CEO Dragon Capital, ông Dominic Scriven: Còn nhiều điểm tựa để vượt qua thách thức
Theo Tổng giám đốc Dragon Capital, ông Dominic Scriven, kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thách thức chung của kinh tế thế giới là tính chu kỳ, lãi suất sẽ tăng trở lại, nhưng Việt Nam có một số vấn đề mà nếu giải quyết được theo hướng tốt hơn sẽ là điểm tựa để vượt qua thách thức.
Thưa ông, những thách thức lớn nhất có thể nhận diện trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay là gì?
Như chúng ta đã biết, Mỹ đang kết thúc các gói nới lỏng định lượng (QE), hút tiền về, đồng thời tăng lãi suất USD. Chưa có nhà kinh tế học nào có thể dự đoán được hết ảnh hưởng của điều này. Các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khó dự đoán được diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và vấn đề nội tại của một số nước, điển hình như Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).
Vậy nền kinh tế Việt Nam có gì đáng lo ngại, theo ông?
Nội tại kinh tế Việt Nam cho đến thời điểm này chưa có gì đáng lo ngại. Giá trị vốn hoá của thị trường Việt Nam là 70% GDP, xứng đáng với thị trường mới nổi và tỷ lệ giao dịch hàng ngày trên giá trị vốn hóa thuộc loại thị trường có thanh khoản, tức được xếp ngang Trung Quốc và Thái Lan, thậm chí hơn cả Singapore xét về tỷ lệ này.
Ông Dominic Scriven
Số công ty niêm yết ngày càng nhiều, chất lượng quản trị công ty, công bố thông tin càng ngày càng được cải tiến. Với những gì đã làm được trong 10 năm qua, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào.
Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế đặt ra nhiều thách thức, Việt Nam có thể làm gì để thúc đẩy thị trường phát triển ?
Việc lớn nhất là cần xây dựng được mạng lưới nhà đầu tư tổ chức trong nước. Nhưng đây là vấn đề khó, vì cơ sở pháp lý đã có, nhưng điều kiện đủ là phải có các tổ chức giàu kinh nghiệm, có uy tín, có sức thu hút nhà đầu tư bằng sản phẩm hấp dẫn.
Bên cạnh đó, phải có nhu cầu trong dân chúng là chuyển từ tích lũy sang sang đầu tư. Dù có các biện pháp thúc đẩy, Việt Nam vẫn cần chờ đợi hội tụ đủ các điều kiện cần và đủ cho quỹ hưu trí, quỹ đại chúng… Hiện nay, doanh số giao dịch hàng ngày chủ yếu là từ nhà đầu tư cá nhân.
Video đang HOT
Các công ty quản lý quỹ trong nước trong năm 2018 đã có sự phát triển, sau nhiều năm khá khó khăn. Đây là dấu ấn rất tốt. Nếu không có nhà đầu tư tổ chức trong nước, thị trường chủ yếu trông đợi vào nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thì sẽ phát sinh hàng loạt vấn đề.
Một động cơ không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của thị trường nói chung là cổ phần hóa, thoái vốn của nhà nước. Năm 2018, do một số yếu tố mà lộ trình này chững lại. Việc này nằm ngoài chuyên môn của ngành chứng khoán. Nếu hoạt động này được đẩy mạnh sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho thị trường.
Đáng chú ý, việc nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và vị thế của nền kinh tế có tính chu kỳ, lãi suất tăng trở lại sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ. Trong bối cảnh này, chúng ta phải nhìn nhận lại sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hiện chưa tương xứng với nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp. Một trong những vướng mắc quan trọng là thị trường chưa tin vào khả năng đánh giá định mức tín nhiệm doanh nghiệp. Đây là câu chuyện “con gà quả trứng” cần được giải quyết.
Giới đầu tư đang kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI. Ông có kỳ vọng điều này?
Vướng mắc lớn nhất ở đây chính là giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong công ty niêm yết. Việc giới hạn và giới hạn như thế nào là quyết định của Việt Nam, không nằm trong giới hạn chuyên môn của giới chứng khoán.
Nhưng không thể không nói, có những thông điệp hơi lệch nhau xuất phát từ cấp cao nhất liên quan đến vai trò dự kiến của nhà đầu tư nước ngoài và lộ trình thực hiện. Điều này có thể khiến nhà đầu tư nước ngoài trở nên thất vọng. Tôi tin nếu giải quyết được điều này, thị trường Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
Điều gì khiến ông lạc quan nhất về Việt Nam khi nhìn về năm mới?
Dù có nhiều khó khăn thách thức lớn, khó định lượng đến từ bên ngoài, nhưng thị trường Việt Nam có nhiều điểm trọng yếu mà chỉ cần tác động tích cực vào đó sẽ tạo ra các động lực mới giúp thị trường phát triển mạnh mẽ.
Thu Hương
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nỗi lo bao trùm giới đầu tư
Nỗi lo về tăng trưởng kinh tế, cùng đàm phán thương mại Mỹ - Trung không có tiến triển khiến chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch cuổi tuần qua (8/2).
Ảnh AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông không có kế hoạch gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước thời hạn ngày 1/3 do 2 nước đặt ra để đạt được thỏa thuận thương mại. Tuyên bố này của ông Trump cho thấy 2 bên đang ít có sự tiến bộ trong cuộc đàm phán và nó khiến nhà đầu tư lo lắng.
