Cây ‘rác’ mọc dưới mương hôi rình, nay là ‘lộc trời’ giúp kiếm bộn tiề.n
Từ giống cây dại b.ị ghé.t bỏ ‘đổi đời’ thành báu vật y học, rốt cuộc giống thực vật này có gì đặc biệt?
Cây sống dưới mương nay được nâng niu như “vàng”
Trên các tính miền núi phía Bắc nước ta có một giống cây dại mang tên “ mao lương”, hay còn được gọi là rau cần dại, thạch long nhục.
Nó thường mọc ở ven rừng, ven đường đi, bờ nương rẫy, thậm chí có thể sinh trưởng cả trong những rãnh, mương hôi hám.
Giống cây dại này vốn không được lòng các nông dân, bởi chúng có khả năng sinh sôi mạnh mẽ, nếu mọc trên đất nông nghiệp có thể “cướp mất” chất dinh dưỡng của cây trồng, khiến cây trồng kém phát triển.
Ngoài ra, mao lương còn chứa một lượng độc tố. Nếu ăn phải có thể gây triệu chứng rát miệng, khó thở, phồng da và niêm mạc, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể gây t.ử von.g.
Video đang HOT
Ít ai biết, loài thực vật nhiều tác hại này hóa ra lại là một thảo dược truyền thống của châu Á.
Trong Đông y, mao lương có vị đắng, mùi hắc (nhất là khi còn tươi), tính bình, có độc (độc tính sẽ giảm sau khi được xử lý với nhiệt).
Trong Đông y, mao lương được dùng để chữa chứng thận yếu, tinh ít, lạnh quy đầu, sáng mắt, bệnh lao, hạch bạch huyết, sốt rét, thấp khớp, v.v.
Ở Trung Quốc, mao lương còn có thể dùng để giảm đau, chữa vết rắn cắn, đau răng và nhiều chứng bệnh khác. Giá mao lương phơi khô ở đây lên đến 26 NDT (88.000đ)/kg.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng mao lương rất độc, tuyệt đối không nên dùng cây mao lương như thực phẩm.
'Chìa khóa' kiểm soát các bệnh truyền nhiễm
Năm 2024, các bệnh truyền nhiễm tại Bình Thuận có sự thay đổi rõ rệt; tăng - giảm ở một số bệnh.
Điều này cần các biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách toàn diện.
Sốt xuất huyết giảm, nhưng sởi, dại tăng
Tại hội nghị phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mới đây, Bộ Y tế nhận định rằng tình hình dịch bệnh trên cả nước cơ bản được kiểm soát. Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng và sốt rét đã giảm mạnh so với năm 2023. Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nguy hiểm như Ebola, MERS-CoV hay cúm A/H7N9 xâm nhập. Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm vẫn ghi nhận số ca mắc cao cục bộ tại một số địa phương.
Tại Bình Thuận, năm 2024, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm ghi nhận sự dao động. Một số bệnh có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng một số bệnh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng. Cụ thể, sốt xuất huyết (SXH) tiếp tục là bệnh được quan tâm với 1.887 ca mắc được ghi nhận năm 2024, không có ca t.ử von.g. Trong khi đó, năm 2023 có 4.068 ca mắc và 1 ca t.ử von.g. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc SXH giảm mạnh. Bệnh tay chân miệng có xu hướng giảm, ghi nhận 782 ca mắc, không có trường hợp t.ử von.g so với năm 2023 với 2.300 ca mắc, 3 ca t.ử von.g.
Người dân đưa vật nuôi đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Một diễn biến đáng lo ngại khác là bệnh sởi. Năm 2024, Bình Thuận ghi nhận 803 ca nghi sởi, tăng đột biến. Trong khi, năm 2023 bệnh này chỉ ghi nhận chỉ 10 ca. Bệnh dại là một trong những vấn đề đáng báo động nhất tại Bình Thuận trong năm 2024, với 10 ca t.ử von.g được ghi nhận - cao nhất nước, tăng mạnh so năm 2023 với 2 ca t.ử von.g.
Ngoài ra, Bình Thuận ghi nhận 3 ca ho gà, tăng so với năm 2023 không có bất cứ ca mắc bệnh nào. Bệnh cúm mùa ghi nhận 616 ca trong tháng 11/2024, giảm 24,04% so với tháng 10/2024, nhưng tăng 22,22% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, các bệnh nguy hiểm mới nổi không ghi nhận trường hợp mắc.
Đẩy lùi nguy cơ
Ngành y tế xác định nhiều nguyên nhân làm gia tăng bệnh truyền nhiễm. Các bệnh được phòng bằng vắc xin như sởi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, khiến miễn dịch cộng đồng không đủ ngăn ngừa lây lan. Cùng với đó, gián đoạn cung ứng vắc xin, thủ tục mua sắm kéo dài... Bệnh dại có tỷ lệ t.ử von.g cao, do quản lý đàn chó, mèo chưa tốt. Tỷ lệ tiêm phòng thấp và tình trạng chó, mèo thả rông. Dù SXH giảm so với năm 2023, nhưng số ca mắc vẫn cao do biến đổi khí hậu, khí hậu nóng ẩm và đô thị hóa nhanh. Sự chủ động diệt lăng quăng, muỗi trong cộng đồng còn hạn chế...
Bộ Y tế nhận định tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2025: Tại Việt Nam, bệnh SXH, tay chân miệng có nguy cơ gia tăng do biến đổi khí hậu, giao thương, du lịch, đô thị hóa và sự chủ quan trong phòng bệnh. Các bệnh dự phòng bằng vắc xin có thể gia tăng nếu tỷ lệ tiêm chủng không đạt yêu cầu và quản lý tiêm chủng còn hạn chế, dẫn đến khả năng tăng ca nhập viện. Tỷ lệ t.ử von.g bệnh dại sẽ cao nếu tỷ lệ tiêm phòng, quản lý đàn vật nuôi (chó, mèo) còn yếu và sự chủ quan của người dân. Các bệnh nguy hiểm mới nổi như Mpox, cúm gia cầm độc lực cao có nguy cơ gia tăng với các biến chủng mới...
Để giảm tối đa tỷ lệ mắc, t.ử von.g do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đẩy mạnh các chiến dịch diệt lăng quăng, muỗi.
Tăng cường quản lý đàn vật nuôi, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến tiêm phòng. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng bệnh cá nhân trong cộng đồng.
Thuố.c và các phương pháp điều trị liệt mặt Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh liệt mặt là tăng tốc độ phục hồi và phục hồi hoàn toàn, ngăn ngừa các biến chứng giác mạc và các di chứng khác... Liệt mặt hay liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh sọ số 7) thường là vô căn (trước đây gọi là liệt Bell). Liệt dây thần kinh mặt vô...