Cây ngoại lai xâm chiếm đồng ruộng
Loài cây lạ đang xâm lấn đồng ruộng của người dân Tây Nguyên đã từng xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước cách đây vài năm. Hiện nhiều cánh đồng nơi đây đang có nguy cơ biến mất…
Cách đây chừng 2 năm, bà con nông dân xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai rất ngạc nhiên khi thấy dọc con suối chảy qua địa bàn xã xuất hiện rải rác vài bụi cây lạ. Cứ nghĩ là những cây dại bình thường nên bà con chẳng chú tâm làm gì.
Tuy nhiên, sau một mùa lũ, loài cây lạ này đã “đổ bộ” trên đồng ruộng của nông dân với số lượng ngày càng nhiều. Mặc dù nông dân đã chặt đốt, dọn sạch đồng ruộng trước khi gieo trồng hoa màu, nhưng sau thời gian ngắn lại thấy cây lạ này mọc lên.
Có những thửa ruộng, cây lạ mọc lên dày đặc khiến nông dân không sản xuất được đành phải bỏ hoang.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, loài cây lạ đang xâm lấn đồng ruộng của người dân nơi đây chính là cây mai dương đã từng xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước cách đây vài năm.
Nông dân bỏ hoang đồng ruộng vì cây mai dương
Đi dọc theo con suối Ia Krom chảy qua địa bàn xã này, cây mai dương đã mọc rải rác thành những cụm nhỏ dọc hai bên bờ.
Video đang HOT
Đặc biệt, những đoạn suối hàng năm được bồi đắp, cây mai dương mọc lên dày đặc và ra hoa kết trái vàng rực. Nhiều thửa ruộng ven suối bị cây này xâm lấn mọc lên thành rừng.
Hàng năm, cây mai dương cho ra lượng hạt rất lớn
Cụ Lê Xuân Tấn (gần 80 tuổi) đã từng định cư ở xã này hơn 50 năm cho biết: “Tôi đã canh tác ở đây gần nửa thế kỷ, nhưng chưa từng thấy loài cây lạ này. Hai năm trước, cây này mọc chỉ vài bụi ở bìa suối. Vậy mà sau một mùa lũ, nó đã xuất hiện ngay trên ruộng của tôi và nhiều hộ dân khác. Bây giờ thì dọc hai bên bờ suối này, nhìn đâu cũng thấy loài cây này mọc thành bụi cao hơn đầu người và ra trái rất nhiều…”.
Ông Nguyễn Giang Tửu (trú tại thôn 5, xã Nam Yang) cho biết: “Không biết cây này có nguồn gốc từ đâu nhưng nó mọc nhanh lắm. Đám ruộng của tôi mới chỉ bỏ hoang một vụ mà nay cây này đã mọc lên thành rừng. Vụ đông xuân năm nay, tôi định gieo sạ, nhưng thấy một rừng cây gai um tùm, tôi cũng nản”.
Loài cây ngoại lai, độc hại
Theo một số tài liệu nghiên cứu, cây mai dương mọc trên đồng ruộng của bà con nơi đây thuộc loài cây bụi, thân gỗ, nhiều gai nhọn có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Đây là một loài cây ngoại lai, có tên khoa học là Mimosa pigra (Họ Fabaceae hay Mimosaceae).
Cây ngoại lai này hiện được xem là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới, được xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất. Chúng phát triển rất tốt trong điều kiện đất phù sa ngập lũ.
Sau một năm bỏ hoang, đồng ruộng đã biến thành rừng mai dương…
Mỗi năm cây mai dương sản sinh ra một lượng hạt rất lớn và được bao bọc bởi một lớp vỏ có nhiều lông. Đây là ưu điểm giúp cho hạt nổi trên mặt nước và phát tán dễ dàng trên vùng đất cát nhờ gió.
Hạt mai dương có thể tồn tại trong đất ẩm đến 7 năm, trong đất cát khô có thể đến 23 năm mà vẫn còn khả năng nẩy mầm. Lượng hạt tích trữ trong đất lớn, cộng với khả năng sống lâu dài của hạt trong đất làm cho cây mai dương có khả năng tái xâm chiếm rất cao. Cây có khả năng mọc chồi non rất nhanh sau khi bị chặt.
Khu vực bị cây mai dương xâm lấn thường có rất ít loài cây khác mọc chung được. Đáng lo ngại nhất là khi cây mai dương phát triển mạnh, tạo thành một thảm cây bụi cao làm cho các loài cây khác không phát triển được, vì mai dương “ngốn” rất nhanh các chất dinh dưỡng trong đất, làm cho đất bạc màu nhanh chóng.
