CEO “đóng thế” của Yahoo lên lương 750.000 USD
Vừa qua, tập đoàn Yahoo đã nâng lương cho giám đốc điều hành (CEO) “đóng thế” Tim Morse thêm 25% nữa, sau khi Carol Bartz bị “bắn rơi” khỏi ghế CEO của hãng này.
Tim Morse. (Nguồn: Internet)
Như vậy, mức lương hiện tại của Morse là 750.000 USD, cao hơn 25% so với mức cũ là 600.000 USD.
Trước khi làm CEO tạm thời, Morse chính là giám đốc tài chính (CFO) của Yahoo.
Hiện tại, vị quan chức này phải kiêm nhiệm cả 2 vai trò hàng đầu của “biểu tượng Internet.”
Với mức lương 750.000 USD này, Morse vẫn nhận được ít hơn số tiền lương 1 triệu USD mà cựu CEO Bartz từng lĩnh.
Hiện ban giám đốc Yahoo đang xem xét khả năng bán lại tập đoàn, theo 2 kịch bản hoặc là bán một số bộ phận, hoặc bán toàn bộ Yahoo.
Trong trường hợp ban giám đốc quyết định giữ lại “biểu tượng Internet” để duy trì và phát triển, thì họ sẽ phải tìm một CEO chính thức mới./.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Những CEO kém tài nhất trong làng công nghệ
Với sự kiện Giám đốc điều hành Yahoo Carol Bartz bị sa thải, hãy điểm lại những gương mặt CEO gây thất vọng nhất trong làng công nghệ.
CEO trong làng công nghệ đang được chú ý rất nhiều thời gian gần đây. Ngoại trừ tượng đài Steve Jobs, người vừa từ chức giám đốc điều hành Apple, rất nhiều gương mặt lèo lái con thuyền các hãng công nghệ đều không được đánh giá cao. Dưới đây là 6 Giám đốc điều hành được cho có năng lực điều hành kém nhất trong các hãng công nghệ.
CEO Yahoo: Carol Bartz
Trong gần 3 năm tại vị, Carol Bartz đã không thể xoay sở để vực dậy Yahoo lúc đó đã trên con đường thoái trào. Có thể có nhiều nguyên nhân cho sự xuống dốc của Yahoo, trong đó ban lãnh đạo công ty không thể không chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, rõ ràng Carol Bartz đã không làm được những gì bà đã hứa khi lên nắm quyền. Nếu Carol Bartz kiên quyết hơn trong các quyết định của mình, có thể Yahoo đã không phải chịu kết cục như bây giờ
Trong nhiệm kì của mình, Carol Bartz đã cắt giảm quá nhiều chi phí, một quyết định cho thấy Yahoo sẽ không thể được xây dựng thành một doanh nghiệp bền vững. Trong khi đó, các dịch vụ là thế mạnh của Yahoo không được Bartz cải thiện và việc bà bị lãnh đạo công ty sa thải dường như là điều tất yếu.
CEO Microsoft: Steve Ballmer
Cách đây ít năm, Microsoft được ví như một gã khổng lồ không thể bị đánh bại. Thế nhưng, có vẻ dưới thời Steve Ballmer, mọi việc đang trở nên ảm đạm cho hãng này. Microsoft đang gặp khó khăn để tìm kiếm lợi nhuận bên cạnh bán bản quyền Windows và dịch vụ văn phòng Office. Xbox giành lại cho Microsoft một phần lợi nhuận, nhưng hãng này đã bỏ lỡ những cơ hội trong thị trường điện thoại và máy tính bảng. Trên lĩnh vực tìm kiếm, Bing cũng không phải là đối thủ của Google Search.
Steve Ballmer.
Steve Ballmer còn gắn liền với thất bại của Windows Vista cùng thương vụ mua lại Yahoo. Trong năm nay, Ballmer bỏ ra tới 8,5 tỷ USD mua lại Skype nhằm bổ sung tính năng cho các sản phẩm trong tương lai. Tuy nhiên, những thay đổi trong hệ điều hành mới Window 8, cho đến nay nhận được không ít lời nhận xét là "tẻ nhạt".
