CEO Apple tiếp tục phủ nhận về chip gián điệp Trung Quốc
Tim Cook cho rằng báo Bloomberg cần gỡ thông tin về Apple trong bài báo tố Trung Quốc gắn chip vào máy chủ của nhiều công ty công nghệ Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn với BuzzFeed, ông Cook nhấn mạnh: “Câu chuyện của họ không có chút sự thật nào về Apple. Họ cần làm điều đúng đắn và rút thông tin đó”.
Đây là lần đầu tiên CEO Apple trực tiếp lên tiếng về việc này. Trang Business Insider đánh giá hành động của Tim Cook là “ bất thường” bởi ông hiếm khi có thái độ đối đầu với một tổ chức truyền thông
Trước đó, Phó chủ tịch Apple phụ trách an ninh thông tin đã gửi thư tới Thượng viện và Hạ viện Mỹ, cho biết: “Các công cụ bảo mật độc quyền của Apple liên tục quét chính xác các thông tin được gửi đi nên sẽ xác định được sự tồn tại của phần mềm độc hại hay các mối nguy hiểm an ninh khác”.
Trung Quốc bị tố cấy chip để xâm nhập các công ty và các tổ chức quan trọng của Mỹ. Ảnh: Fortune
Video đang HOT
Ngày 4/10, Bloomberg đăng báo cáo điều tra cho biết Trung Quốc đã dùng chip nhỏ bằng hạt gạo để xâm nhập 30 công ty Mỹ từ năm 2015. Trước khi xuất bản nội dung trên, báo này đã gửi thông tin đến Supermicro – nhà sản xuất bo mạch server được cho là bị cài chip gián điệp, cũng như Apple, Amazon – hai công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ có server dính phần cứng độc hại.
Ba công ty nêu trên đều phủ nhận nhưng báo này vẫn quyết định xuất bản dựa trên thông tin từ sáu quan chức an ninh cấp cao Mỹ, hai người của Amazon, ba nhân viên của Apple cũng như 17 người xác nhận khác. Bài báo lập tức gây xôn xao trong giới bảo mật, đồng thời tác động tới giá cổ phiếu của các công ty liên quan.
Từ lâu Mỹ và nhiều quốc gia khác đã lo ngại về gián điệp Trung Quốc thông qua các thiết bị công nghệ. Với vai trò là công xưởng của thế giới, rất nhiều sản phẩm thương hiệu quốc tế nhưng được gia công tại đây. Dù cáo buộc cấy chip có được chứng minh hay không, câu chuyện trên cũng là lời cảnh báo rằng không một trung tâm dữ liệu nào trên thế giới là hoàn toàn bất khả xâm phạm và các cơ quan tình báo nước ngoài có thể thâm nhập vào Mỹ thông qua chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Minh Minh
Theo VNE
Công ty Trung Quốc bị nghi làm chip gián điệp Apple, Amazon bay mất hơn 50% giá trị chỉ trong một ngày
Cho dù vậy, cả Supermicro và các bên liên quan, đều lên tiếng bác bỏ mọi chi tiết trong báo cáo của Bloomberg.
Vào thứ Năm vừa qua, Bloomberg đã công bố một báo cáo động trời khi cho thấy có khả năng những microchip gián điệp siêu nhỏ của Trung Quốc đã được gắn vào các bản mạch chủ trong những máy chủ dữ liệu cung cấp cho những hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ, bao gồm cả Apple và Amazon.
Báo cáo cho rằng, mục tiêu của những gián điệp Trung Quốc khi sử dụng các microchip này là để giành quyền truy cập vào các dữ liệu doanh nghiệp nhạy cảm và những bí mật khác thông qua kỹ thuật hack cao cấp của mình.
Theo báo cáo, những con chip siêu nhỏ này được gắn vào các bản mạch chủ dùng cho máy chủ do Supermicro sản xuất. Theo Bloomberg, công ty có trụ sở tại San Jose, California này từng được một quan chức tình báo Mỹ mô tả như " Microsoft của thế giới phần cứng," khi đang thống trị thị trường cung cấp bản mạch chủ dành cho những máy chủ dữ liệu.
Nhưng giờ đây, cổ phiếu của Supermicro đang điêu đứng. Nó sụt giảm hơn 53% vào thứ Năm, xuống còn 9,95 USD một cổ phiếu, mất hơn một nửa giá trị so với cuối phiên giao dịch ngày thứ Tư trước đó.
Biểu đồ dưới đây cho thấy giá cổ phiếu như thế nào những ngày qua:
Tất cả những công ty có liên quan đến câu chuyện này, bao gồm cả Supermicro, đều mạnh mẽ lên tiếng phủ nhận báo cáo của Bloomberg.
" Trong khi chúng tôi có thể cộng tác với bất cứ cuộc điều tra nào của chính phủ, chúng tôi không hề biết về bất cứ cuộc điều tra nào về chủ đề này cũng như không có bất kỳ liên hệ nào với các cơ quan chính phủ trong vấn đề này. Chúng tôi không biết bất cứ khách hàng nào ngừng hợp tác với Supermicro trong vai trò một nhà cung cấp vì vấn đề này." Supermicro cho biết trong tuyên bố của mình.
Amazon cho biết trong tuyên bố rằng " Không đúng khi cho rằng AWS biết về tổn thương trong chuỗi cung cấp, vấn đề với các chip độc hại, hay việc chỉnh sửa phần cứng khi chúng tôi thâu tóm Elemental." Theo báo cáo của Bloomberg, hãng cung cấp dịch vụ video Elemental là công ty sở hữu các máy chủ bị Amazon phát hiện có các microchip kỳ lạ trong đó.
Về phía Apple, họ tuyên bố " Về điều này chúng tôi tuyên bố rất rõ ràng: Apple chưa bao giờ tìm thấy các chip độc hại, việc "thao túng phần cứng" hay các lỗ hổng được tạo ra có chủ đích trong bất kỳ máy chủ nào. Apple chưa bao giờ có bất kỳ liên hệ nào với FBI hoặc bất kỳ cơ quan nào khác về sự việc như vậy."
Cổ phiếu Apple và Amazon đều giảm 1% ở thời điểm bản báo cáo được công bố.
Theo Tri Thuc Tre
Apple phản hồi việc bị cài chip gián điệp vào máy chủ: "Báo cáo của Bloomberg là bịa đặt và không đúng sự thật" Apple cho rằng nguồn tin của Bloomberg có thể không chính xác, nhưng họ vẫn phớt lờ chuyện đó. Ngay sau khi Bloomberg Businessweek báo cáo về việc Trung Quốc bí mật cài đặt những con chip gián điệp vào máy chủ sản xuất bởi Supermicro, mà vẫn đang được Apple và Amazon sử dụng, các công ty này đã có phản hồi...