Cấy “hiệu thuốc sống” vào cơ thể
Quân đội Mỹ đang làm việc với các nhà khoa học để phát triển thiết bị cấy vào cơ thể những người lính.
Con người có thể tự tạo ra thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa
Nhưng lần này nó không liên quan nhiều đến việc tạo ra những “siêu nhân” mà giúp trị bệnh liên quan đến thay đổi múi giờ và tiêu hóa.
Hiệu thuốc sống cấy dưới da
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ ĐH Northwestern đã ký hợp đồng trị giá 33 triệu USD với Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) để phát triển một thiết bị cấy ghép không dây có chức năng như một “hiệu thuốc sống” dành cho quân nhân. Nó được gọi là hiệu thuốc sống vì mọi thứ mà “bệnh nhân” cần đều có thể được chính cơ thể của họ tạo ra.
Được gọi là NTRAIN, thiết bị này nhằm mục đích kiểm soát đồng hồ sinh học của cơ thể và loại bỏ chứng mệt mỏi do lệch múi giờ và thậm chí cả các vấn đề về đường tiêu hóa.
Nếu thành công, NTRAIN có thể giúp cả người dân có nhu cầu, trong đó có công nhân làm ca kíp. Mặc dù giống như chuyện khoa học viễn tưởng nhưng các nhà nghiên cứu đứng sau thiết bị này cho rằng, nó có thể thay đổi vĩnh viễn cách chúng ta điều trị bệnh.
Thiết bị sẽ cung cấp cho con người nguồn cung cấp vô tận những phương thuốc khắc phục theo yêu cầu mà họ không phải mang những lọ thuốc lỉnh kỉnh. Mặc dù, chúng ta có thể không nghĩ rằng mệt mỏi và tiêu chảy là hai trong số những vấn đề chính mà quân nhân phải đối mặt, nhưng nghiên cứu cho thấy, nó có thể gây ra suy giảm về thể chất và nhận thức.
NTRAIN được cấy dưới da ở cánh tay hay nơi khác trên cơ thể, nó kết hợp các tế bào được biến đổi gen và điện tử sinh học để tạo ra các protein nhỏ được gọi là peptide. Peptide vốn xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể nhưng thiết bị này cho phép người đeo kiểm soát thời gian và liều lượng để thực hiện liệu pháp peptide được cá nhân hóa và nhắm đúng mục tiêu.
Liệu pháp peptide sử dụng các peptide (các chuỗi ngắn các axit amin) để hướng các tế bào thực hiện một chức năng cụ thể cho peptide đó. Điều này có nghĩa là nó có khả năng phối hợp các phương pháp điều trị cho nhiều bệnh khác nhau.
Cách thức hoạt động
Cận cảnh mô cấy NTRAIN cho thấy nhà máy tế bào bên trong nó.
Nhà điều tra Jonathan Rivnay tại ĐH Northwestern nói rằng, thiết bị cấy ghép trên sẽ chứa các tế bào nhạy cảm với ánh sáng đã được biến đổi gen.
Kết hợp sinh học tổng hợp với điện tử sinh học, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế các tế bào để sản xuất ra peptide giống với loại cơ thể tạo ra để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, điều chỉnh chính xác thời gian và liều lượng bằng những điều khiển về điện tử sinh học.
Khi các tế bào được thiết kế tiếp xúc với ánh sáng, chúng sẽ tạo ra các liệu pháp peptide được định lượng chính xác.
Thiết bị sẽ chứa 2 thành phần quan trọng là đèn LED kích cỡ micron và các tế bào nhạy cảm với ánh sáng được biến đổi gen để tạo ra các protein cụ thể được gọi là peptide.
Khi được kích hoạt bởi ánh sáng, tế bào biến đổi gen trên sẽ tạo ra những peptide để đi vào máu. Từ đó, các peptide có thể giúp điều chỉnh bất cứ chứng bệnh nào mà người đeo muốn được khắc phục – theo ông Jonathan Rivnay.
Các tế bào được biến đổi gen không bao giờ thực sự đi vào máu. Chúng giống như một chỉ huy dàn nhạc, chỉ đạo những peptide được sinh ra hoạt động theo thời gian và địa điểm nào đó chứ không đích thân làm việc này.
Ví dụ việc đi ngủ, “chúng ta có nhiều đồng hồ trong cơ thể. Về cơ bản, mỗi tế bào đều có một đồng hồ. Việc lệch múi giờ xảy ra khi những đồng hồ đó bị lệch, lúc đó, nhiệt độ cơ thể của chúng ta thay đổi một chút” – ông Rivnay giải thích.
