Cây Kèn Hồng: Hình ảnh, đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng tốt nhất
Chắc hẳn nhiều người không còn quá xa lạ với hình ảnh cây Kèn Hồng tại các vườn hoa, công viên nói chung. Đây là một loài hoa đẹp, xứng đáng xuất hiện trong khu vườn nhà bạn nếu được trồng và chăm sóc đúng cách.
Đặc điểm, nguồn gốc cây Kèn Hồng
Cây Kèn Hồng có tên khoa học là Tabebuia rosea, thuộc họ Bignoniaceae. Đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ khu vực châu Mỹ, sau này được du nhập sang các nước châu Á, xuất hiện nhiều ở Thái Lan rồi được mang đến Việt Nam để trồng và hình thành như ngày nay.
Cây Kèn Hồng là cây thân gỗ, có chiều cao thân trung bình từ 5-15m, đường kính thân cây có thể lên đến 50cm. Cây có rất nhiều tán lá và cành, lá cây có dạng hình bầu dục thuôn dài, gân lá chân chim nổi bật, chiều dài từ 7-10cm, màu xanh đậm, mặt trên nhẵn, mép lá không có răng cưa.
Hình ảnh cây Kèn Hồng
Cây Kèn Hồng thường nở hoa vào tháng 4 hàng năm và kết thúc khi sang tháng 6. Hoa Kèn Hồng có dạng hơi giống với quả chuông, mọc thành từng chùm nhỏ, mỗi chùm có từ 4-6 bông hoa màu hồng nhạt trông vô cùng đẹp và bắt mắt. Khi hoa tàn sẽ tạo quả, quả của cây có dạng hình trụ dài, kích thước chỉ từ 8-15cm, bên trong có chứa rất nhiều hạt nhỏ có khả năng bay trong gió.
Công dụng chính của cây Kèn Hồng đó chính là khả năng làm đẹp cảnh quan xung quanh. Do đó mà chúng rất được ưa chuộng để trồng tại công viên, vườn hoa hoặc đường phố để làm cây tiểu cảnh, cây trang trí.
Bên cạnh đó, với hình dáng cao lớn, tán lá rậm rạp nên cây Kèn Hồng có thể được sử dụng để làm cây che bóng mát, thanh lọc không khí, giảm thiểu tác động của các chất độc hại có trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đem đến không khí trong lành cho không gian sống xung quanh mà bạn sinh hoạt.
Ý nghĩa cây Kèn Hồng
Cây Kèn Hồng có vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng đầy cuốn hút, chúng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự lãng mạn, ngọt ngào trong tình yêu đôi lứa với sắc hồng tuyệt đẹp của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là loài hoa dành cho lứa tuổi học trò bởi mùa hoa Kèn Hồng nở rộ vào tháng 5 và tháng 6, là thời điểm học sinh kết thúc năm học và nghỉ hè.
Video đang HOT
Cây Kèn Hồng tượng trưng cho sự lãng mạn, ngọt ngào
Cách trồng và chăm sóc cây Kèn Hồng tốt nhất
1. Phương pháp trồng
Cây Kèn Hồng có thể được trồng thông qua phương pháp gieo hạt giống hoặc bằng giâm cành. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn phương pháp giâm cành để tiết kiệm thời gian trồng và chăm sóc cho cây non. Nếu gieo hạt giống, hạt cần phải chất lượng, không bị hỏng, lép mới mong nảy mầm nhanh, đem hạt giống ngâm trong nước ấm trong 24h để kích mầm. Còn nếu chọn giâm cành, lấy cành non từ cây mẹ khỏe mạnh, sau đó ngâm trong dung dịch kích rễ vài tiếng trước khi trồng.
2. Đất trồng
Đất trồng cho cây Kèn Hồng nên lựa chọn loại đất thịt, giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt cho rễ và độ tơi xốp cao.
3. Kỹ thuật trồng
Khi bắt đầu gieo hạt hoặc giâm cành, hãy chuẩn bị một bầu đất gồm có đất thịt, cát pha, mùn và vỏ trấu. Sau đó cho hạt giống xuống bầu để gieo hoặc cắm cành non để giâm vào bầu đất. Tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên cho đến khi hạt nảy mầm thành cây non hoặc cành cây đã ra rễ và bắt đầu cho ra lá là có thể mang ra hố đất để trồng.
Khi mang ra hố, bạn cần đào sẵn một hố có kích thước 30×30, cho 0,5kg phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK xuống hố rồi trộn đều. Mỗi ngày tưới nước đều đặn vào hố đất trước khi trồng cây khoảng 1 tháng. Sau thời gian đó, bắt đầu cho bầu đất chứa cây non xuống hố đất để trồng, rạch bỏ nilon bọc hố đất để cây có thể đâm rễ và phát triển trong đất trồng mới.
