CEO của HP khẳng định sẽ không chia tách công ty
CEO của Hewlett-Packard đã đập tan tin đồn rằng công ty sẽ được chia tách để tăng giá trị cho các cổ đông.
“Chúng tôi không có kế hoạch chia nhỏ công ty. Tôi rất tự tin rằng chúng tôi đang trở nên tốt hơn và mạnh mẽ hơn” Whitman đã trả lời một nhà phân tích khi được hỏi về kế hoạch của công ty.
Tin đồn việc HP bị chia nhỏ rộ lên cách đây hai năm khi nguyên CEO Leo Apotherker nói công ty có thể bán đi mảng kinh doanh máy tính. HP sau đó đã thay thế Apotheker và cho biết luôn để ngỏ khả năng này. Các cổ đông của HP sẽ được lợi hơn khi những mảng kinh doanh ăn nên làm ra (như máy in và dịch vụ) được chia tách với các mảng khác.
Cũng trong cuộc họp thường niên lần này, Whitman cũng chỉ rõ quan điểm của HP là tập trung vào hệ thống kinh doanh cá nhân, bao gồm máy tính bàn, laptop, máy trạm và máy tính bảng.
“Chúng tôi có ba lý do để thực hiện kinh doanh như vậy. Đầu tiên, không ai có thể am hiểu về máy tính như HP, từ các trung tâm dữ liệu đến các thiết bị. Thứ hai, tương lai nằm ở sự hội tụ. Khi mà hệ sinh thái máy tính càng trở nên phức tạp, việc có thể kết nối mọi thứ với nhau là lợi thế cạnh tranh lớn của chúng tôi. Lý do thứ ba là về sự an toàn. Khi các yêu cầu về an ninh ngày càng được chú trọng, HP biết cách làm như thế nào để cân bằng giữa truy cập và bảo mật. Sẽ tốn khá nhiều thời gian để chúng tôi có thể đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo, nhưng chúng tôi đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong những năm vừa qua. Những thiết kế phần cứng mới và hệ điều hành đa nhiệm khiến cho chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.”
Video đang HOT
Hiện tại, vẫn chưa rõ các nỗ lực của HP là để tận dụng lợi thế trong thị trường tăng trưởng nhanh của PC và máy tính bảng, hay họ sẽ tham gia cuộc chơi smartphone – lĩnh vực đã bị bỏ qua dưới thời Apotheker và được tái khởi động trong thời gian tới.
Việc kinh doanh máy tính rất quyết liệt và trong tương lai ngắn triển vọng là rất ảm đạm. Vào quý bốn năm ngoái, HP thông báo giảm cả doanh số bán hàng lẫn lợi nhuận. Nguyên nhân chính đến từ việc giảm 8% doanh số trong hệ thống kinh doanh cá nhân. Sự suy yếu này còn mạnh hơn HP dự tính và Whitman cũng không mong đợi tình hình có thể tốt hơn trong năm 2013. Dell cũng phải hứng chịu thất bát tại thị trường máy tính tuần qua. Michael Dell đã tư nhân hóa công ty để có thể tái cấu trúc những công việc kinh doanh một cách hiệu quả hơn và tránh khỏi sự soi mói từ phố Wall.
“Trong mười năm qua, HP đã xây dựng được chuỗi nhượng quyền kinh doanh giá trị nhất trong ngành công nghệ thông tin. Khi bạn nghĩ đến thương hiệu, quy mô, hệ thống phân phối, sự cộng tác trong phát triển – nghiên cứu và các kênh cung cấp của chúng tôi, HP đã sỡ hữu chuỗi tài sản tuyệt vời. Điều quan trọng ở đây là khách hàng muốn công ty là một thể thống nhất, chúng tôi đã nghe thấy rất rõ điều đó vào ngày 18 tháng tám năm 2011 (Đó là ngày HP cân nhắc việc tách riêng mảng kinh doanh máy tính).” Whitman phát biểu.
CEO này cũng đã nói với các cổ đông: “Cuối cùng, HP phải chứng minh cho các cổ đông rằng không chia tách là chiến lược đúng đắn. Qua thời gian, mảng kinh doanh của hãng phải chứng minh được giá trị của việc giữ nguyên công ty.”
Theo genk
CEO của HP thừa nhận, công ty vẫn sẽ gặp khó khăn cho tới năm 2014
Tham dự vào cuộc chơi di động là điều tất yếu để tiếp tục phát triển.
Vậy là đã gần 1 năm kể từ khi CEO Meg Whitman lên nắm quyền tại HP. Meg mang trong mình niềm hi vọng "vực dậy" của toàn công ty và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tất cả cũng vẫn chỉ là "hi vọng".
CEO Meg Whitman đang phải điều hành HP trong một thời điểm đầy gian khó.
Theo tờ Reuter, trả lời trong cuộc họp thường niên của các nhà đầu tư, CEO Meg Whitman thừa nhận rằng, HP sẽ tiếp tục gặp khó khăn tư giờ cho tới năm 2014. Công ty máy tính hàng đầu này sẽ cố gắng không bị lỗ vào năm 2013 sắp tới. Ngay sau đợt thông báo lần này, giá trị của phiếu của HP rớt hẳn 10%, sát giá thấp nhất của trong 9 năm trở lại đây của mình.
CEO Meg chỉ ra rằng, HP thiếu sự minh bạch và rõ ràng trong chiến lược của mình, bên cạnh đó là vấn nạn "thay ban quản trị như thay áo".
CEO Meg nói: "Thử thách lớn nhất mà HP vấp phải là vòng đời quá ngắn của CEO và Ban quản trị. Những chiến lược phát triển không nhất quán và sai lầm trong chiến lược là kết quả của sự thay đổi quá nhanh này".
HP thay áo quá nhanh.
Trên thực tế, CEO Meg đã hoàn toàn đúng về điểm này. Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đều đã chứng kiến thời gian tại vị ngắn ngủi của một số lãnh đạo và CEO của HP. Trước đó, CEO Mark Hurd đã buộc phải từ chức vì vướng vào một vụ bê bối tài chính của công ty. CEO kế nhiệm Leo Apotheker cũng chẳng thể "giữ ghế" lâu hơn là mấy, khi mà ông cũng vừa bị xa thải vào giữa hè năm 2011.
Quay lai cuộc chơi di động gần như là điều bắt buộc với HP, khi mà mảng máy tính không mang lại nhiều lợi nhuận và đang có chiều hướng suy giảm.
Về chiến lược, các vị CEO tiền nhiệm đã nhận ra được tiềm lực cạnh tranh với iPhone của Palm hoặc OS. Chính vì lẽ đó, họ đã không tiếc khi ném hàng tỷ USD để mua lại Palm, cũng như nền tảng di động của nó. Quay trở lại cuộc chơi smartphone và hệ điều hành di động có thể là chiến lược tất yếu trong thời điểm này của HP, khi mảng máy tính của hãng không mang lại nhiều lợi nhuận và sự tăng trưởng đột biến. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hãng này nghiên cứu sản phẩm, cho đến khi bán ra thị trường và thu tiền về. Cuộc sống khổ cực sẽ là một "viễn cảnh" trước mắt của công ty máy tính hàng đầu thế giới này.
Theo Genk