Cây xạ đen có chữa được ung thư vú?
Nhiều người mắc ung thư vú mách nhau dùng cây xạ đen nấu nước uống ngày hàng ngày sẽ khỏi bệnh nhanh, điều này có thực sự khoa học?
Theo BSCKI Lê Ngọc Vinh, khoa Ngoại vú – Đầu mặt cổ, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, TP.HCM, hiện chưa có căn cứ khẳng định lá xạ đen có tác dụng điều trị ung thư vú.
Các nghiên cứu hiện tại chỉ thử nghiệm trên chuột, cho thấy dịch của lá xạ đen được lọc với kỹ thuật cao tác dụng với hai dòng tế bào ung thư gan và ung thư phổi ở chuột. Tuy nhiên, những nghiên cứu dùng kỹ thuật cao để tách chiết, quy mô nhỏ, chưa thực hiện trên người. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá hiệu quả của loại cây này trong điều trị khối u nói chung và ung thư vú nói riêng.
Chưa có căn cứ khẳng định lá xạ đen có tác dụng điều trị ung thư vú. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ung thư vú làn guyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị theo y học hiện đại.
Cây xạ đen phân bố rộng rãi ở châu Á, nhiều lợi ích sức khỏe như chứa chất glycoside steroid làm chậm và điều hòa nhịp tim. Chất chống oxy hóa flavonoid góp phần chống viêm loét, an thần, tăng tuần hoàn máu não. Chất alkaloid ức chế hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương, tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, ảnh hưởng đến huyết áp.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình điều trị ung thư vú. Không tự ý dùng các loại lá cây để chữa ung thư.
Khi cơ thể xuất hiện u, người bệnh nên đến bác sĩ để được khám và điều trị hiệu quả. Phụ nữ nên tầm soát ung thư vú định kỳ hàng năm ở những cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm vú, nhũ ảnh.
Y học hiện đại phát triển với nhiều phương pháp điều trị ung thư vú giúp đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ung thư vú giai đoạn 0 có tỷ lệ sống trên 5 năm đến 99%. Người bệnh có thể cắt toàn bộ tuyến vú, hoặc phẫu thuật lấy khối u và cắt rộng thêm 1-2 cm, sau đó xạ trị bổ sung.
Ở giai đoạn một, bướu nhỏ dưới 2 cm, chưa di căn hạch, điều trị thường chỉ cần phẫu thuật cắt rộng khối u và xạ trị hoặc cắt tuyến vú, sau đó tiếp tục điều trị nội tiết. Ở nhóm này, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 99%. Ở giai đoạn 2-3, tỷ lệ sống 5 năm vẫn đạt 80-86%, ở giai đoạn 4 thì tỷ lệ này tương ứng 25-30%.
Hết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vú
Mắc ung thư vú, bà C. về nhà tự đắp thuốc dẫn tới bệnh tiến triển nặng, di căn, đau đớn và không còn cơ hội điều trị.
Bà C. (58 tuổi, trú tại Phú Thọ) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu trong tình trạng ngực phải vỡ loét, chảy máu, hoại tử.
Năm 2022, người phụ nữ này đi khám và phát hiện ung thư vú phải nhưng không điều trị mà về nhà đắp thuốc nam. Khối u ngày càng to, biến dạng sùi loét, chảy máu khiến bà C. vô cùng đau đớn.
Khi tới bệnh viện, bệnh nhân trong tình trạng suy kiệt, khối u vú phải kích thước lớn, vỡ loét chảy dịch, thâm nhiễm rộng tổ chức da vùng ngực, di căn hạch và di căn xa nhiều nơi. Với trường hợp này, việc điều trị và chăm sóc rất khó khăn.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Xuân Vĩnh - Trưởng khoa Hóa trị và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ - cho biết, ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn có cơ hội thành công. Tuy nhiên, bà C. khi phát hiện ung thư vú đã không làm theo tư vấn của bác sĩ mà tự điều trị.
Đến nay, người bệnh không có hi vọng khỏi bệnh. Bà C. chỉ điều trị triệu chứng để bệnh không tiến triển quá nhanh, kéo dài thêm sự sống, giảm đau đớn.
Bác sĩ Vĩnh khuyến cáo để phát hiện sớm bệnh ung thư vú, ngay cả người trẻ cũng nên khám, kiểm tra định kỳ tuyến vú.
Hằng tháng, chị em có thể kiểm tra ngay tại nhà sau khi sạch kinh từ 3-5 ngày bằng cách tự sờ nắn, khi thấy bất thường, đau tức ngực, có hạch ở nách, vú thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Đối với những trường hợp trong gia đình có người thân bị các bệnh ung thư hoặc/và ung thư buồng trứng, người có đột biến gene di truyền BRCA1/BRCA2, có kinh sớm - mãn kinh muộn, tiền sử xạ trị vùng ngực thì nên tầm soát định kỳ, nhất là phụ nữ ngoài 40 tuổi nên tầm soát 6 tháng/lần.
Người bệnh đã được chẩn đoán xác định ung thư vú cần thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự đắp thuốc, lá cây.
Vỡ loét, hoại tử vú do đắp thuốc nam điều trị ung thư vú Sau 2 năm đắp thuốc nam điều trị ung thư vú, người phụ nữ 58 tuổi bị vỡ loét, hoại tử nghiêm trọng vùng vú. Chiều 2-12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho người bệnh 58 tuổi bị vỡ loét, chảy máu, hoại tử vú phải sau khi đắp thuốc nam điều trị ung...