CĐM tranh cãi gay gắt về cách xào rau muống: Làm thế nào mới ngon?
Mới đây, một tài khoản đã đăng tải bài viết lên mạng xã hội với tiêu đề “rau xào mỗi vùng mỗi khác hay là có quy chuẩn chính xác nào không? Nhà em 3 người, mỗi người 1 tỉnh, xào 3 cách khác nhau” , nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận.
Tưởng chừng việc xào rau khá đơn giản thế nhưng lại trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt của chị em, nên làm thế nào mới thật sự ngon?
Xào rau muống thế nào mới ngon đang là đề tài khiến nhiều người tranh cãi. (Ảnh: FB Y.L)
Cụ thể, người phụ nữ này cho biết, chị vốn ở Bắc Giang nên quy trình xào rau sẽ theo trình tự:
- Làm sạch rau, bóc rồi đập dập tỏi.
- Luộc sơ rau qua nước sôi có thêm muối để giữ độ xanh. Quá trình luộc không mở vung, chỉ lật 2 lần để rau không bị nát. Sau khi trần qua, vớt rau ra rổ để ráo nước.
- Phi tỏi bằng mỡ lợn và để lửa thật to. Nguyên nhân người phụ nữ này sử dụng mỡ lợn là bởi vì ăn đã quen, thay bằng dầu sẽ bị ngán.
- Mỡ già, phi tỏi vào cho thơm. Sau đó cho rau vào đảo với tỏi và nêm nếm cho đủ vị. Công đoạn này phải để lửa to và đảo đều tay để rau không bị vàng.
- Chỉ đảo trong tầm 2 phút, sau khi rau mềm thì cho ra đĩa.
Mỗi người sẽ có một mẹo xào rau muống khác nhau. (Ảnh: Vietnamnet)
Một cách ăn rau khá khác biệt của người phụ nữ này đó là ăn kèm lá lốt. Chị chia sẻ: “Em không biết các bác thử chưa, đó là ăn rau muống xào kèm với lá lốt. Lá lốt sống tươi nguyên cành nha mấy bác. Cứ 1 lá, thêm 2-3 cọng rau, cuốn lại, nhai giòn giòn, dai dai, bùi bùi, thơm thơm. Ôi chu choa, em chỉ đang tả thôi đã tự thấy thèm.”
Sau khi lấy chồng, chị lại có thêm 2 cách xào rau khá khác biệt. Theo đó, chồng người phụ nữ này lại xào rau thẳng mà không trụng qua nước. Trên thực tế chị thấy vẫn ngon tuy nhiên có bữa rau kém xanh, bữa lại bị dai một chút.
Có người xào thêm thịt bò để tăng vị ngon. (Ảnh: Dân Trí)
Phần mẹ chồng xào rau lại có quy trình khác: “Còn bà nhà em ở Vĩnh Phúc, có trụng qua rau rồi mới xào. Nhưng lại không phi tỏi, xào rau, rồi mới bỏ tỏi dập vào sau. Kết quả thì ăn món của bà sẽ có mùi hơi nồng nồng. Tuy em không dám tự nhận mình xào ngon nhất, chỉ là ăn quen mấy chục năm nên thấy nhớ và quen. Bếp núc giờ em lười hơn xưa, nên ai nấu cho ăn là cũng thấy đều ngon cả. Mỗi tội để mà nói khách quan, thì em thấy cách của em cứ nhiều bước sao sao ấy. Mất công.”
Chủ đề này nhanh chóng trở thành đề tài gây tranh cãi của cộng đồng mạng. Dân tình phải thừa nhận rằng, rau muống tưởng chừng xào đơn giản nhưng để ngon thì không phải ai cũng làm được.
“Xào luôn không trụng thì rau giòn ngon hơn nhưng phải có nhiều mỡ và bếp lửa thật là to như ngoài hàng thì mới ngon. Nhà em thì hay trần qua rồi xào luôn như cách chị làm ấy, nhưng không cho mắm vì em thấy nó hơi nồng, chỉ cho gia vị thôi. Tỏi em chia đôi. Một nửa phi thơm mới cho rau vào xào, gần chín thì cho chỗ tỏi còn lại vào, đảo lên chín rồi nhấc ra cho ngay ra đĩa. Vẫn có mùi tỏi thơm mà không nồng. Em thích ăn rau giòn nên em không đảo lâu bao giờ cả. Rau xanh giòn thơm ngon đứt lưỡi. Vắt thêm tí chanh trộn đều lên thì không cần thịt cá gì cả. À quê em Vĩnh Phúc và nhà em ở Vĩnh Yên.”
Một số người chỉ xào riêng với tỏi để giữ nguyên vị của rau. (Ảnh: FB Y.L)
“Nhà chị cũng xào rau muống giống em, có điều chị sẽ phi một nửa tỏi trước khi nào rau gần chín cho nốt phần tỏi còn lại. Thi thoảng vắt chanh vào rau xào ăn cũng lạ miệng.”
