CEO điện thoại kiếm hơn chục triệu USD nhờ lên livestream bán hàng
Luo Yonghao, CEO Smartisan – công ty smartphone phổ biến ở Trung Quốc – đã kiếm 15,5 triệu USD thông qua nền tảng bán hàng livestream.
Được biết đến nhiều hơn sau buổi livestream thu về hơn 10 triệu đô, Luo Yonghao trước đó đã là nhân vật quen mặt với các mạng xã hội Trung Quốc.
Khi còn là giáo viên tiếng Anh, Luo đã nổi tiếng trên mạng với cách dạy thú vị. Sau đó, vào năm 2011, đoạn video clip ghi lại cảnh ông đập nát tủ lạnh Siemens trước trụ sở công ty này được lan truyền trên mạng. Lý do cho việc này là vì Siemens đã từ chối bảo hành sản phẩm lỗi.
Câu chuyện này nổi tiếng đến mức cây búa trở thành biểu tượng của Smartisan – công ty smartphone Luo sáng lập vào 2012.
Tính cách của chủ nhân công ty này dường như in dấu trên từng cột mốc cho đến khi ông nhảy vào thị trường thương mại điện tử phát trực tiếp.
CEO nổi tiếng với phát ngôn táo bạo
Suốt thời gian điều hành Smartisan, Luo nổi tiếng với việc chỉ trích cả Xiaomi và Apple khi cho rằng các hãng này đã đánh mất linh hồn của hãng. Đồng thời, ông cũng tuyên bố sẽ đánh bại Apple.
Vào năm 2018, Luo đạt kỷ lục Guiness khi Smartisan có buổi ra mắt sản phẩm có nhiều người tham dự nhất. Đó có thể cũng là buổi ra mắt sản phẩm công nghệ duy nhất mà người tham dự phải mua vé. Smartisan khi đó thu về hơn 750.000 USD tiền vé.
Buổi ra mắt R1 giá vé được được bán từ 14-142 USD.
Video đang HOT
Tại buổi ra mắt điện thoại R1 với bộ nhớ trong 1TB, Luo tuyên bố Apple sẽ sao chép họ. Thời điểm đó, Táo khuyết vẫn chưa có điện thoại 1TB. Cùng lúc đó, Smartisan ra mắt màn hình TNT Station, được cho là tương tự Microsoft’s Surface Studio.
Tuy nhiên, dự án này cuối cùng lại là đoạn kết của Smartisan. Dự định bán thêm 3,3 triệu sản phẩm đã không thể đạt được khi thị trường smartphone Trung Quốc dần chững lại. Smartisan đã phải bán các sáng chế của mình cho ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Douyin.
Từ một CEO nổi tiếng trong ngành, Luo cuối cùng nằm trong danh sách đen của Chính phủ Trung Quốc khi không thể chi trả các khoản nợ.
Live streamer kiếm hơn 10 triệu USD
Luo khi đó thừa nhận công ty có vấn đề về tài chính, và ông sẽ làm việc để trả nợ. Tuy gặp nhiều khó khăn, đến đầu tháng 4 năm nay, nền tảng bán hàng livestream dường như đã mở ra một cánh cửa mới.
Trước đó, trong một bài đăng trên Weibo cá nhân, ông cho biết sẽ tham gia bán hàng trên nền tảng livestream để kiếm tiền. “Mặc dù không thích hợp bán son, nhưng tôi nghĩ tôi có thể bán được các sản phẩm khác”, Luo cho biết.
Vào buổi ra mắt đầu tiên, Luo đã thu về 15,5 triệu USD với 48 triệu người xem. Trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, ông đã bán từ điện thoại Xiaomi đến dao cạo Gillette và các vật dụng khác.
Khi đó, các đối thủ trong ngành công nghệ gồm Lu Weibing, Chủ tịch Xiaomi tại Trung Quốc và Tổng Giám đốc thương hiệu Redmi, và Wang Xiaochuan, người sáng lập và CEO của Sogou, cũng đã tham gia. Họ đã trao bao lì xì ảo trị giá hơn 700.000 tệ cho những người xem ngày hôm đó.
Luo thử vừa đi bộ trên máy vừa dùng máy tính ở lần livestream thứ 2.
Tuy nhiên, sự thành công này có vẻ sẽ không kéo dài lâu. Vào lần thứ 2 livestream, Luo chỉ thu được 35 triệu tệ (gần 5 triệu USD) từ hơn 11 triệu người xem.
Luo dường như chỉ nổi tiếng vì là một CEO kiếm chục triệu USD vì bán hàng livestream. Tuy ấn tượng ở lần ra mắt đầu, thực tế con số Luo kiếm được vẫn thua xa 145 triệu USD mà live streamer Li Jiaqi kiếm được vào ngày Lễ độc thân (11/11) năm ngoái.
