CEO Apple chỉ ra sai lầm lớn của Facebook
Tim Cook cho biết Facebook đang quá chú trọng vào các tính năng của nền tảng mà quên mất bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng.
Trong bài phỏng vấn của The Australian Financial Review đăng tải ngày 20/8, Tim Cook cho biết công nghệ sẽ chỉ được sử dụng nếu nó có được lòng tin của người dùng. Dù không đề cập trực tiếp đến Facebook, Inc cho rằng ai cũng hiểu CEO Apple đang nhắm tới nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu.
“Công nghệ không tự nhiên trở nên tốt hau xấu, nó trung lập. Do đó, nó phụ thuộc cách những người tạo ra và sử dụng nó ra sao. Rủi ro của việc coi thường bảo mật thông tin sẽ khiến công nghệ không còn giá trị với mọi người. Trong trường hợp đó, quyền riêng tư rất có thể sẽ trở thành tổn thất ngoài ý muốn. Công nghệ sẽ chỉ được sử dụng nếu nó có được lòng tin của mọi người”, Tim Cook cho biết.
CEO Apple cho biết Facebook đang không chú trọng bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng.
Theo biên tập viên Jason Aten của Inc , vấn đề là các công ty công nghệ, cụ thể là Facebook, đang tập trung quá nhiều vào việc xây dựng các tính năng và nền tảng. Trong khi đó, họ lại không chú trọng vào quyền riêng tư của người dùng.
Trên thực tế, nếu một công ty phụ thuộc quá nhiều vào doanh thu đến từ việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng, thì chuyện bảo vệ quyền riêng tư gần như là không thể.
Video đang HOT
Facebook hiện nay được cho là đang nghiên cứu các cách phân tích tin nhắn được mã hóa của WhatsApp nhằm tối ưu mục tiêu quảng cáo đến người dùng – điều mà cho đến nay họ vẫn chưa thể làm được.
Không chỉ có Facebook, Apple cũng phải đối mặt với sự tố cáo của người dùng trong cách họ xử lý quyền riêng tư.
Gần đây, việc gã khổng lồ công nghệ này tuyên bố sẽ cập nhật tính năng quét ảnh của người dùng để tìm CSAM – Child Sexual Abuse Material (tài liệu xâm hại tình dục trẻ em) đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội. Nhiều người dùng iPhone cho biết họ cảm thấy không an toàn nếu thường xuyên bị “nhìn trộm” ảnh cá nhân.
“Tôi đã đọc thông tin mà Apple đưa ra và tôi thực sự lo lắng. Tôi nghĩ rằng đây là cách tiếp cận sai lầm và là bước lùi đối với quyền riêng tư của mọi người trên toàn thế giới. Mọi người đã hỏi liệu chúng tôi có áp dụng hệ thống này cho WhatsApp hay không. Câu trả lời tất nhiên là không”, Will Cathcart, Giám đốc điều hành của WhatsApp – nền tảng thuộc sở hữu của Facebook, cho biết.
Việc Facebook và Apple thường xuyên có các hành động thù địch là điều không mấy bất ngờ. Tuy nhiên, có một thực tế là hai ông lớn này lại đang phụ thuộc rất nhiều vào nhau.
Tại Mỹ, phần lớn người dùng mua iPhone và sử dụng Facebook trên chiếc điện thoại của mình. Nhiều người dùng còn cho biết họ sẽ chuyển sang sử dụng các thiết bị Android nếu không thể truy cập Facebook trên iOS.
Do đó, một khi tách rời nhau, đó sẽ là một thảm họa đối với cả Facebook và Apple.
Bất chấp những lời phàn nàn, Apple vẫn muốn nhân viên của mình quay trở lại văn phòng
Để tăng sự tương tác và tránh nguy cơ rò rỉ các dữ liệu sản phẩm và dịch vụ sắp ra mắt, Apple đã triển khai kế hoạch làm việc mới, qua đó yêu cầu nhân viên cần tới văn phòng làm việc ít nhất 3 ngày/tuần.