Cây Kèn Hồng sẽ nở rất đẹp nếu được chăm sóc đúng cách
4. Nước tưới
Với cây Kèn Hồng khi mới trồng, bạn có thể dùng nước vo gạo hoặc nước sạch mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
5. Phân bón
Khi cây Kèn Hồng đã bắt đầu phát triển và cao khoảng 30cm, khi này bạn bắt đầu có thể bón phân cho cây dưới dạng phân pha loãng với nước để tưới định kỳ 1 lần/tuần.
6. Phòng sâu bệnh
Do là cây thân gỗ nên cây Kèn Hồng rất dễ bị các loại sâu và côn trùng làm tổ, tấn công. Bạn nên phun các loại thuốc diệt côn trùng lên thân cây để bảo vệ cây Kèn Hồng hoặc có thể bôi vôi xung quanh gốc để hạn chế côn trùng làm tổ.
Nước đường trắng rất hữu ích, tưới một chút cho cây hoa, giúp rễ phát triển mạnh mẽ
Nếu sử dụng nước đường tưới cây hoa thì nồng độ phải được kiểm soát, tức là tỷ lệ hợp lý là đường: nước = 1 : 500 ~ 1000.
1. Cách dùng nước đường để trồng hoa
Gần đây mọi người truyền tai nhau rằng có thể dùng nước đường để trồng hoa, giâm cành, nó giúp thúc đẩy bộ rễ phát triển mạnh mẽ, cây xanh tốt. Điều này được các chuyên gia về cây cảnh đánh giá là đúng vì đường được làm bằng cách ép nước từ cây mía, nếu dùng nước đường tưới cây hoa hoặc giâm cành có thể thúc đẩy cây phát triển mạnh mẽ, rễ cây khỏe mạnh.
Mặc dù điều này là tốt nhưng phải nhớ rằng nước đường nên được sử dụng đúng cách, tỷ lệ pha trộn hợp lý, nó sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây hoa, giúp tích lũy chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn.
Nếu sử dụng nước đường tưới cây hoa thì nồng độ phải được kiểm soát, tức là tỷ lệ hợp lý là đường: nước = 1 : 500 ~ 1000. Chúng ta cũng chỉ nên tưới mỗi tháng một lần, điều này là đủ để thúc đẩy quá trình quang hợp, phát triển của cây hoa. Không nên sử dụng sai cách bởi nó sẽ gây ra tác dụng ngược.
Tỷ lệ hấp thụ đường của cây không cao, không nên sử dụng quá nhiều. Nếu không đường sẽ lắng xuống bầu đất, thu hút côn trùng và các loại bọ khác gây ảnh hưởng tới cây trồng cũng như gia đình.
Nước đường cũng rất thích hơp trong quá trình giâm dành, giúp những vết cắt mau lành, thúc đẩy sự phát triển của rễ cây trong giai đoạn này. Chúng ta cũng chỉ nên sử dụng ở tỷ lệ 1:500, không nên sử dụng đường với nồng độ cao hơn sẽ gây ra những vấn đề không tốt cho cây.
2. Một số loại nước tưới cây khác
Nước luộc trứng
Vỏ trứng chứa khoảng 95% lượng canxi cacbonat và các hoạt chất như magie, kali, sắt, photpho... Tuy nhiên, trong quá trình luộc trứng, những thành phần này sẽ được truyền từ vỏ trứng sang nước luộc. Vì vậy, sau khi luộc trứng, bạn có thể dùng nước luộc đã để nguội tưới cây, việc làm này sẽ giúp kích thích rễ, tăng tốc độ sinh trưởng của lá.
Nước rửa cá, thịt
Nước rửa cá thịt có mùi khá khó chịu, tuy nhiên chúng lại chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tố cho sự phát triển của thực vật. Do đó, sau khi rửa cá, thịt (không chứa muối), bạn có thể tưới cho cây.
Nước vo gạo
Nước vo gạo chứa nhiều vitamin, tinh bột... rất tốt cho sự phát triển của hoa lá. Tưới nước vo gạo hằng ngày vô cây sẽ giúp cây hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, cây khỏe mạnh, không sâu bọ, phát triển tươi tốt.
Nước và bã trà
Tưới cây bằng nước trà giúp ngăn ngừa các bệnh về nấm từ đó tuổi thọ của cây sẽ lâu hơn. Với phương pháp này, bạn chỉ dùng nước trà dảo và cả bã trà đem tưới quanh gốc cây là được.
Thuốc aspirin
Nghiền hoặc hòa tan một vài viên aspirin vào nước tưới hoa sẽ cung cấp muối, khoáng chất hữu cơ, giúp hoa lớn nhanh, nở nhanh hơn so với điều kiện phát triển bình thường.
Ý nghĩa hoa Tigon, những đặc điểm và cách trồng hoa Tigon nở đẹp mắt Hoa Tigon là một loài hoa nhỏ bé nhưng có vẻ đẹp rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ cùng với mùi hương ngào ngạt dễ chịu. Ý nghĩa hoa Tigon cũng như cách trồng thế nào cho hoa nở đẹp chắc hẳn cũng chưa nhiều người biết đến. Hoa Tigon là hoa gì? Nguồn gốc và đặc điểm Hoa Tigon là một loài hoa...