“Mình miền Trung từ nhỏ tới lớn cứ xào rau là phải cho chanh. Thậm chí hôm nào không có chanh là không ăn rau muống vì nó mất vị. Đến khi ra Hà Nội thì người ta cho sấu, mặc dù không hợp vị lắm nhưng cũng chua nên tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, có những lần gặp mấy bạn ngoài Bắc mình bảo xào rau muống cho chanh mà ai cũng ngỡ ngàng, ngơ ngác bật ngửa. Dì mình ở quê còn xào rau muống với mắm tôm nữa cơ, cũng ngon phết.”
“Xào kiểu anh chồng chị là xào kiểu lười thôi ạ. Nào chăm và rảnh thì em xào kiểu của chị, không thì xào kiểu chồng chị, còn như ở nhà em thỉnh thoảng mẹ em cũng cho thêm lá ngổ vào xào cùng ăn cũng ngon lắm.”
Hiện tại, việc tranh cãi xào rau muống như thế nào mới chuẩn vẫn đang trở thành đề tài được mọi người quan tâm. Còn bạn nghĩ phương pháp chế biến nào mới ngon, hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Thí sinh Olympia lý giải: "Tại sao dầu bắn lung tung khi xào rau", cảnh báo 1 việc cực kỳ nguy hiểm lúc nấu ăn
Dù xào rau mỗi ngày, bạn có lý giải được hiện tượng này?
Ảnh minh họa
Vật lý không chỉ là môn học khô khan, chỉ gồm những công thức tính toán. Nắm vững những kiến thức Vật lý trong chương trình SGK, bạn đã có thể lý giải hàng loạt hiện tượng xung quanh mình như: Sự hình thành sấm sét, tại sao lại rơi tự do xuống đất chứ không phải bay lên trời...
Điển hình như công việc ngày nào chúng ta cũng làm nhưng không phải ai cũng lý giải được: "Vì sao khi xào rau, dầu trong chảo hay bị bắn tung ra ngoài?".
Câu hỏi xuất hiện trong chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia , sau đó một thí sinh đã giải thích rằng: "Trong rau có rất nhiều nước. Khi dầu nóng lên, tiếp xúc với nước thì 2 chất đẩy nhau ra. Tiếp xúc dầu với nước khiến chúng bắn ra ngoài".
Câu trả lời của thí sinh Olympia có một phần ý đúng, song cũng chưa thể giải thích cặn kẽ cho hiện tượng này. Nên cậu bạn này đã bị mất điểm.
Câu hỏi Olympia: "Vì sao khi xào rau, dầu trong chảo hay bị bắn lung tung?"
Nguyên nhân của hiện tượng này là sự chênh lệch giữa nhiệt độ sôi giữa dầu và nước.
Các loại dầu ăn thông thường có nhiệt độ sôi rơi vào khoảng 200 đến 300 độ C, trong đó điểm bắt lửa (flash point - nhiệt độ đủ để cháy) của dầu thực vật chúng ta vẫn thường sử dụng khi làm bếp là 330 độ C.
Trong khi đó, nhiệt độ sôi của nước chỉ là 100 độ C, tức là nhỏ hơn từ 2 đến 3 lần so với dầu. Và điều này có ý nghĩa gì? Đó là việc đổ nước vào dầu đang sôi sẽ khiến nước ngay lập tức chuyển hóa hơi, chuyển từ dạng lỏng sang thể khí.
Nếu lượng nước đổ vào chỉ là một vài giọt, nước sẽ hóa hơi ngay lập tức, hoặc sẽ "nổi bập bềnh" nhờ vào hiệu ứng Leidenfrost (một phần nước hóa hơi tạo thành một lớp cách nhiệt bảo vệ nước).
Như vậy không chỉ khi xào rau dễ bị bắn mỡ, nếu bạn rán cá ướt hoặc khi nấu bếp mà chảo chưa khô hẳn thì cũng sẽ gây nên hiện tượng tương tự.
Biết được kiến thức này cũng giúp bạn nấu nướng an toàn hơn. Có rất nhiều vụ ghi nhận việc cho nguyên nồi nước sôi vào mỡ nóng khiến bốc cháy, mỡ bắn gây thương tích trên cơ thể người nấu.
Clip lý giải tại sao tuyệt đối không được đổ nước vào dầu sôi khi đang làm bếp?
Hiện tượng bốc cháy dữ dội khi cho nước sôi vào chảo dầu mỡ nóng
Khi cả đầu bếp và nhân viên quán ăn đều biết "múa võ": Thực khách không chỉ được ăn mà còn được xem "xiếc" thế này đây! Khó như vậy mà bác đầu bếp với anh nhân viên cũng làm được sao? Có lẽ nhiều người đã từng được biết đến đầu bếp của rất nhiều quán ăn, nhà hàng có những kỹ thuật "múa chảo, đảo nồi" vô cùng điêu luyện. Nấu mỗi món ăn là một màn biểu diễn như tung trứng lên cao, lửa cháy xèo xèo...