Cây rau dừa nước là vị thuốc hay cho các bệnh lý về đường tiết niệu
Cây rau dừa nước là dược liệu thường sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, hiệu quả cho các bệnh lý đường tiết niệu.
Dừa nước không chỉ là loài rau thủy sinh mọc hoang mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, hiệu quả cho các bệnh lý đường tiết niệu…
Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn. Ảnh minh họa
Cây rau dừa nước còn được gọi là cây thủy long, du long thái, thường mọc rất nhiều ở bờ kênh, bờ mương, những nơi có nhiều nước ở các tỉnh đồng bằng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Cây rau dừa nước thường mọc nổi trên mặt nước vào mùa hè nhờ có những phao nổi hình trứng màu trắng bên trong thân, mùa đông khi nước khô cạn, phần phao nổi màu trắng bị tiêu biến, cây mọc bò ở các bờ mương.
Toàn bộ thành phần của cây rau dừa nước gồm lá, thân và rễ đều được sử dụng làm thuốc. Cây có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, cắt ngắn phơi khô bảo quản dùng dần làm thuốc.
Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe… dùng dưới dạng cây tươi hoặc phơi khô.
Một số món ăn, vị thuốc từ rau dừa nước:
Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu (chứng trọc lâm): Dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.
Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): Rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5 – 7 ngày.
Chữa ho khan (do phế nhiệt): Rau dừa nước 100g, rau má tươi 100g, gừng 3 lát sắc uống.
Chữa bệnh trẻ em đầu sài lở: Cây tươi giã, vắt nước cốt trộn với dầu mè đắp ngoài.
Video đang HOT
Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.
Chữa sốt lên ban sởi: Rau dừa nước, rau kinh giới, rau ngò rí (rau mùi) tươi mỗi vị 40-60g sắc, gừng tươi 3 lát sắc uống ngày vài lần.
Rau dừa nước dân gian còn dùng chữa tăng huyết áp, kèm chân phù tiểu ít, mụn nhọt bằng cách sắc uống, chữa áp xe, viêm tuyến vú, tuyến mang tai, bệnh zona, chàm, rắn cắn bằng cách cây tươi rửa sạch giã nhuyễn vắt nước uống trong, bã đắp ngoài.
Không nên dùng rau dừa nước cho người già thận khí hư ,tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.
Rau ngổ có tác dụng chữa bệnh gì?
Không chỉ là loại rau thơm quen thuộc mà rau ngổ còn có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh, vậy rau ngổ có tác dụng chữa bệnh gì?
Dưới đây là những tác dụng của rau ngổ và các bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ ít người biết đến.
Tổng quan về cây rau ngổ
Bài viết trên webiste Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, rau ngổ là loại thân thảo, mềm xốp, chứa nhiều nước bên trong, có nhiều nhánh nhỏ, lá hình răng cưa, phân bổ chủ yếu ở vùng ao hồ.
Tên gọi khác của loại cây này là ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước,... Tên khoa học của rau ngổ là Enydra fluctuans lour.
Trong rau ngổ chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau: 93% nước, 2,1% protid cùng các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten. Đây là một loại cây gia vị, hay dùng ăn sống. Ngoài ra, rau ngổ còn được xem là một vị thuốc vì nó có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Bộ phận thường được dùng của cây là lá non.
Cây rau ngổ rất tốt cho sức khoẻ. (Ảnh: Báo Sức khoẻ & Đời sống)
Tác dụng của cây rau ngổ
Các hợp chất phân lập cùng chiết xuất thô của rau ngổ có hoạt tính dược lý chống lại sự bảo vệ của tế bào, kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tẩy giun sán, chống tiêu chảy. Không những thế, trong rau ngổ còn có tinh dầu, flavonoid, isoflavone glycosid, steroid có khả năng đem lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như:
- Giải độc và thanh nhiệt.
- Sát trùng đường tiêu hóa.
- Phòng ngừa và chống lão hóa.
- Lợi tiểu.
- Phòng ngừa ung thư.
- Hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau thắt bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu,
- Giảm cơn sốt nóng.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn Lương y Hoàng Duy Tân cho biết một số kinh nghiệm trị bệnh bằng rau ngổ như sau:
Trị sỏi thận: Rau ngổ tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận. Do đó rau ngổ làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.
Cách dùng: Lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt.
Bạn có thể dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
Bạn cũng có thể dùng 50 - 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày), hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Trị sỏi mật, sỏi thận (sỏi bùn, đá): 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 - 15 ngày.
Trị đái dầm: Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 - 4 lần.
Trị đái ra máu: Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.
Trị ban đỏ: Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.
Trị cảm ho: Dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.
Trị ho, sổ mũi: 15 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.
Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Lưu ý:Trong ẩm thực, rau ngổ là loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh.
Khi dùng dưới dạng tươi, do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống, cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ.
Bạn cần nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 - 45 độ C để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).
Trên đây là những tác dụng của rau ngổ và các bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ. Rau ngổ còn được xem là thảo dược tự nhiên rất quý. Vì thế, như bao loại thảo dược khác, trước khi dùng để điều trị bất cứ bệnh lý nào cũng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để biết được thời gian và liều lượng sử dụng phù hợp, có như vậy mới đạt được những lợi ích cho cơ thể.
Trẻ bị tiểu dầm, khi nào cần điều trị? Khoảng 3% trẻ tiểu dầm có thể do một số bệnh lý, nhiều trẻ tiểu dầm có di truyền từ bố mẹ. Nên đưa trẻ khám, điều trị khi tiểu dầm kéo dài, thường xuyên. Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, tiểu dầm là bệnh tiểu tiện không tự chủ, hay gặp ở trẻ em 5 - 6 tuổi, xảy ra thường xuyên vào...