Cây mã đề – thần dược chữa bệnh
Cây mã đề rất phổ biến và quen thuộc với người Việt, đặc biệt nó có công dụng rất hiệu quả trong việc và hỗ trợ rất nhiều bệnh.
Cây Mã đề còn gọi là Xa tiền, cây này mọc hoang khắp nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Mã đề là cỏ sống lâu năm, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều luỡng tính, 4 lá đài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, khô xác, tồn tại, 4 thùy xen kẽ với các lá đài. Quả hộp, có 8 – 13 hạt.
Mã đề giàu dược tính nên còn được lấy lá, thân cây, hạt là bộ phận dùng làm thuốc toàn cây. Có công năng như lá thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm. Hạt lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Rau Mã đề vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng chảy máu cam, tiểu tắc nghẽn, sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.
Cây mã đề – thần dược chữa bệnh.
Hạt Mã đề lợi tiểu tiện, ngưng ỉa tả, thông đái gắt, trừ tê thấp, ích tinh khí và giúp dễ sinh.
Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu.
Cách trị bệnh tiêu biểu từ Mã đề
Làm lợi tiểu: Hạt Mã đề 10g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa tiểu ra máu: Lá Mã đề, ích mẫu, mỗi vị 12g; giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
Video đang HOT
Chữa viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, thạch cao 20g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; mộc thông 8g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. Sắc uống hàng ngày một thang.
Chữa viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 20g, ý dĩ 16g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Dùng chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20g, Kim tiền thảo 30g, rễ cỏ Tranh 20g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
Hay hạt mã đề 12 – 40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20 – 40g, hoạt thạch 20 – 40g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g, củ sắn dây 30g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20g, Nhân trần 40g, Chi tử 20g, lá Mơ 20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100 – 150ml.
Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1 – 2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm. Sắc đặc, uống ngày một thang.
Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng. Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm tấy.
Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc.
Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân.
Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho. Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp.
Hãy sử dụng cây mã đề trong chữa bệnh cho gia đình bạn nhé!
Lưu ý kiêng kỵ:
- Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.
- Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Theo Khỏe và đẹp
Chữa bệnh tiểu đường bằng loại cây mọc hoang dân dã
Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo... là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy.
Theo Đông y cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc... Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc từ rau bợ.
Bài 1:
Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan...
Bài 2:
Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 - 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém ...
Bài 3:
Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích dụng cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mày đay, rôm sảy...
Bài 4:
Cỏ bợ 50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích dụng cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát... Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.
Bài 5:
Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại...
Bài 6:
Cỏ bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể...
Chú ý: Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.
Theo Trí Thức Trẻ
Quả vả chữa viêm loét dạ dày Theo đông y, quả vả có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu Ảnh minh họa: Internet Vả là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi. Vả thường mọc bên cạnh các khe suối, nơi ẩm ướt. Là loại cây thuộc họ dâu tằm, người Tày gọi...