Bộ phận cấy ghép sẽ có cảm biến nhiệt độ và thu thập dữ liệu về nhiệt độ cơ thể người dùng, do đó, nó biết khi nào xảy ra sự sai lệch. Bạn sẽ lập trình thiết bị để chiếu ánh sáng vào một thời điểm cụ thể, khi cơ thể bạn đạt đến nhiệt độ nhất định, một peptide cụ thể sẽ được đưa vào mạch máu của bạn.
Do các peptide hoạt động như các phân tử truyền tín hiệu và hướng dẫn tế bào thực hiện các chức năng cụ thể, chúng có thể hướng tế bào của người đeo thiết bị giải quyết một vấn đề. Tất cả việc này xảy ra trong một thiết bị mà Rivnay cho biết ông dự đoán nó sẽ có kích cỡ 1×3 cm. Trên bề mặt nhỏ bé của thiết bị sẽ có mọi thứ.
Nó sẽ có khả năng giao tiếp không dây, tất cả đèn LED và tế bào… Sau đó thiết bị sẽ giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua một thiết bị đeo được như đồng hồ thông minh hoặc điện thoại. Sau cùng, Rivnay và đồng nghiệp của ông hy vọng thiết bị sẽ giúp giảm một nửa thời gian cần thiết để người dùng có thể phục hồi sau khi chu kỳ giấc ngủ của họ bị gián đoạn.
Nếu thiết bị trên hoạt động, nó sẽ cung cấp một số lợi ích mà dược phẩm không làm được. Thiết bị không cần phải nạp thêm, chỉ cần chiếu ánh sáng vào nó, bạn có thể được đáp ứng theo nhu cầu và không bao giờ hết hàng – theo ông Rivnay. Tuy tế bào được biến đổi gen nhưng các peptide mà chúng tạo ra lại có nguồn gốc từ cơ thể, do đó không lo bị hệ miễn dịch tấn công.
Nếu sau này thiết bị được thu nhỏ kích cỡ, ông Rivnay tin rằng đối tượng sử dụng sẽ được mở rộng, trong đó có lực lượng phản ứng nhanh trong quân đội. Nếu thành công, thiết bị có thể tạo ra cuộc cách mạng về các phương pháp điều trị trầm cảm, tiểu đường và những bệnh khác.
Bé gái 5 tuổi bị chuẩn đoán chậm lớn vì bị ép ngủ trưa trong suốt 2 năm
Trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa, nhưng trạng thái của trẻ vẫn duy trì tốt vào buổi chiều, việc ép buộc trẻ ngủ trưa chỉ khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho con cái ngủ trưa là một thói quen tốt. Tuy nhiên, mỗi trẻ có điều kiện cơ thể khác nhau. Một số trẻ có thể không thích ngủ trưa, với những bé này, cha mẹ không nên ép buộc con. Cha mẹ có thể thường xuyên quan sát các biểu hiện của con để có thể có những phương pháp phù hợp. Không nên quá cứng nhắc để tránh những hậu quả không mong muốn như ông bố bà mẹ trong câu chuyện dưới đây.
Đó là câu chuyện của một người mẹ họ Trương ở Trung Quốc, câu chuyện này được trang Sohu đưa tin gần đây.
Cụ thể, bà mẹ trẻ họ Trương có một cô con gái nhỏ tên là Tiểu Đàn. Con gái của chị bình thường rất ngoan ngoãn và vâng lời. Tuy nhiên, mỗi khi đến giờ ngủ trưa là bé Tiểu Đàn không nghe lời mẹ mà cứ chạy lung tung chơi đùa chứ không muốn ngủ, điều này làm người mẹ cảm thấy rất tức giận. Chị đã phải tìm mọi cách để ép con ngủ, bao gồm cả la mắng và phạt đòn, kể từ ấy con gái chị mới nghe lời mà ngủ trưa theo ý muốn của mẹ.
Thế nhưng 2 năm sau, chị Trương phát hiện sức khỏe thể chất của con gái liên tục giảm sút trong khi trước đó bé phát triển rất tốt. Cô lo lắng đưa con đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ sau khi hỏi han kỹ tình hình, biết cô ép con gái ngủ trưa thì đưa ra kết luận đứa trẻ bị chậm lớn vì sự kiểm soát khó khăn của người mẹ.
