toán của Trending từng đăng trên Recode, tác giả Kurt Wagner viết: "Facebook cho bạn xem những gì trên Trending tương tự như cách nó cho bạn xem mọi thứ trên News Feed... Nó tính toán một số thứ cá nhân như nơi bạn sống, các trang bạn theo dõi nhưng chủ yếu tìm kiếm 2 tín hiệu rộng hơn: các chủ đề được nhắc đến nhiều và các chủ đề nhận được sự quan tâm lớn đột ngột".
Wagner không sai: menu Trending được hỗ trợ từ thuật toán xác định mọi người đang nói gì trên Facebook. Đội ngũ nhân viên "quản lý tin tức" của Facebook quan sát và sau đó chọn ra cái nào đáng lưu ý và phát hành chúng.
Thuật toán đứng sau quyết định những gì có mặt trên Trending không giống nhau giữa từng người dùng. Chúng biết bạn quan tâm đến gì và đồng nghiệp của bạn ưa thích gì, vì thế từng mục tin nóng sẽ khác biệt. Điều quan trọng cần nhớ là chúng do con người lựa chọn.
Vấn đề không nằm ở thuật toán, nó nằm ở con người. Họ có thể "cài cắm" chủ đề vào mô-đun tin nóng. Nói cách khác, họ có vai trò như các biên tập viên một tờ báo. Điều đó biến Facebook không còn là mạng xã hội mà trở thành một hãng truyền thông như CNN, HuffingtonPost, Fox News...
CEO Facebook Mark Zuckerberg.
Vì sao vụ này trở thành scandal?
Các hãng tin đều có sự thiên vị. Một số còn tự hào khi công khai sự thiên vị của mình. Trong trường hợp của Facebook, sự thiên vị chính là "dìm" một bài báo và đăng bài khác lên.
Đây cũng là điều bạn thường làm khi lựa chọn một tờ báo hay một website để đọc tin tức và nhanh chóng lướt qua bài khác. Tuy nhiên, khi nhắc đến một hệ sinh thái nội dung phục vụ số người dùng còn lớn hơn cả dân số Trung Quôc, nó lại là vấn đề khác.
Facebook đã biến thành một gã khổng lồ truyền thông với khả năng định hình suy nghĩ không chỉ theo thuật toán máy tính mà còn theo một nhóm những người quyết định chọn phân phối tin tức không theo tiêu chuẩn và quy tắc nào, hai yếu tố mà bất kỳ hãng tin uy tín nào cũng phải tuân thủ.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg từng nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn giữ Internet minh bạch". Dù Mark ủng hộ sự trung lập, chúng ta từng chứng kiến vài lần Facebook đi ngược lại điều đó, đặc biệt với các hãng tin độc lập.
Mọi chuyện không dừng lại ở đó. Vài tháng gần đây, nó đã phát triển thành nền tảng xa lạ với nền tảng bạn làm quen từ buổi đầu tiên. Nhằm bù đắp lại sự tụt giảm trong cái gọi là "chia sẻ riêng tư" (chẳng hạn ảnh gia đình, cập nhật trạng thái), Facebook sốt sắng đầu tư vào các sản phẩm mới nhằm giữ chân bạn lâu hơn thay vì chuyển sang nhà của đối thủ khác.
Bởi Facebook quyền lực như vậy và có số người dùng "khủng" như vậy (1,65 tỷ), chỉ một thay đổi nhỏ cũng làm xáo trộn traffice đến các website tin tức và hoảng loạn các nhà xuất bản. Facebook muốn can thiệp vào từng tương tác trên nền tảng: Vụ tin nóng do con người nhúng tay vào chỉ là một ví dụ cho thấy tham vọng đó.
Như vậy, với tư cách một cổng kết nối thông tin, Facebook không minh bạch. Nó ưu tiên một số nguồn tin và hạn chế nguồn khác. Với quy mô lớn, không thể yêu cầu Facebook 100% hoàn hảo nhưng còn sự minh bạch? Có lẽ hãng nên đổi tên mục tin nóng thành mục "biên tập viên chọn" để mọi người hiểu được mình đang đọc gì. Tin nóng chắc chắn không phải thành quả của chỉ các thuật toán máy tính.
"Không sao khi Facebook thực hiện việc biên tập và hoàn toàn không vấn đề gì khi họ chọn tập trung vào các trang chính thống nhưng họ không thể nói họ đang sử dụng thuật toán để làm điều này. Họ có cả một ban biên tập, cũng như New York Times hay The Huffington Post hay Gizmodo", Nunez viết.
Theo Du Lam/ICTnews
Mark Zuckerberg nhận lương 1 USD mỗi năm Ông chủ của Facebook nổi tiếng với việc bỏ học Harvard để xây dựng nên mạng xã hội lớn nhất thế giới, ảnh hưởng đến hàng triệu con người. Nhưng còn nhiều điều thú vị khác về vị đại gia công nghệ trẻ tuổi và mạng xã hội lớn nhất hành tinh này, theo CNET. Mark Zuckerberg nhận lương 1 USD Mark Zuckerberg...