CDC Hà Nội: Sau 6/9, có thể tiếp tục giãn cách xã hội ít nhất một tuần
Còn chưa đầy một tuần, Hà Nội sẽ kết thúc đợt giãn cách xã hội lần thứ 3. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh ở Thủ đô vẫn diễn biến rất phức tạp.
Hà Nội có 6 chùm ca bệnh phức tạp
Số F0 của Hà Nội tăng nhanh kể từ sau khi bùng phát các ổ dịch mới. Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố có 6 ổ dịch mới có diễn biến phức tạp bao gồm:
- Ổ dịch tại ngõ 24 Kim Đồng (bùng phát từ 24/8): 45 ca.
- Ổ dịch Tân lập (bùng phát từ 28/8): 14 ca.
- Ổ dịch Chợ Ngọc Hà (bùng phát từ 28/8): 16 ca.
- Ổ dịch Thanh Xuân Trung (bùng phát từ 23/8): 379 ca.
- Ổ dịch Văn Miếu (bùng phát từ 30/7): 107 ca.
- Ổ dịch Văn Chương (bùng phát từ 17/7): 89 ca.
Trong số này, ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung hiện được xem là điểm nóng nhất tại Hà Nội. Các bệnh nhân ghi nhận tại ổ dịch này chủ yếu tập trung ở ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi, một số khu tập thể cũ trong khu vực đều ghi nhận F0.
Đáng chú ý, theo ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, tại quận Thanh Xuân, chùm ca bệnh liên quan đến cửa hàng bách hóa D&H ở số 218 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai cũng là một “điểm nóng” có nguy cơ lây nhiễm cao.
Khu vực “điểm nóng” Thanh Xuân Trung.
Các ca bệnh của chuỗi lây này hiện không chỉ dừng lại ở người chủ và nhân viên cửa hàng, mà còn có người nhà và khách đến mua hàng.
Video đang HOT
“Cửa hàng này bán hàng thiết yếu nên có đông người đến mua hàng. Kết quả điều tra dịch tễ xác định người chủ cửa hàng đã tiếp xúc với nhiều người đến mua hàng, người giao hàng nên khả năng lây lan là rất cao”, ông Tuấn cho hay.
Hiện, quận Thanh Xuân cũng khuyến cáo tất cả người dân đã đến cửa hàng tiện ích số 218 đường Lê Trọng Tấn từ ngày 20 – 28/8, cần thực hiện cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế phường để được tư vấn hỗ trợ.
Sau 6/9, Hà Nội có thể tiếp tục giãn cách xã hội ít nhất một tuần
Theo ông Khổng Minh Tuấn, từ thực tế diễn biến dịch bệnh ở Hà Nội hiện tại và ý thức chấp hành giãn cách của người dân, việc giãn cách xã hội có thể sẽ tiếp tục được thực hiện sau thời điểm 6/9, ít nhất là nửa chu kỳ (một tuần – PV).
“Mặc dù thành phố áp dụng giãn cách xã hội nhưng người dân vẫn ra đường nhiều. Từ nay đến ngày 4/9, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ trên kết quả xét nghiệm”, ông Tuấn nói.
Theo CDC Hà Nội, sau 6/9, Thủ đô có thể tiếp tục giãn cách xã hội ít nhất một tuần (Ảnh minh họa).
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nhận định, giãn cách là biện pháp rất quan trọng khi chưa đủ khả năng bao phủ vắc xin, bảo vệ cộng đồng khỏi virus SARS-CoV-2.
“Người dân không nên quá lo lắng, cũng không nên nóng vội. Cần xác định cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Hà Nội còn lâu dài, khi mầm bệnh đã lây lan trong cộng đồng và nhiều tỉnh thành khác đang bùng phát dịch mạnh”, PGS Hùng phân tích.
Theo ông, trong thời gian qua, mặc dù đang áp dụng giãn cách xã hội, người dân vẫn đi chợ, một số đi làm nên sự tiếp xúc giữa người này với người kia từ những khu vực khác nhau là không thể tránh. Do mầm bệnh đã âm thầm lây lan ở cộng đồng, nhóm ra ngoài có thể còn ca bệnh chưa được phát hiện, sẽ tiếp tục lây cho người khác.
Bên cạnh đó, việc giao thương hàng hóa giữa Hà Nội với các tỉnh thành có dịch, đặc biệt là khu vực phía Nam vẫn diễn ra hàng ngày, mầm bệnh từ nơi khác có thể xâm nhập vào thành phố.
Sau ngày 6/9, theo PGS Hùng, chính quyền cần căn cứ vào “sức chống đỡ” với dịch để quyết định mức độ giãn cách. “Sức chống đỡ” cụ thể là tỷ lệ tiêm chủng của người dân và năng lực khống chế khi các vụ dịch bùng phát.
