Cây ngã đổ chết người: Trách nhiệm, bồi thường vẫn…trên giấy
Chỉ trong 3 ngày qua, tại TPHCM liên tiếp xảy ra sự cố cây xanh đổ ngã, gãy nhánh làm 2 người chết khiến dư luận bất an, lo lắng. Thế nhưng, trách nhiệm và việc bồi thường cho các nạn nhân vẫn chưa được cơ quan chức năng đặt ra.
Cây đổ đè chết người là bất khả kháng
Ngày 30/8, trao đổi với PV, ông Lê Công Phương- Giám đốc công ty TNHH MTV Cây xanh TPHCM thông tin: chiều 28/8, một cây dầu cổ thụ nằm trước địa chỉ 327 An Dương Vương (phường 3, quận 5) bất ngờ bật gốc đè trúng anh Từ Minh Khải (25 tuổi, quê Kon Tum) khiến nạn nhân này bị thương.
Hiện trường cây xanh đè chết người trên đường An Dương Vương (Q.5) vào chiều 28/8
Sau khi vụ việc xảy ra, phía công ty cùng với người dân đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu và lo hết tất cả các chi phí. Tuy nhiên, nạn nhân đã chết vì chấn thương nặng. Do đó, phía công ty tiếp tục cùng gia đình nạn nhân đưa thi thể nạn nhân về Kon Tum.
Theo ông Phương sự cố cây xanh ngã đổ trong mùa mưa bão là bất khả kháng. Phía công ty cây xanh cũng ý thức nguy hiểm của sự cố này nên thường xuyên cho công nhân đi rà soát kiểm tra.
“Trước mùa mưa bão chúng tôi đã thực hiện cắt bỏ những tán cây, những nhánh cây khô. Nhưng cây xanh nào có dấu hiệu mục, hư hỏng lập tức đưa ra phương án xử lý để đảm bảo an toàn…”- ông Phương cho hay.
Về trường hợp, người phụ nữ bị nhánh cây xanh bên trong công viên Tao Đàn đè lên người vào sáng 26/8 và tử vong sau đó 3 ngày.
Ông Phương cho rằng, sáng hôm đó (26/8) trời không có mưa gió, tuy nhiên trước đó trong đêm đã có mưa dông, gió giật mạnh gây gãy nhánh. Đến hôm sau nhánh cây mới rơi xuống đè người dân. Qua đó, ông Phương nhìn nhận sự cố này cũng là….bất khả kháng.
Tuy nhiên ông Phương cho hay, khi có sự cố cây xanh xảy ra trên địa bàn do đơn vị quản lý làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng người dân thì tùy theo trường hợp cụ thể, công ty sẽ xem xét và đề xuất mức hỗ trợ phù hợp.
Video đang HOT
Công ty cây xanh đô thị quản lý đúng quy trình
Liên quan đến những sự cố tai nạn chết người do cây xanh đổ ngã, PV VietNamNet liên hệ ông Trần Quang Lâm – Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM để làm rõ trách nhiệm.
Ông Lâm nhìn nhận: Thời gian qua, đa phần những vụ cây xanh ngã đổ là do thời tiết, bất khả kháng. Những nguyên nhân này nằm ngoài phạm vi phân cấp quản lý của công ty cây xanh nên khó có thể quy trách nhiệm cho phía công ty này.
“Sau khi những vụ cây xanh đổ ngã gây nguy hại cho người dân, phía Sở đã tiến hành ra soát kiểm tra thì thấy phía công ty này thực hiện đúng quy trình” – Ông Lâm khẳng định.
Vị trí nhánh cây đổ gây chết người ở công viên Tao Đàn, quận 1
Theo ông Lâm, công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP đang chăm sóc hơn 90.000 cây xanh các loại tại TP. Thống kê các năm gần đây cho thấy hệ thống cây xanh trên địa bàn đang bị xâm hại bằng nhiều hình thức như đào đường, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà cao tầng, làm vỉa hè… dẫn đến nguy cơ mất an toàn, nhất là vào mùa mưa.
Hiện nay, phía Sở GTVT đã lên danh sách khoảng 5.000 cây xanh, trong đó có một loạt cây lớn thuộc loại 3, có dấu hiệu bị nghiêng có thể gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng.
“Chúng tôi đã kiểm tra đánh giá được 300 cây bằng phương pháp toàn diện, chi tiết, nội soi để xác định độ an toàn của cây. Nếu quá trình kiểm tra phát hiện những cây xanh có mức độ nguy hại thì lập tức xin chủ trương của TP để có hướng xử lý an toàn ngay. Sắp tới Sở sẽ đẩy mạnh công tác này hơn nữa”- Phó giám đốc Sở cho hay.
Quỹ hỗ trợ tai nạn do cây xanh ngã đổ vẫn trên bàn giấy
Liên quan đến kiến nghị của Sở GTVT TPHCM lên UBND TP lập quỹ hỗ trợ tai nạn do cây xanh gây ra trên địa bàn vào tháng 9/2015. Nguồn kinh phí dự kiến là 1 tỉ đồng/năm, được trích từ ngân sách Nhà nước bố trí trong lĩnh vực chăm sóc cây xanh do Sở GTVT quản lý. Tuy nhiên đến nay đã gần 1 năm, người dân vẫn chưa rõ quỹ này đã hoạt động hay chưa?
Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết: Hiện nay, quỹ này vẫn đang được nghiên cứu.
“Hiện TP đã phê duyệt chủ trương thành lập quỹ nhưng phải cụ thể. Sở đang hoàn chỉnh hồ sơ, cụ thể từng mức, khu vực, trường hợp như thế nào được phê duyệt…trên cơ sở pháp lý về quy định rủi ro, sự cố bất khả kháng do thiên tai. Song song đó, Sở GTVT đang làm việc với các đơn vị bảo hiểm về chính sách phê duyệt đối tượng được hưởng quỹ rồi mới tham mưu lên TP phê duyệt”- ông Lâm thông tin.
Ông Lâm cho rằng: Đối với hai trường hợp tử vong liên quan đến cây xanh đổ ngã do mưa bão gây ra mới đây. Phía công ty cây xanh sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, thảo thuận với người bị hại.
Theo Vietnamnet
Các dự án "cắt cỏ" trăm tỷ: Tiền ngân sách vào túi ai?
Chỉ với việc dừng chi phí cắt cỏ, tỉa và trồng cây hoa cảnh, mỗi năm Hà Nội tiết kiệm được 700 tỷ đồng. Thực tế cho thấy việc kéo dài cơ chế "đặt hàng", "xin-cho" đối với các doanh nghiệp Nhà nước cung cấp dịch vụ công ích, bộc lộ nhiều bất hợp lý. Nhiều người trong cuộc cũng cho rằng, cần sớm chấm dứt tình trạng này để ngăn chặn thất thoát, lãng phí.
Đại lộ Thăng Long dài 24km mỗi năm ngốn 53 tỷ đồng tiền cắt cỏ, tỉa một ít cây hoa.
Chia 4.000 tỷ đồng cho "chiếc bánh" công ích
Mỗi năm Hà Nội dành khoảng 4.000 tỷ đồng ngân sách chi cho "chiếc bánh" công ích với việc thu gom vận chuyển rác thải, duy trì công viên, cây xanh, thoát nước và xử lý nước thải đô thị... Trong đó 2.000 tỷ đồng thuộc ngân sách thành phố, phần còn lại do ngân sách quận, huyện chi theo phân cấp. Điều đáng nói, phần lớn khoản chi này đều theo phương thức đặt hàng mà không qua đấu thầu, chào giá cạnh tranh nên bộc lộ nhiều bất hợp lý.
Đơn cử, việc thực hiện công tác duy tu cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa lâu nay đều thực hiện theo đơn giá, định mức thành phố quy định. Cụ thể, theo Quyết định 510 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 (được ban hành ngày 30/1/2015), là cơ sở để lập, phê duyệt dự toán, thanh quyết toán các gói thầu, đặt hàng dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn thì chỉ riêng lĩnh vực duy trì công viên, cây xanh đã có 431 mã đơn giá.
Trong đó, chỉ với việc trồng, xén và duy trì thảm cỏ có 32 mục khác nhau được kê khai để thanh toán như: phí uy trì thảm cỏ công viên, máy bơm xăng, phí xén cỏ mùa khô, mùa mưa, phí trồng cỏ, phun thuốc phòng sâu bệnh, vệ sinh thảm cỏ... Hay chỉ việc xén lề cỏ (chặn cỏ vỉa) cũng đã có tới 4 mục khác nhau.
Trong báo cáo mới đây gửi HĐND thành phố, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết, qua rà soát theo hướng tăng cường cơ giới hóa nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, mã đơn giá cho công việc duy trì công viên cây xanh giảm được 386 mã, chỉ còn 63 mã. Thành phố cũng giảm 40% kinh phí đặt hàng thường xuyên lĩnh vực duy trì công viên, cây xanh. "Hà Nội sẽ hoàn chỉnh hệ thống quy trình, định mức đơn giá để đặt hàng, đấu thầu duy trì công viên, vườn hoa, cây xanh trên địa bàn thành phố từ 1/1/2017", Báo cáo về giải pháp hạn chế bất cập trong quản lý cây xanh cho biết.
Một cán bộ Sở giám sát 600 công nhân
Nguyên Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội ông Lê Văn Hoạt cho rằng, công tác quản lý dịch vụ công ích lâu nay còn nhiều bất cập, đặc biệt cơ chế xin-cho, đặt hàng thay vì đấu thầu công khai. Theo ông Hoạt, chủ trương là khuyến khích đấu thầu, chào giá cạnh tranh và chỉ đặt hàng ở những nơi không thể thực hiện đấu thầu được.
Tuy nhiên, phương thức đặt hàng vẫn là chủ yếu, hầu hết kinh phí ngân sách hàng năm đều đang thực hiện theo phương thức đặt hàng. "Doanh nghiệp công ích không phải là cơ quan quản lý nhưng hàng năm họ được thành phố đặt hàng trên cơ sở kê khai số lượng của họ, thậm chí có doanh nghiệp công ích vừa làm chủ đầu tư vừa thực hiện dự án.
