CEO công ty chip nhận lương 1,53 triệu USD
Công ty bán dẫn SMIC tăng lương cho CEO người Đài Loan – Liang Mong Song – lên hơn 4 lần so với 2019 và tặng ông một căn hộ 3,4 triệu USD.
Khoản thưởng lớn này cho thấy Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – đang chi tiêu mạnh thế nào để thu hút và giữ chân nhân tài trong ngành công nghiệp chip của mình.
Liang Mong Song 69 tuổi, hiện là đồng CEO của SMIC cùng ông Zhao Haijun. Tổng mức lương của Liang năm ngoái là 1,53 triệu USD, mức cao nhất mà một giám đốc điều hành tại SMIC nhận được và tăng 450% so với mức lương 341.000 USD của ông vào năm 2019. Cùng với khoản tiền lương, Liang cũng nhận được 259.800 cổ phiếu của công ty. Giá cổ phiếu của SMIC được giao dịch ở mức 58 nhân dân tệ ở Thượng Hải.
Báo cáo thường niên của SMIC nêu rõ doanh thu cao kỷ lục của công ty trong năm 2020, nhưng không đưa ra lý do cụ thể cho việc nâng lương thưởng cho Liang. Ngoài ra, chưa rõ liệu chế độ đãi ngộ này có thuyết phục được Liang tiếp tục đầu quân cho hãng bán dẫn này hay không.
Thông tin về khoản lương thưởng hậu hĩnh của Liang được đưa ra khi Trung Quốc tăng gấp đôi vốn đầu tư cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, vốn bị cản trở bởi cuộc chiến thương mại và công nghệ với Mỹ. Mặc dù đã đầu tư hàng tỷ USD vào phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa đẳng cấp thế giới, nước này vẫn chưa thể thu hút được đủ nguồn nhân tài công nghệ cao.
Liang Mong Song, đồng CEO của SMIC.
Video đang HOT
Cuối năm ngoái, Liang từng bày tỏ ý định rời SMIC nhằm phản đối việc bổ nhiệm ông Chiang Shang Yi, cựu đồng COO của TSMC, vào hội đồng quản trị. Trong lá thư từ chức được truyền thông Trung Quốc đăng tải, Liang viết: “Tôi rất bất ngờ và khó hiểu trước quyết định này. Trước đó, tôi không hề biết gì. Tôi thực sự cảm thấy rằng mình không còn được tôn trọng và tin tưởng nữa”.
Theo báo cáo của công ty, năm ngoái khoản lương thưởng của Chiang tại SMIC là 670.000 USD, bằng khoảng 1/5 số tiền ông kiếm được trước khi nghỉ hưu tại TSMC vào năm 2006.
Trong lá thư từ chức bị rò rỉ vào tháng 12, Liang tiết lộ ông quản lỹ đội ngũ gồm 2.000 kỹ sư có nhiệm vụ phát triển các node quy trình từ 28 đến 7 nm cho SMIC – một nhiệm vụ có thể mất hơn 10 năm các công ty khác mới hoàn thành. Liang cũng cho biết rằng ông đang làm việc tại SMIC “không phải vì một vị trí cao hay mức lương cao”, mà vì sự phát triển của công ty.
Liang từng là giám đốc cấp cao về R&D của TSMC từ năm 1992 đến năm 2009 trước khi chuyển đến Samsung LSI (công ty sản xuất vi xử lý bán dẫn của Samsung). Ông được cho là người đã giúp “gã khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc phát triển các node quy trình 28 và 14 nm, theo Nikkei Asian Review . Các node đề cập đến các quy trình sản xuất chip cụ thể, trong đó các thiết kế nhỏ hơn cho phép tạo ra các vi mạch tiên tiến hơn cho smartphone, máy tính cá nhân và các ứng dụng công nghệ cao khác.
Năm 2015, TSMC – xưởng đúc bán dẫn lớn nhất thế giới – đã thắng trong vụ kiện cáo buộc Liang làm rò rỉ bí mật thương mại cho Samsung. Liang sau đó gia nhập SMIC vào năm 2017 với tư cách là đồng CEO và nhận khoản thù lao tiền mặt hàng năm là 200.000 USD.