Cây mai dương gây tác hại rất lớn đối với hệ sinh thái, môi trường, làm thay đổi thảm thực vật; tác động tiêu cực đến hệ động vật thủy sinh và thực vật. Đặc biệt, thân cây có chứa chất Mimosin gây độc cho động vật, khi cây chết bị phân hủy thành những chất độc hủy hoại môi trường nước…
Loài cây ngoại lai này đã từng xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước như một số tỉnh miền Tây Nam bộ, TP HCM, Ninh Thuận, Quảng Nam… Tại Tây Nguyên, cây mai dương cũng đã xuất hiện ở TP Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk). Các địa phương này cũng đã tổ chức diệt trừ loài cây ngoại lai độc hại này.
Riêng địa bàn tỉnh Gia Lai, đây là lần đầu tiên cây mai dương được phát hiện.
Dù chưa xâm nhập nhiều vào các cánh đồng, song với sự nguy hại của loài cây ngoại lai độc hại này, các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp tận diệt chúng.
Theo 24h
Đắk Lắk: Xáo động vì gỗ lạ đổi màu
Người dân đang "đào tân gôc, trôc tân rê" loài cây này vê làm sản phâm mỹ nghê. Cơ quan chức năng cho đây là loài cây lạ, chưa được định danh khoa học.
Khoảng ba tháng nay, người dân xã Ea Tam và Cư Klông (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) kháo nhau vê vẻ đẹp và sự quý hiêm của cây đôi màu. Theo đó, sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây này sẽ đôi màu theo ánh sáng và nhiêt đô. Khi mới thành phâm, gô này có màu trắng xám nhạt, nếu để lâu sẽ chuyên sang màu xanh bích đâm. Thớ gô cây này rât mịn như gô trắc và có hoa văn đẹp như thủy tùng.
Tại một cơ sở tiện gỗ ở xã Cư Klông, một bức tượng Di Lặc cao chừng 60 cm, đường kính 40 cm có giá 4 triêu đông. Môt cặp lục bình có giá khoảng 2 triêu đông. Ông Th. (xã Ea Tam) cho biết ông có hai tượng Phât và cặp lục bình cao 1,3-1,5 m, đường kính 35-50 cm. Ông Th. khoe đây là bốn sản phẩm từ gô đôi màu to nhât huyên Krông Năng. "Cách đây hai tháng, tôi mua bốn khúc gô đôi màu giá 9 triêu đông, công với tiên gia công hơn chục triêu nữa. Gân đây, nhiêu người trả giá cặp lục bình đên 30 triêu đông nhưng tôi không bán" - ông Th. nói.
Bức tượng Phât Di Lặc và cặp lục bình bằng gô đôi màu có giá bán lân lượt là 4 triệu và 2 triêu đông. Ảnh: QH
Ông Nguyên Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Cư Klông, xác nhân: "Thời gian gân đây, người dân trong xã rô lên phong trào xài đô mỹ nghê từ gô đôi màu". Vì sự mới lạ và khác biêt của loại gô này mà người dân khắp nơi đô vê vùng rừng có gô đôi màu đê khai thác. Trong hai tháng 9 và 10/2012, Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng liên tục bắt các vụ khai thác, vân chuyên, cât giữ gô đôi màu, đã phạt hành chính môi đôi tượng 6,5 triêu đông/vụ.
Ông Nguyên Văn Kiêm, Hạt trưởng Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng, cho biêt: "Gô đôi màu là tên do người dân tự đặt" và cho biêt chưa xác định được danh tính khoa học của loài cây này. Hiện tại, Khu bảo tôn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) cử người lây mâu của loài cây này đê gửi ĐH Tây Nguyên xác định tên họ loài, giá trị... đồng thời phôi hợp với Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng và Ban Quản lý rừng phòng hô Krông Năng tìm cách bảo vê loài cây này.
Theo 24h
Đổ xô lên rừng đào bới, thu mua "thần dược" Mấy tháng gần đây, trên địa bàn 2 xã Ninh Vân, Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xuất hiện những tin đồn về một loại cây rừng có khả năng chữa bệnh nan y. Người bệnh khắp nơi đổ về đây tìm mua loại cây này uống với hy vọng khỏi bệnh. Rễ cây được người dân phơi khô bán với...