CEO Nokia: Stephen Elop
Nokia đang sở hữu 1 Meego có triển vọng thành công. Thế nhưng, Elop cho rằng hãng không đủ thời gian để xây dựng một hệ sinh thái xung quanh nó. Kết quả là Nokia lại đi hợp tác với Microsoft, và sớm nhất thì đến mùa thu năm nay, điện thoại chạy Windows Phone của Nokia mới đến tay được người dùng.
Về bản chất, Stephen Elop đang đưa Nokia về gần hơn với Microsoft. Với những động thái của Microsoft trên thị trường di động, chiến lược của Stephen Elop có thể sẽ là một cuộc cá cược đầy mạo hiểm.
CEO của AOL: Tim Armstrong
AOL mua lại Techcrunch vào tháng 9 năm ngoái. 1 năm sau, Michael Arrington, người sáng lập và là biên tập viên của website cho cộng đồng công nghệ nổi tiếng trên thế giới này từ chức. Sự kiện này được xem như một cột mốc đánh dấu cho sự suy thoái của AOL khi trang nội dung hàng đầu này mất đi người lèo lái.
Theo InvestorPlace, cổ phiếu của AOL giảm hơn 34% trong năm nay. Với kết quả bết bát đó, CEO Tim Armstrong còn lâu mới tạo nên "một Disney của thế kỉ 21".
CEO Groupon: Andrew Mason
Khi Groupon, dịch vụ chia sẻ những phiếu khuyến mãi vừa mới được thành lập, Google đã ngỏ ý muốn mua lại với giá 6 tỷ USD. Thế nhưng lời đề nghị của Google đã bị CEO Andrew Mason từ chối thẳng thừng. Với kế hoạch bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên, Andrew hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này bị ủy ban Hối đoái chứng khoán sờ gáy do nghi ngờ gian lận tài chính.
Tình hình tài chính của Groupon đáng ra đã khả quan hơn nếu CEO Mason không chi tới 28 triệu USD để đầu tư vào cổ phiếu hồi tháng 6 và các đối tác không giành mất 380 triệu USD khỏi vòng tài chính của Groupon.
Groupon đã hủy bỏ đợt phát hành IPO và có lẽ nỗ lực lần thứ 2 sẽ phải mất thêm một thời gian nữa mới có thể được thực hiện. Trong khi đó, Groupon đang bị các đối thủ cạnh tranh gồm Living Social và Google phả hơi nóng vào gáy.
CEO HP: Leo Apotheker
Thất bại đầu tiên có thể kể về Leo Apotheker là thương vụ đắt đỏ khi HP mua lại công ty phần mềm Autonomy. Quyết định này đã gây shock cho cổ đông công ty. Leo Apotheker sau đó quyết định dừng việc phát triển TouchPad.
Công bằng mà nói, Apotheker không phải chịu trách nhiệm về việc HP mua lại Palm. Do đó, quyết định khai tử webOS và các thiết bị chạy nền tảng này của ông là có thể hiểu được. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là Leo Apotheker thậm chí đã không cho TouchPad một cơ hội.
Cùng lúc đó, HP cho biết sẽ cân nhắc từ bỏ kinh doanh cả mảng PC mà hãng vốn là nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Rời bỏ một thị trường đã không còn nhiều lợi nhuận thì chẳng có gì sai. Tuy nhiên, IBM cho thấy họ khôn ngoan hơn HP rất nhiều: tìm một người mua với sự rút lui có tính toán.
Theo Bưu Điện VN
Sa thải CEO, Yahoo cần gì và muốn gì? CEO của Yahoo, Carol Bartz vừa bị HĐQT sa thải vì đã không thể đưa được kết quả kinh doanh của hãng này đi lên. Sau 3 năm dưới quyền bà Bartz, nhìn lại Yahoo vẫn chỉ là 1 đống đổ nát của đế chế 1 thời. Nếu như chỉ nhìn vào kết quả hoạt động ở Việt Nam, có lẽ chẳng một...