Thị trường livestream cần nhiều sự chuyên nghiệp hơn để thành công. Luo cũng thừa nhận, hiện tại ông kiếm tiền qua việc bán hàng livestream là để trả nợ, chứ đó không phải là mục tiêu của ông.
'Thánh nổ' Trung Quốc muốn livestream bán hàng để trả nợ
CEO hãng điện thoại từng hứa hẹn thâu tóm Apple giờ phải sống trong cảnh nợ nần.
Ngày 19/3 vừa qua, Luo Yonghao, CEO hãng điện thoại Smartisan của Trung Quốc cho biết anh muốn chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử, mong muốn tìm kiếm đối tác cung cấp sản phẩm, hay nói cách khác là livestream bán hàng.
"Dù không phù hợp để bán son môi, tôi tin mình có thể quảng bá nhiều sản phẩm cho mọi người". Có lẽ Luo đang nhắc tới Austin Li, nam vlogger nổi tiếng với kỹ năng bán son hớp hồn chị em. Tuy nhiên, Luo muốn bán đồ công nghệ, sách, đồ gia dụng và thức ăn nhẹ.
Luo Yonghao bị cộng đồng mạng Trung Quốc đặt biệt danh "thánh nổ" vì những phát ngôn to tát khi ra mắt điện thoại.
Bài đăng của Luo trên Weibo đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với gần 30.000 lượt thích, hơn 40.000 chia sẻ và 8.000 bình luận.
Ngày 23/3, một nguồn tin cho biết Luo đã ký kết thỏa thuận độc quyền trị giá 11,2 triệu USD với nền tảng bán hàng Taobao. Tuy nhiên cũng trong ngày đó, một tờ báo khác đưa tin Luo muốn bán hàng trên Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok.
Hiện Taobao và Douyin chưa đưa ra thông báo chính thức nào.
Luo nguyên là giáo viên dạy tiếng Anh, sau đó là chủ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Năm 2011, Luo nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc khi đập nát một chiếc tủ lạnh Siemens ngay bên ngoài trụ sở của công ty ở Bắc Kinh vì từ chối bảo hành sản phẩm bị lỗi.
Đến năm 2012, Luo gây sốt khi thành lập hãng điện thoại Smartisan. Ông liên tục có những phát ngôn thái quá như "tiêu diệt" các bom tấn như iPhone, "tốt nhất châu Á" hay hứa hẹn thâu tóm luôn Apple.
Lou từng được coi là thần tượng giới trẻ, những sự kiện của Smartisan dù bán vé vẫn luôn kín chỗ.
Khi ra mắt chiếc điện thoại có bộ nhớ trong 1 TB vào năm 2018, Luo khẳng định Apple rồi sẽ "điên cuồng sao chép Smartisan". Khi đó, người ta từng xem ông là "thần tượng giới trẻ Trung Quốc".
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh Luo chỉ là "thánh nổ". Smartisan tấn công vào một thị trường ngách nhưng không thể đạt thành công như mong muốn.
Năm 2019, Luo cho biết mình đã vay hơn 14 triệu USD để giúp Smartisan sống sót. Công ty của ông (lúc này đã bổ nhiệm CEO khác) còn hợp tác với TikTok để ra mắt smartphone có tên Nut Pro 3, còn gọi là điện thoại TikTok.
Từ vị thế "đại gia", Luo bị đối xử như công dân hạng 2 sau một vụ kiện. Tháng 11/2019, Reuters đưa tin Luo không được đi máy bay, tàu cao tốc, không được nghỉ tại các khách sạn cao cấp, vào hộp đêm hay sân golf, không được mua tài sản có giá trị cao hay cho con học tại các trường tư đắt tiền.
Sau Smartisan, sự nghiệp của Luo cũng không mấy suôn sẻ. Ông thành lập hãng thuốc lá điện tử Vvild nhưng không thành công. Tháng 12 năm ngoái, Luo xuất hiện với vai trò giám đốc thương hiệu toàn cầu của Sharklet, công ty sản xuất nhựa kháng khuẩn lấy cảm hứng từ kết cấu da cá mập. Tuy nhiên tên của ông đã bị xóa khỏi ban điều hành Sharklet.
'Thánh nổ' từng tuyên bố đánh bại Xiaomi và Apple nay phải livestream bán Mi10 để trả nợ Nhưng trong cái rủi lại có cái may, buổi livestream bán hàng ra mắt của Luo Yonghao - nhà sáng lập công ty điện thoại Smartisan - đã bất ngờ đạt kỷ lục về doanh thu, lên tới 15,5 triệu USD. Làm thế nào để bạn trả được hàng triệu USD tiền nợ sau khi công ty điện thoại thông minh của mình...