Do đó, trong phiên cuối tuần, các chỉ số chính của phố Wall đều giảm khá mạnh khi mở cửa và chủ yếu dao động trong sắc đỏ suốt phiên. Tuy nhiên, vào cuối phiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu công nghệ, các chỉ số đã hồi phục dần, trong đó, S&P 500 và Nasdaq đã đảo chiều thành công để đóng cửa với sắc xanh nhạt.
Trước đó, phố Wall đã giảm mạnh trong phiên thứ Năm (7/2) khi cố vấn Nhà Trắng, ông Larry Kudlow nói rằng, có một "khoảng cách khá lớn" giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến một thỏa thuận thương mại. Bên cạnh đó, việc Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Anh cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực cũng tạo tâm lý bi quan cho nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 8/2, chỉ số Dow Jones giảm 63,20 điểm (-0,25%), xuống 25.106,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,83 điểm ( 0,07%), lên 2.707,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 9,85 điểm ( 0,14%), lên 7.289,20 điểm.
Dù giảm điểm trong 2 phiên cuối tuần, nhưng trong tuần, phố Wall vẫn duy trì được đà tăng, dù mức tăng rất khiêm tốn. Cụ thể, Dow Jones tăng 0,17%, S&P 500 tăng 0,05% và Nasdaq có được tuần tăng thứ 7 liên tiếp với mức tăng 0,35%.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, những thông tin về tiến triển chậm trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, cùng việc EC hạ dự báo tăng trưởng của khu vực khiến các thị trường chứng khoán chính của "lục địa già" chìm trong sắc đỏ trong phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên 8/2, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 22,40 điểm (-0,32%), xuống 7.071,18 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 115,24 điểm (-1,05%), xuống 10.906,78 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 23,92 điểm (-0,48%), xuống 4.961,64 điểm.
Trong tuần, chỉ số FTSE 100 tăng 0,73%, tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số DAX giảm 2,45%, tuần giảm thứ 2 liên tiếp và chỉ số CAC 40 đảo chiều giảm 1,15% sau 5 tuần tăng liên tiếp.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Trung Quốc vẫn nghỉ Tết Nguyên đán, thì chứng khoán Nhật Bản lại có phiên lao dốc mạnh với mức giảm hơn 2%, mức cao nhất kể từ đầu tháng 1 và đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 10/1 sau thông tin không mấy tích cực về đàm phán kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và kết quả kinh doanh ảm đạm của một số tập đoàn lớn. Cũng lo lắng về việc giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ - Trung khiến chứng khoán Hồng Kông cũng giảm điểm trong phiên cuối tuần qua.
Kết thúc phiên 8/2, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 418,11 điểm (-2,01%), xuống 20.333,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 43,89 điểm (-0,16%), xuống 27.946,32 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,19%, chấm dứt chuỗi tuần tăng liên tiếp ở con số 4, còn chỉ số Hang Seng tiếp tục tăng 0,06%, tuần tăng thứ 6 liên tiếp.
Bất chấp đồng USD tăng mạnh trong tuần qua với tuần tăng tốt nhất 6 tháng, nhưng với những thông tin đáng lo ngại về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, tăng trưởng kinh tế thế giới, giá vàng vẫn tăng giá trong phiên cuối tuần qua. Tuy nhiên, phiên tăng điểm này không giúp giá kim loại quý có được tuần tăng tiếp theo.
Kết thúc phiên 8/2, giá vàng giao ngay tăng 4,2 USD ( 0,32%), lên 1.314,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 3,9 USD ( 0,30%), lên 1.313,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 tăng 4 USD ( 0,30%), lên 1.318,2 USD/ounce.
Trong tuần, giá vàng giao ngay điều chỉnh giảm nhẹ 0,24%, giá vàng tương lai cũng giảm 0,27%, chấm dứt chuỗi 2 tuần tăng liên tiếp.
Dù điều chỉnh trong phiên cuối tuần, nhưng giới đầu tư và các nhà phân tích vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào đà tăng tiếp của giá vàng trong tuần mới, trong đó tâm điểm của sự chú ý là cuộc bỏ phiếu ngân sách tại Quốc hội Mỹ vào ngày 15/2 và dữ liệu kinh tế vĩ mô của Mỹ.
Cụ thể, trong 15 chuyên gia trả lời, có 11 người dự báo giá vàng tăng, chiếm 73%, cao hơn so với con số 63% của tuần trước và bằng con số của tuần trước đó; có 2 người dự báo giá vàng sẽ giảm, chiếm 13%, bằng với tuần trước và 2 người dự báo giá sẽ đi ngang.
Trong khi đó, trong 467 người tham gia thảo sát trực tuyến, có 259 lượt dự báo giá vàng sẽ tăng tuần mới, chiếm 55%, thấp hơn con số 64% của tuần trước; 129 người dự báo giá vàng giảm, chiếm 28%, cao hơn con số 24% của tuần trước và 79 người dự báo giá vàng sẽ đi ngang, chiếm 17%.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu ít thay đổi trong phiên giao dịch cuối tuần qua, nhưng đã giảm trong tuần vì những lo ngại mới về việc làm chậm nhu cầu toàn cầu.
Kết thúc phiên 8/2, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,08 USD ( 0,15%), lên 52,72 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,47 USD ( 0,76%), lên 62,10 USD/thùng.
Trong tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 4,60%, trong khi giá dầu thô Brent vẫn tăng 0,27%.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Các thị trường chứng khoán mới nổi tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh Theo dự báo của Tổ chức cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản toàn cầu UBS Global Wealth Management (UGWM), các thị trường chứng khoán mới nổi sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường Chứng khoán mới nổi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh. Ảnh minh hoạ: Reuters Tổ chức cung cấp các dịch...