Việc ép con ngủ trưa khi trẻ không muốn vô tình hây hại cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. (Ảnh minh họa)
Sau khi bác sĩ biết được sự việc thì cho rằng vợ chồng chị Trương quá thiếu hiểu biết, bắt trẻ ngủ trưa, trẻ không thấy mệt mà đi ngủ thì chỉ làm giảm thời gian ngủ đêm của trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm thay đổi đồng hồ sinh học bình thường, vì vậy sự phát triển của trẻ sẽ kém.
Thực tế, trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa, nhưng trạng thái của trẻ vẫn duy trì tốt vào buổi chiều, việc ép buộc trẻ ngủ trưa chỉ khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm. Đây là hành động sai lầm gây hại cho sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Buổi tối ngủ muộn, giấc đêm ngủ lại không được sâu, lợi bất cập hại.
Giấc ngủ trưa có ích cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên, nếu cách làm của cha mẹ cực đoan, hoặc bản thân trẻ không thích ngủ trưa mà cha mẹ cố gắng để ép trẻ ngủ thì sẽ không giúp được gì cho bọn trẻ, mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.
Giấc ngủ trưa cũng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, vậy nên khi cho trẻ ngủ trưa, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Môi trường ngủ của trẻ
Với nhiều bé, khi được cha mẹ cho ngủ trưa sẽ rất thích, điều này quả thật rất tốt đối với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, một số bé lại không thích ngủ trưa. Với những bé như thế, cha mẹ không nên ép con ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ.
Việc trẻ ngủ trưa nhưng không theo ý của mình không chỉ dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trưa của trẻ mà còn hình thành cho trẻ thói quen ngủ không tốt.
Vì vậy, cha mẹ nên giữ im lặng khi con ngủ trưa và tạo cho con một môi trường ngủ trưa tốt. Nếu trẻ thực sự không thích ngủ trưa nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả của giấc ngủ đêm, thì cha mẹ vẫn có thể cho ngủ.
Cha mẹ nên giữ im lặng khi con ngủ trưa và tạo cho con một môi trường ngủ trưa tốt.
Thời gian không được quá dài
Để đỡ rắc rối, một số cha mẹ không bao giờ kiểm soát thời gian ngủ trưa của con cái, dù con có ngủ bao lâu thì cha mẹ cũng không can thiệp miễn là con ở nhà. Về cơ bản, giấc ngủ trưa của trẻ là đủ trong một giờ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của trẻ.
Bên cạnh đó, khi trẻ có hai đặc điểm dưới đây, cha mẹ không nên ép con ngủ trưa.
Đủ năng lượng cho cả ngày
Các bậc phụ huynh cho rằng sở dĩ có thói quen ngủ trưa tốt là do trẻ được nghỉ ngơi buổi trưa, buổi chiều trẻ sẽ hăng hái hơn và tập trung chú ý hơn trong giờ học, giúp nâng cao hiệu quả nghe của lớp.
Tuy nhiên, một số trẻ sẽ tràn đầy năng lượng vào buổi chiều ngay cả khi các bé không ngủ vào buổi trưa, do đó giấc ngủ ngắn ở mỗi người sẽ khác nhau. Vậy nên cha mẹ đừng ép trẻ quá nhiều.
Một số trẻ sẽ tràn đầy năng lượng vào buổi chiều ngay cả khi các bé không ngủ vào buổi trưa, do đó giấc ngủ ngắn ở mỗi người sẽ khác nhau. Vậy nên cha mẹ đừng ép trẻ quá nhiều.
Không có khả năng ngủ vào ban đêm
Nhiều trẻ không thích ngủ trưa sẽ không dễ dàng đi vào giấc ngủ vào ban đêm nếu bị cha mẹ ép ngủ trưa.
Giấc ngủ buổi tối là nhân tố rất quan trọng đối với sự triển của trẻ, nếu ép trẻ ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường vào ban đêm của trẻ, điều này không đáng có.
Vì vậy, việc cho trẻ ngủ trưa hay không, cha mẹ nên quan sát và cân nhắc. Nếu chất lượng giấc ngủ đêm không tốt trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Cha mẹ cũng không nên ép trẻ ngủ trưa quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Bỏ túi "bí kíp" giữ gìn sức khỏe khi xem bóng đá Việc thức khuya, nhất là thức khuya liên tục để theo dõi các trận đấu bóng đá làm ảnh hưởng đến "đồng hồ sinh học" của cơ thể, gây hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy làm thế nào để vẫn có thể thưởng thức những trận cầu đỉnh cao, thỏa mãn đam mê mà không...