“Với tình hình hiện nay, nếu Hà Nội nới lỏng hoàn toàn sau 6/9, nguy cơ sẽ rất cao. Tôi cho rằng có thể xem xét nới giãn cách ở khu vực an toàn, không xảy ra dịch nhưng cũng phải sẵn sàng áp dụng biện pháp phong tỏa ngay nếu phát hiện ca nhiễm ở khu vực đó”, PGS Hùng nêu quan điểm.
Mục tiêu trước mắt của Hà Nội là giảm thấp tỷ lệ bệnh nặng, tử vong
“Theo tôi, mục tiêu trước mắt của Hà Nội không phải là loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh, mà là giảm thấp nhất tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh nhân nặng phải nhập viện để ngành y tế không bị quá tải”, nhận định của PGS Hùng.
Chuyên gia này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin đúng đối tượng để thực hiện mục tiêu nêu trên.
Theo ông, điều quan trọng nhất là tập trung toàn bộ nguồn vắc xin có thể có cho đối tượng nguy cơ tử vong cao như người cao tuổi, người có bệnh nền. Bởi trong trường hợp dịch bùng phát mạnh, nhóm bệnh nhân cao tuổi, bệnh nền sẽ dễ diễn tiến nặng nhất. Chính vì vậy, cần có chiến lược tiêm chủng ưu tiên rõ ràng hơn cho nhóm này.
Một lưu ý khác của chuyên gia này trong các giải pháp ứng phó dịch bệnh trong thời gian tới của Hà Nội là phải tăng cường vai trò của kiểm tra, giám sát, đặc biệt ở chính quyền cơ sở, không nên trông chờ hoàn toàn vào ý thức người dân.
Theo ông, Ban quản lý tòa nhà, tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng cần quyết liệt hơn trong tuyên truyền giám sát, phát hiện hành vi không đúng, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất giao lưu, tiếp xúc trong thời điểm này.
“Trong lúc chờ đợi vắc xin để tiêm phủ diện rộng, giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường giám sát trọng điểm, giám sát người bệnh ho sốt, xét nghiệm trọng điểm ở khu vực nguy cơ cao để phát hiện sớm ca bệnh. Cùng với đó, xem xét áp dụng mức độ giãn cách phù hợp với từng khu vực theo mức độ nguy cơ, nhưng vẫn phải giám sát chặt chẽ, phong tỏa ngay khi có ca dương tính”, PGS Hùng nhấn mạnh.
Thủ tướng: 'Ưu tiên 25% vaccine của cả nước cho TP HCM'
Thủ tướng yêu cầu trước mắt ưu tiên 25% tổng số vaccine Covid-19 của cả nước cho TP HCM, phấn đấu hết tháng 7 năm nay tiêm 2 triệu liều cho người dân thành phố.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM chiều 11/7. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP HCM ghi nhận hơn 13.000 ca nhiễm và đang ở ngày thứ ba đợt giãn cách xã hội kéo dài 15 ngày theo Chỉ thị 16. Đây là cuộc làm việc trực tiếp thứ ba của Thủ tướng với TP HCM trong hơn 3 tháng kể từ khi Chính phủ được kiện toàn. Chưa kể 2 cuộc làm việc trực tuyến với thành phố trong khoảng thời gian này.
Qua bốn đợt tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, TP HCM đã tiêm 991.322 người: 943.215 mũi một và 48.107 mũi hai. Trong đó, riêng đợt tiêm thứ 4 Chính phủ đã ưu tiên cho TP HCM 836.000 liều vaccine sau khi dịch bùng phát mạnh. Ở đợt 5 sắp tới, Trung ương ưu tiên cấp cho thành phố 1,1 triệu liều, trong đó một triệu liều vaccine Moderna từ nguồn tài trợ của Mỹ theo cơ chế Covax và 100.000 liều Astra Zeneca của Chính phủ Nhật Bản.
Thủ tướng Phạm Minh Chinh phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM, chiều 11/7. Ảnh: VGP.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thành phố rút kinh nghiệm, tổ chức tiêm vaccine an toàn, kịp thời, đúng quy trình chống dịch; xét nghiệm thần tốc nhưng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, xác định được ổ dịch mới để khoanh vùng, dập dịch, giãn cách rộng, phong tỏa hẹp.
Đánh giá tình hình dịch ở thành phố còn rất phức tạp, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu TP HCM chuẩn bị phương án ứng phó cao hơn, đặc biệt không chủ quan, mất cảnh giác như một số nước đã tiêm vaccine nhưng dịch vẫn bùng phát phức tạp; kiên trì thực hiện các giải pháp đã được xác định đúng, lãnh đạo quyết đoán, đúng phương pháp, hiệu quả.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp, hỗ trợ giải quyết ngay các vướng mắc cho TP HCM trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Không để thành phố lúng túng, bị động và gặp khó khăn vì thiếu hàng hóa.