SMIC là xưởng đúc chip lớn thứ tư thế giới và là hy vọng lớn nhất của Trung Quốc trong nỗ lực tăng cường khả năng tự cung chất bán dẫn. Công ty này đã có truyền thống cung cấp chế độ đãi ngộ đặc biệt cho các kỹ sư được tuyển dụng từ ngoài Đại lục. Trước khi bị đưa vào danh sách đen, SMIC từng dự kiến tăng gấp đôi nguồn vốn để nâng cấp công nghệ sản xuất chip. Sau quyết định kiểm soát nhập khẩu và cấm vận của Mỹ, công ty đã phải cắt giảm chi tiêu để hoạch định lại tương lai.
Công ty chip lớn nhất Trung Quốc lao đao vì Mỹ
Huawei không phải là đối tượng duy nhất gặp khó khăn do lệnh cấm vận của Mỹ. Đối tác gia công chip của họ cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, thay vì có thể giúp đồng hương Huawei tránh được lệnh cấm nhập khẩu linh kiện của Mỹ, bản thân tập đoàn này cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.
SMIC lao đao vì lệnh cấm của Mỹ.
Theo Phone Arena , Huawei có thể tìm cách này hay cách khác nhằm khắc phục tình trạng không được phép dùng Android và các dịch vụ của Google, song lệnh cấm sử dụng chip và công nghệ sản xuất ra linh kiện qua trọng này đã ảnh hưởng rất lớn.
Năm ngoái, Huawei đã trang bị chip Kirin 9000 tiến trình 5 nm cho Mate 40, dòng smartphone cao cấp với những công nghệ và tính năng tốt nhất của hãng. Nhưng phần lớn đó là linh kiện tồn kho, được dự trữ khi lệnh cấm chưa có hiệu lực. Giờ đây có lẽ nguồn cung này của Huawei đã cạn.
Khi áp lực từ Mỹ gia tăng, Huawei chuyển giao một số thiết kế chip HiSilicon cho SMIC sản xuất. Trong năm 2020, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc là đối tác cung cấp Kirin 710A, một chipset tầm trung, sử dụng tiến trình 14 nm cho Huawei.
Trong khi đó, chip tiên tiến nhất của hãng này, Kirin 9000 5nm vẫn được cung cấp bởi TSMC. Về mặt kỹ thuật, Kirin 9000 chứa 15,3 tỷ bóng bán dẫn, con số cao hơn rất nhiều so với số lượng bóng bán dẫn trên Kirin 710A.
Không có khả năng cung cấp chip 5 nm, thậm chí 7 nm, SMIC không thể giúp Huawei vượt qua lệnh cấm. Ngoài ra, một số thiết bị SMIC sử dụng để sản xuất chip có nguồn gốc từ Mỹ.
Đến tháng 9/2020, chính quyền của cựu Tổng tống Mỹ Donald Trump tiếp tục đưa ra lệnh cấm bổ sung. Theo đó, Huawei không được sử dụng linh kiện sản xuất trên dây chuyền công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ, trường trường hợp được Bộ Thương mại nước này cho phép.
Tỷ lệ đóng góp cho doanh thu của dòng chip tiên tiến cho tổng doanh thu của SMIC rơi thẳng đứng sau lệnh cấm của Mỹ.
Điều đó khiến cho SMIC không thể tiếp tục gia công các chip 14 nm và 28 nm cho Huawei. Ngay lập tức, đóng góp của những dòng sản phẩm này đối với doanh thu SMIC đã giảm mạnh, từ 14,6% trong quý III/2020 xuống chỉ còn 5% vào quý kế tiếp.
Sang tháng 12/2020, bản thân SMIC bị chính quyền Mỹ đưa vào danh sách cấm vận. Đồng nghĩa với việc hãng chip Trung Quốc phải được cấp phép trước khi sản xuất bất cứ linh kiện nào trên dây chuyền công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ Thương mại nước này chỉ cho phép SMIC sản xuất các dòng chip tiến trình lớn hơn 10 nm. Lệnh cấm đã chặn đứng kế hoạch tung ra các chip 10 nm và 7 nm của tập đoàn Trung Quốc.
"Chúng tôi không cho phép bất kỳ công nghệ tiên tiến nào của Mỹ được dùng để xây dựng lực lượng quân đội một kẻ thù ngày càng hiếu chiến", Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tuyên bố hồi tháng 12/2020, ngay sau khi đưa 60 công ty Trung Quốc vào danh sách cấm vận.
Công ty chip lớn nhất Trung Quốc lo sợ tác động từ đòn đánh của Mỹ Sau khi bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách đen, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, SMIC có thể phải chịu nhiều tác động tiêu cực. Trong một tuyên bố trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, SMIC cho biết quá trình nghiên cứu và phát triển chipset được sản xuất trên tiến trình 10 nm sẽ bị ảnh...