CEO công nghệ bị đuổi việc vì tham gia bạo loạn tại Điện Capitol
Một giám đốc công ty công nghệ tại Chicago (Mỹ) đã bị bắt giữ vì tham gia bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1.
Bradley F. Rukstales, CEO của Cogensia đã bị cảnh sát bắt với cáo buộc xâm nhập trái phép vào Điện Capitol trong cuộc nổi loạn ngày 6/1 tại Washington.
Theo Business Insider , Rukstales là một trong hàng chục người bị bắt vì tham gia bạo loạn. Trước đó, hàng nghìn người đã tập trung biểu tình tại Washington, giữa lúc lưỡng viện quốc hội kiểm phiếu đại cử tri để xác nhận kết quả bầu cử.
Đám đông biểu tình tại Điện Capitol.
Tổng thống Trump được cho đã kích động bạo loạn khi liên tục tuyên bố bầu cử có gian lận diện rộng. Nhiều người đã đột nhập vào Điện Capitol, gây náo loạn khiến buổi họp kiểm phiếu phải tạm dừng trong hàng giờ.
Có trụ sở tại vùng ngoại ô Schaumburg phía tây Chicago, Cogensia là công ty công nghệ chuyên cung cấp dữ liệu tiếp thị. Trong bài đăng trên Twitter ngày 7/1, Rukstales khẳng định rất hối hận khi tham gia bạo loạn:
Video đang HOT
“Tôi đã theo chân hàng trăm người, qua một dãy cửa mở để vào trong Điện Capitol. Quyết định vào tòa nhà là sai, và tôi rất hối hận vì điều đó”, CEO Cogensia cho rằng không cần trình độ chuyên môn, một công dân tuân thủ luật pháp cũng hoàn toàn lên án cuộc biểu tình vừa qua.
CEO Cogensia cũng rất hối hận vì mang lại sự xấu hổ cho gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và “những người đồng hương”:
“Đó là quyết định cá nhân tồi tệ nhất trong cuộc đời. Tôi không có lý do gì để bào chữa, ước gì có thể rút lại chúng”, Rukstales chia sẻ.
Trong thông báo đưa ra sau đó, Cogensia, công ty của Rukstale tuyên bố đã cho CEO nghỉ việc để điều tra thêm. Rukstale đã làm CEO cho Cogensia được 19 năm.
“Rukstale không đại diện cho Cogensia, hành động của ông ấy không phản ánh chính sách hoặc giá trị của chúng tôi”, đại diện công ty cho biết.
Bradley F. Rukstales, CEO hãng công nghệ bị bắt vì đột nhập vào Điện Capitol ngày 6/1.
Trong những năm qua, Rukstale đã quyên góp hàng nghìn USD cho hoạt động chính trị của đảng Cộng hòa, gồm 2.600 USD cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, và 2.400 USD cho Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) vào tháng 10/2020, theo Open Secrets .
Cũng trong tháng 10/2020, Rukstale đã góp 250 USD cho Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler từ đảng Cộng hòa, người đã thua cuộc bầu cử Thượng viện Georgia trước đại diện đảng Dân chủ Raphael Warnock, thượng nghị sĩ da màu đầu tiên từ Georgia.
Năm 2019, Rukstales đã quyên góp 1.250 USD cho RNC và một khoản tiền cho Jeanne Ives, cựu thành viên đảng Cộng hòa của Hạ viện Illinois.
Hậu bạo loạn, Quốc hội Mỹ đối mặt nguy cơ lộ dữ liệu an ninh
Dữ liệu an ninh của Quốc hội Mỹ có thể bị lộ sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1.
Vào ngày 6/1 (giờ địa phương), đám đông biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump đã tạo nên một cuộc bạo loạn chiếm đóng Điện Capitol, để lại nhiều thiệt hại và gây rúng động nước Mỹ.
Hiện tại, Quốc hội Mỹ phải đối mặt với những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Hàng loạt hệ thống kỹ thuật số, thiết bị văn phòng đã bị đánh cắp và truy cập bất hợp pháp.
Việc làm này đã để lại thiệt hại nghiêm trọng cho an ninh mạng nội bộ của Quốc hội. Những kẻ nổi loạn có thể nghe lén văn phòng quốc hội, lấy cắp dữ liệu hoặc cài đặt phần mềm độc hại. Thượng nghị sĩ Jeff Merky cho biết trong lúc thành viên quốc hội di tản, một số máy tính trong văn phòng ông đã bị đánh cắp.
Hàng loại thiết bị điện tử trong Điện Capitol bị đánh cắp và phá hoại.
Trả lời phỏng vấn Wired , Cựu trung sĩ Thượng viện Frank Larkin, người đã làm việc nhiều năm tại Cơ quan mật vụ Nhà Trắng, hiện là Phó chủ tịch phát triển tại SAP National Security Services, cho biết đây sẽ là khoảng thời gian rất khó khăn.
"Trong lúc mọi người sơ tán, tất cả đã bị xáo trộn, tôi cứ nghĩ 1814 đã là năm cuối cùng Điện Capitol trải qua thảm cảnh này", ông Larkin chia sẻ.
Quốc hội đang tìm cách khắc phục hậu quả bằng việc xem lại camera và trích xuất dữ liệu để thống kê được thiệt hại. "Điều này sẽ mất vài ngày để xác định những gì đã bị đánh cắp", Michael Sherwin, công tố viên Mỹ tại Columbia chia sẻ trong phiên họp ngày 7/1.
"Chúng tôi còn phải xác định những tài liệu nào đã mất vì có thể chúng tiềm ẩn nguy cơ an ninh quốc gia. Chúng tôi vẫn chưa thể đưa ra mức độ thiệt hại cụ thể", ông Sherwin cho biết thêm.
Đứng trước nguy cơ thông tin quốc gia bị bại lộ, quốc hội lo rằng các nước sẽ lợi dụng lỗ hổng này nhằm tạo ra bất lợi cho nước Mỹ. "Tôi quan ngại rằng Tehran, Moscow và Bắc Kinh đang tìm cách tận dụng tình hình này", Kelvin Coleman, Giám đốc điều hành Liên minh An ninh mạng Quốc gia nhận định.
Những gì Quốc hội Mỹ có thể làm hiện tại là đưa ra những "giả định vi phạm" nhằm xử lý mọi khả năng có thể xảy ra. Trong trường hợp tồi tệ nhất, Cơ quan Quản lý Phát triển Kinh tế Mỹ sẽ đưa ra đối sách phá hủy tất cả thiết bị kỹ thuật số của họ, bao gồm máy tính, máy in, máy ảnh... Quá trình điều tra sẽ tiếp tục cho đến khi cơ quan này cạn kiệt tiền.
Ông Trump cuối cùng cũng thành 'Người Thường' trên mạng Việc ông Donald Trump bị khóa tài khoản Facebook, Twitter cho thấy có những ranh giới mà ngay cả tổng thống cũng không được vượt qua. Trong suốt 4 năm nhiệm kỳ, Tổng thống Trump thường xuyên vi phạm quy tắc của Facebook và Twitter nhưng chỉ bị nhắc nhở, gắn thẻ bài đăng. Dù cho rằng hành động ấy nhằm giữ quyền...