Liên quan việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch, lãnh đạo Chính phủ giao thành phố thực hiện tốt Nghị quyết 68 của Chính phủ. Chính quyền thành phố cần rà soát kỹ, không bỏ sót những người cần hỗ trợ, nhất là lao động mất việc, người bán vé số, lượm ve chai, người lang thang, người yếu thế...
"Cần thành lập các trung tâm cứu trợ, các đường dây nóng qua điện thoại, qua internet để tiếp nhận các đề nghị của người dân; tổ chức các xe bán hàng lưu động vào từng ngõ hẻm, những nơi khó khăn về cung ứng hàng hóa để phục vụ kịp thời", ông yêu cầu.
Về việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn, Thủ tướng yêu cầu tăng cường trang thiết bị, nhân lực cho các ca cấp cứu, nhất là những người bị bệnh nền. Đồng thời, thành phố phải kiểm soát chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, khu cách ly, khu phong tỏa, kiểm soát tốt sau cách ly.
"Mục tiêu ưu tiên lúc này là tập trung ngăn chặn, đẩy lùi dịch để trở lại trạng thái bình thường, phát triển kinh tế xã hội; chăm lo sức khỏe, bảo vệ tính mạng nhân dân là trên hết", Thủ tướng nói và yêu cầu không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc và các nhu yếu phẩm cần thiết; thực hiện tiếp cận vaccine bình đẳng theo thứ tự ưu tiên được quy định.
Thủ tướng nghe lực lượng chức năng báo cáo việc thực hiện Chỉ thị 16 tại phường Tân Phú, TP Thủ Đức, chiều 11/7. Ảnh: VGP
Khẳng định "cả nước đang hy vọng, trông đợi, tin tưởng vào TP HCM", Thủ tướng cho rằng đến giờ này, việc áp dụng Chỉ thị 16 thành phố là quyết định khó khăn nhưng đúng đắn, cần thiết. Chỉ thị đang thực hiện từng bước có hiệu quả, nhận sự đồng tình của Trung ương, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, sự tham gia, hưởng ứng, góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết từ 6h ngày 10/7 tới 6h ngày 11/7, thành phố ghi nhận 1.403 ca nhiễm, phần lớn tại các khu cách ly, phong tỏa. Từ ngày 25/6 đến 10/7, thành phố đã làm hơn 766.000 xét nghiệm kháng nguyên nhanh, lấy hơn 1,8 triệu mẫu xét nghiệm, đã có kết quả hơn 1,59 triệu mẫu, hơn 218.000 mẫu chờ kết quả.
TP HCM đã lập Sở chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 do Chủ tịch UBND thành phố là Chỉ huy trưởng; lập Trung tâm điều phối xét nghiệm do một Phó chủ tịch UBND thành phố là Trưởng Trung tâm; lập Trung tâm thông tin, phân tích dữ liệu về dịch bệnh.
Thành phố bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, công bố 2.833 điểm bán hàng, phân bố rộng khắp; thí điểm thành công mô hình đưa hàng thiết yếu đến tận tay người hoàn cảnh khó khăn... Hơn 80 tỷ đồng đã được giải ngân, hỗ trợ người dân, đạt tỷ lệ 24%, đồng thời huy động nhiều nguồn lực xã hội chăm lo những người cần sự giúp đỡ.
"Thành phố xác định 5 nhóm giải pháp trọng tâm thời gian tới về tổ chức xét nghiệm; điều trị; tiêm vaccine phòng Covid-19; bảo đảm vừa cách ly, vừa sản xuất; hỗ trợ người dân gặp khó khăn", ông Phong nói.
Về công tác ứng phó dịch, ông Phong cho biết thành phố đã lập 8 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị với gần 30.000 giường; chuẩn bị phương án 50.000 giường. Gần một triệu người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19. Chiến dịch tiêm chủng hơn 1,1 triệu liều dự kiến thực hiện trong 2-3 tuần tới.
"Thành phố sẽ tiếp tục tăng số lượng các doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa cách ly; tăng cường kiểm tra giám sát, nếu cơ sở sản xuất không an toàn phải dừng hoạt động", ông Phong nói.
Theo chân đội lấy mẫu xét nghiệm đến gõ cửa từng nhà Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các biện pháp phòng, chống dịch đang được khẩn trương triển khai, chiến lược triển khai lấy mẫu xét nghiệm cũng đã được thay đổi. Ghi nhận tại điểm lấy mẫu Chung cư Phạm Viết Chánh, phường 19, Quận Bình Thạnh trong sáng ngày 11/7, công...