CEO Alibaba ủng hộ việc thắt chặt quản lý của chính phủ Trung Quốc
Daniel Zhang – Giám đốc điều hành Alibaba, đã mô tả kế hoạch của các cơ quan quản lý Trung Quốc nhằm thắt chặt các hạn chế đối với các công ty Internet là “kịp thời và cần thiết”.
CEO Alibaba ủng hộ các quy định siết chặt quản lý công nghệ của Trung Quốc
Những nhận định của Zhang được đưa ra khi Alibaba được cho là nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Trung Quốc khiến cổ phiếu của công ty và các gã khổng lồ công nghệ khác ở nước này lao dốc hồi đầu tháng nay. Động thái này diễn ra ngay sau khi các quan chức chính phủ tuýt còi ngăn chặn thương vụ IPO bom tấn của Ant Group – một công ty tài chính trực thuộc Alibaba, đồng thời công khai chỉ trích nhà sáng lập Jack Ma của Alibaba.
Với thái độ điềm tĩnh hơn, hôm 24.11 vừa qua, Zhang cho biết ông hoan nghênh các quy định và lưu ý rằng nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đến nay đã phát triển và đổi mới vượt bậc một phần là nhờ vào các chính sách của chính phủ.
Theo hãng tin Tân Hoa xã, các quan chức Trung Quốc đang hoạch định các chính sách và quy định mới để đảm bảo các nền tảng trực tuyến của nước này phát triển một cách có trật tự và lành mạnh. Bên lề hội nghị China’s World Internet Conference, Zhang chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng điều này là rất kịp thời và cần thiết. Bởi khi ngành công nghiệp Internet của Trung Quốc tiếp tục phát triển, sẽ có nhiều vấn đề và thách thức mới chắc chắn sẽ phát sinh và chính phủ cần quản lý bằng các chính sách và quy định kịp thời”.
Video đang HOT
Cổ phiếu giao dịch tại sàn giao dịch Hồng Kông của Alibaba đã tăng gần 5% sau bài phát biểu của Zhang.
Cách đây khoảng hai tuần, cơ quan quản lý thị trường hàng đầu của Trung Quốc đã vạch ra các hướng dẫn mà họ nói là nhằm ngăn chặn độc quyền Internet. Động thái này khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và ngay lập tức xóa sổ 250 tỉ USD trị giá cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc, trong đó các đại gia như Alibaba, JD hay Tencent đều bị ảnh hưởng nặng nề, dù hiện đã dần khôi phục một phần.
'Giẫm phải đuôi hổ', Jack Ma bị cảnh báo qua một bức tranh: 'Con ngựa' có thể bị thổi bay như một đám mây!
Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một trong những bức tranh của họa sĩ bậc thầy người Nhật Bản để gửi lời cảnh báo nghiêm khắc tới tỷ phú giàu nhất nước này, Jack Ma.
Theo Nikkei, mới đây, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một trong những bức tranh của họa sĩ bậc thầy người Nhật Bản - Kaii Higashiyama để gửi lời cảnh báo nghiêm khắc tới tỷ phú giàu nhất nước này, Jack Ma.
Cụ thể, tối ngày 2/11, ngay sau khi Jack Ma Yun, nhà đồng sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba bị chính quyền Trung Quốc triệu tập về vấn đề liên quan đến thương vụ IPO của Ant Group, một bài viết khó hiểu đã được đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Tân Hoa xã.
Tiêu đề bài viết là "Đừng phát ngôn thiếu suy nghĩ, đừng làm theo ý mình, mọi người không thể hành động theo ý muốn của bản thân. Cái gì cũng có giá của nó". Tuy không nhắc đến Jack Ma nhưng nó lại đi kèm bức tranh năm 1972 có tựa đề "Fleecy Clouds" của Higashiyama vẽ một đám mây trắng hình con ngựa trên bầu trời.
Trong tiếng Trung Quốc, "Ma" (Mã) có nghĩa là ngựa và "Yun" (Vân) có nghĩa là mây. Không cần nói thẳng ra thì mọi người cũng ngầm hiểu bài viết đang nhắc đến ai. Nhiều người cho rằng bài viết của Tân Hoa xã ám chỉ rằng "con ngựa" có thể bị thổi bay như một đám mây.
Là một Đảng viên, tất nhiên Jack Ma cần thể hiện lòng trung thành tuyệt đối của mình. Tuy vậy, doanh nhân 56 tuổi đã đưa ra những nhận xét được cho là thách thức chính quyền.
Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh về tài chính ở Thượng Hải ngày 24/10, vị tỷ phú thẳng thắn chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc và nói rằng những quy định tài chính lỗi thời của nước này là lực cản đổi với sự đổi mới công nghệ. Theo Ma, các ngân hàng Trung Quốc hoạt động như "tiệm cầm đồ".
Jack Ma tại hội nghị tháng trước ở Thượng Hải.
Những lời chỉ trích của Ma cũng nhắm vào ông Liu He, Phó Thủ tướng Trung Quốc - người giám sát chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước tỷ dân. Quan điểm của Ma, tất nhiên, đã được báo cáo cho các lãnh đạo cấp cao nhất.
Ma là người tiên phong trong thương mại điện tử và tiêu dùng không sử dụng tiền mặt ở Trung Quốc. Dù vậy, những phát ngôn có phần nhạy cảm của ông có lẽ giống như việc "giẫm phải đuôi hổ".
Một ngày sau khi Tân Hoa xã đăng bức tranh của Higashiyama, thương vụ IPO của Ant Group đã bị hoãn tại cả Thượng Hải và Hong Kong.
Ant Group thực sự là một đế chế khổng lồ với hơn 1 tỷ người dùng Alipay, dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh. Nó cũng cung cấp một loạt các dịch vụ khác, bao gồm cho vay, ứng trước tiền mặt và đánh giá tín dụng.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng Ant là một mối đe dọa với trật tự tài chính hiện tại của Trung Quốc.
Về phần mình, tuy là Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc nhưng Ma không giống những nhà sáng lập của Tencent hay Baidu. Ông không phải thành viên của cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp quốc gia và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu.
Ngay cả khi như vậy, sự phát triển nhanh chóng của đế chế kinh doanh của Ma, ở một mức độ nhất định, vẫn được bảo hộ bởi các mối quan hệ chính trị của vị tỷ phú. Ma có mối quan hệ tương đối thân thiết với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân nhưng lại không thực sự thân thiết với Chủ tịch Tập Cận Bình và những người thân cận có lẽ vì hai lý do: Ông nhận thức được rủi ro liên quan đến việc tiến quá gần đến chính trị và ông tự tin về khả năng của mình nên cảm thấy không cần thiết.
Ông chủ Alibaba từng nói: "Tiền bạc và quyền lực chính trị không thể tồn tại cùng nhau. Một bên là thùng thuốc nổ, một bên là que diêm. Nếu cùng tồn tại, một vụ nổ lớn sẽ xảy ra"
Nhiều đại gia công nghệ Trung Quốc gặp nguy Quy định mới của chính phủ Trung Quốc sẽ hạn chế rất nhiều công ty Internet nước này. Thời kỳ thống trị Internet Trung Quốc của Alibaba, Tencent có thể sẽ sớm chấm dứt khi những biện pháp hạn chế độc quyền được chính phủ nước này đưa ra. Theo Bloomberg , Ủy ban Chống độc quyền của Trung Quốc đã đưa ra...