Đầu tháng này, Tim Cook đã thông báo trong một bản ghi nhớ nội bộ rằng, Apple sẽ áp dụng một kế hoạch làm việc mới, trong đó yêu cầu nhân viên làm việc trực tiếp tại công ty ít nhất 3 ngày/tuần, bao gồm thứ Hai, thứ Ba và thứ Năm.
Thông báo mới nhất này đã dẫn đến một số tranh cãi nhưng công ty cho biết họ không có ý định bàn lùi vì Apple coi làm việc trực tiếp rất "cần thiết" trong lúc này.
Trong video nội bộ do The Verge thu thập được, Phó chủ tịch cấp cao bộ phận bán lẻ và con người Deirdre O'Brien cho biết, Apple tin rằng "sự hợp tác trực tiếp là điều cần thiết đối với văn hóa và tương lai của công ty". O'Brien cũng đề cập đến việc các sản phẩm và dịch vụ mà Apple giới thiệu trong quá khứ đều là kết quả của việc hợp tác trực tiếp.
O'Brien nói: "Nếu chúng ta dành một chút thời gian để suy ngẫm về những lần ra mắt sản phẩm không thể tin được trong năm qua. Có thể thấy, các sản phẩm và quá trình ra mắt đã được xây dựng dựa trên cơ sở suốt nhiều năm làm việc và chúng ta đã làm điều đó khi tất cả ở cạnh nhau".
Bên cạnh đó Apple cũng có lý do để khuyến khích nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc trực tiếp. Bởi lẽ Apple muốn bảo vệ bí mật về các sản phẩm và dịch vụ sắp ra mắt. Việc cho nhân viên làm việc từ xa tiềm ẩn nguy cơ làm rò rỉ hoặc để lọt các thông tin quan trọng vào tay kẻ xấu.
Do đại dịch COVID-19, Apple đã phải đóng cửa văn phòng vào năm 2020, kéo theo hơn một năm làm việc hoàn toàn từ xa. Hiện tại, tình hình ở Mỹ đã tốt hơn nên công ty muốn nhân viên của mình trở lại làm việc trực tiếp. Mặc dù vậy vẫn có một nhóm người phản đối quyết định này.
Các nhân viên đã gửi một lá thư tới CEO Tim Cook của Apple và đề nghị công ty cho phép họ chọn làm việc trực tiếp hoặc từ xa.
Nhưng Apple đã từ chối yêu cầu này. Công ty sẽ xem xét từng trường hợp riêng lẻ nhưng yêu cầu tất cả nhân viên cần tuân theo kế hoạch làm việc kết hợp giữa làm việc trực tiếp tại văn phòng và ở nhà.
Theo đó Apple sẽ đánh giá và đưa ra các quyết định làm việc từ xa cho nhân viên. Tất cả dựa trên cơ sở từng trường hợp cụ thể và bất kỳ vị trí nào được phép làm từ xa sẽ cần nhận được sự chấp thuận của CEO.
Mặc dù mô hình làm việc kết hợp là một phần trong cách tiếp cận mới thoải mái hơn của Apple. Tuy nhiên nó vẫn mang hơi hướm truyền thống so với các công ty khác như Google và Facebook. Bởi các công ty này hiện vẫn cho phép nhân viên của họ làm việc từ xa vô thời hạn.
Nhân viên Apple không muốn trở lại văn phòng làm việc Nhiều nhân viên Apple gửi thư nội bộ phản đối chính sách yêu cầu họ đến văn phòng ba ngày mỗi tuần kể từ tháng 9. "Chúng tôi muốn đề cập đến mối lo ngại ngày càng lớn giữa các đồng nghiệp. Chính sách làm việc từ xa và địa điểm linh động của Apple đã buộc nhiều người nghỉ việc. Nhiều người...