CEO Dropbox: 45 triệu người dùng chỉ là bước khởi đầu
Dịch vụ lưu trữ nền tảng điện toán đám mây khởi nghiệp tại thung lũng Silicon – Dropbox hiện đã đạt con số 45 triệu người dùng, song tất cả chỉ mới là bước khởi đầu.
Drew Houston – Nhà sáng lập Dropbox.
CEO đồng thời là nhà sáng lập Drew Houston của dịch vụ này đã chia sẻ như vậy trong hội nghị GigaOM RoadMap 2011 diễn ra tại San Francisco. “Mọi người nghĩ rằng chúng tôi chỉ đơn thuần là một dịch vụ lưu trữ, tuy nhiên đó chỉ là một phần trong kế hoạch của chúng tôi”, ông cho biết thêm.
Ra đời từ năm 2007, Dropbox phát triển liên tục đến hôm nay và đạt được nhiều thành công trong dịch vụ và kinh doanh. Cuối tháng 10 vừa qua, công ty này đã nhận được khoản đầu tư 250 nghìn USD từ quỹ Index Ventures, một số tiền rất lớn so với quy mô của bất kì 1 startup nào.
Trước đó không lâu, tạp chí Forbes cho đăng tải một bài viết kể về sự phát triển của Dropbox, trong đó chi tiết đáng chú ý là vào tháng 12/2009, ông chủ của Apple đã “ve vãn” dịch vụ này nhằm mở đường cho kế hoạch ra mắt iCloud và sát nhập cả Dropbox vào.
Tuy nhiên, vị CEO 28 tuổi tỏ ra không có bất kì sự lo ngại nào trước Apple hay các đối thủ khác. Drew Houston nói rằng công ty của ông được hưởng lợi từ “Quả táo”. Khi Dropbox ra đời, hầu hết người dùng lưu trữ tài liệu, văn bản, hình ảnh của họ trên ổ cứng riêng biệt. Với sự xuất hiện của iPhone, sự phát triển của Internet, mọi người mới có nhu cầu, và điều kiện, truy cập các tập tin của họ từ nhiều phương tiện khác nhau, đó chính là cơ sở để dịch vụ nền tảng đám mây này tăng tốc.
Ông cho rằng, dịch vụ mà công ty phát triển sẽ còn làm việc trên nhiều thiết bị hơn, xe hơi và TV chẳng hạn. Khi đó, Dropbox sẽ mang lại một kết nối liền mạch, nhằm tạo nên “một cuộc sống dễ dàng hơn”.
Theo ICTnew
Xây dựng các "đám mây riêng" nhờ hạ tầng sẵn có
Ngày 2/11, Tập đoàn Symantec công bố các sản phẩm cung cấp cho tổ chức công nghệ thông tin có thể xây dựng các đám mây lưu trữ riêng linh hoạt bằng cách chuyển đổi hạ tầng hiện có.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Đám mây riêng là hình thức phổ biến nhất của điện toán đám mây, cho phép một công ty phủ các lớp ảo hóa và phần mềm quản lý lên cơ sở hạ tầng hiện có để liên kết các máy chủ, lưu trữ, mạng, dữ liệu, ứng dụng...
Thế nhưng, đi kèm với nó là một loạt câu hỏi như việc liệu doanh nghiệp có tận dụng được hạ tầng đã đầu tư trước đó, hay vấn đề bảo đảm an toàn khi dữ liệu được chuyển sang đám mây...
Một khảo sát mới đây về thị trường Việt Nam của Symantec cho thấy, có tới 69% giám đốc tài chính không sẵn sàng lắm trong việc chuyển đổi ứng dụng kinh doanh quan trọng sang môi trường đám mây riêng, 54% giám đốc điều hành còn thận trọng trong việc dịch chuyển các ứng dụng.
Theo ông Raymond Goh, Giám đốc kỹ thuật của Symantec khu vực Nam Á, những lo ngại chính trong việc đưa ứng dụng vào môi trường đám mây chính là vấn đề thiếu các công cụ giám sát/quản lý (100%), hiệu suất hoạt động, độ tin cậy và tính bảo mật đều ở ngưỡng 89%.
Với việc giới thiệu một loạt giải pháp này, ông Raymond Goh tin tưởng, các tổ chức công nghệ có thêm công cụ để quản lý các dịch vụ kinh doanh toàn diện trên các nền tảng không đồng nhất (Veritas Cluster Sever 6.0 và Symantec Application HA 6.0), triển khai lưu trữ có tính mở và linh hoạt (Veritas Storage Foundation 6.0)... Qua đó, thúc đẩy việc chuyển đổi sang điện toán đám mây tại Việt Nam./.
Theo TTXVN
Ubuntu One: Dịch vụ lưu trữ đám mây đã có trên Windows Ubuntu One là một dịch vụ lưu trữ đám mây nổi tiếng tương tự như Dropbox, ứng dụng đã có cho hệ điều hành Linux , Android , iPhone, và bây giờ là Windows. Ubuntu One được cài đặt sẵn với Ubuntu và được coi là dịch vụ lưu trữ đám mây cho người dùng Linux. Ubuntu one đã cho ra mắt phiên...