Những bất cập này, trước đây HĐND thành phố đã đề nghị sớm đổi mới phương thức quản lý theo hướng thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch để hạn chế những bất cập, thậm chí chuyện thỏa thuận ăn chia, khai khống số lượng. Ngay cả đặt hàng, đấu thầu thì cũng cần xác định rõ đơn giá", ông Hoạt nói.
Ông Hoạt dẫn chứng, kết quả giám sát của HĐND thành phố tháng 6/2014 cho thấy, việc đấu thầu duy trì vệ sinh môi trường 2 đoạn thuộc tuyến đường vành đai 3 trên cao đã khiến nhiều người giật mình khi giảm được tới 31,8% chi phí so với đơn giá định mức của thành phố. Hay cùng thực hiện xử lý nước thải nhưng mỗi trạm xử lý có chi phí xử lý đối với 1 đơn vị nước thải khác nhau rất lớn.
Điều đáng nói, việc đặt hàng, ký hợp đồng, kiểm soát, nghiệm thu, thanh toán theo quy trình, định mức, đơn giá của thành phố thực chất mới chỉ kiểm soát được khối lượng, chất lượng các sản phẩm trung gian mà chưa quan tâm đến khối lượng, chất lượng sản phẩm thực tế cuối cùng. "Kết quả giám sát cho thấy việc giám sát, nghiệm thu đối với doanh nghiệp trong thực hiện quy trình, định mức của thành phố mang tính hình thức, do khối lượng công việc quá lớn, rất dễ phát sinh tiêu cực.
Điển hình như Sở Xây dựng phân công 1 cán bộ giám sát, nghiệm thu công việc của 600 công nhân quét, rửa đường và thu gom rác trên địa bàn 1 quận. Điều này cho thấy có quá nhiều bất cập khi tiền ngân sách chi rất lớn nhưng hiệu quả công việc không cao, thành phố vẫn lem nhem", ông Hoạt phân tích.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội cho biết, tới đây Hà Nội đưa ra giải pháp khắc phục ngay trong giai đoạn 2016-2020, trong đó giải pháp đầu tiên là phân cấp quản lý. Chẳng hạn, thành phố sẽ quản lý, trồng mới, duy tu, chăm sóc toàn bộ cây xanh trên toàn bộ các tuyến đường cao tốc, các đường xuyên tâm, các trục lộ chính đi qua địa bàn hai quận huyện trở lên. Hay việc thành phố sẽ quản lý, trồng mới, duy tu toàn bộ vườn hoa, công viên lớn theo danh mục quản lý. Còn các huyện sẽ quản lý, duy tu cây xanh ở những tuyến đường có danh mục cụ thể mà thành phố giao.
Cần thanh tra toàn diện chi phí "khủng" cho dịch vụ công ích Trao đổi với Tiền Phong, bà Bùi Thị An đại biểu Quốc hội khoá XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, thông tin số tiền "khủng" bỏ ra hàng năm cho việc cắt cỏ trên Đại lộ Thăng Long vừa qua được lãnh đạo thành phố Hà Nội tiết lộ đã làm cho nhiều người sửng sốt. "Chỉ 24 km đã chi tới 53 tỷ đồng, nghĩa là 1 km chi phí hơn 2 tỷ đồng mỗi năm. Tôi không thể tưởng tượng được, con số này đúng là rất kỳ lạ. Thành phố nào cũng cần có thẩm mỹ, nhưng phải làm thế nào để vừa sạch đẹp nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm", bà An nói. Theo bà An, Hà Nội cần xem cách thức quản lý của các thành phố khác như thế nào để quản lý tốt hơn. Cụ thể, bà An đề nghị xem lại toàn bộ, nếu có sự chênh lệch phải thanh, kiểm tra cho rõ ràng, bởi đây cũng là tiền thu từ thuế của nhân dân. Cần phải thanh tra làm rõ để tiền ngân sách không bị rơi vào túi ai đó. Theo bà An, với một tỉnh nghèo, tổng thu ngân sách mỗi năm chỉ khoảng 800 tỷ đồng, trong khi Hà Nội chi phí mỗi năm tới 4.000 tỷ đồng cho các dịch vụ công ích như cắt cỏ, tỉa cây, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị... là quá lớn.
Tú - Dũng
Theo Tú Anh (Tiền Phong)
Hà Nội: 3 người bị thương, 100 cây xanh bị đổ trong cơn bão số 3 Đến 7h30 ngày 208, trên địa bàn Hà Nội không còn mưa nên cơ bản các điểm úng ngập đã được khắc phục, nhiều tuyến đường phương tiện lưu thông trở lại bình thường. Các chợ, cửa hàng kinh doanh buôn bán mở cửa trở lại, giá cả không có biến động nhiều. Ông Lê Vũ Quảng Sương - Phó Tổng Giám đốc...