Cây hẹ chữa nhiều bệnh nam khoa
Cây hẹ có công dụng ích thận khí, mạnh dương trong khi hạt hẹ là dược liệu rất hữu hiệu trị chứng di tinh, mộng tinh, tinh yếu do hư lao.
Cây hẹ (tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,…) là loại rau gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong các món ăn.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội, hẹ trong y học cổ truyền dùng để chữa nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp, trong đó có một số bệnh nam khoa.
Cây hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, giúp khỏi đau bụng do lạnh. Khi dùng để nấu ăn, loại cây này giúp ích thận khí, mạnh dương, khỏi tiết tinh và ấm khỏe lưng gối; luộc xào với giấm, muối, ăn vào sáng sớm, lúc đói giúp khỏi chứng ợ hơi.
Lá hẹ – Hình minh họa: maxpark.com
Hạt hẹ vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trong điều trị các chứng di tinh (hiện tượng tinh dịch xuất tự nhiên, không có khoái cảm mà chỉ thấy tinh dịch chảy ra ướt quần), mộng tinh (hiện tượng xuất tinh nhưng không có động tác giao hợp nam nữ và vẫn thấy khoái cảm cực độ), són tiểu, bạch đới (ra khí hư trắng ở nữ giới), tinh yếu do hư lao.
Một số món ăn, bài thuốc có hẹ trong y học cổ truyền:
- Chữa tinh yếu do hư lao: 1 thang thuốc bao gồm: Hạt hẹ 16g, Phúc bồn tử 24g, Xà sàng tử 6g, Thỏ ty tử 24g, Phá cố tử 6g, Kim anh tử 16g, Thạch liên tử 16g, Câu kỷ tử 24g, Ngũ vị tử 6g, Dâm dương hoắc 24g, Hoài sơn 48g, Thục địa 48g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia làm 3 lần uống. Uống liên tục trong 15 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp 2 liệu trình nữa.
- Chữa ngọc hành (tinh hoàn) cứng đơ, mà tinh tự chảy ra : Hạt hẹ và Phá cố chỉ, mỗi thứ 6g sắc uống.
- Chữa viêm tiền liệt tuyến ở nam giới và bạch đới ở nữ giới : Hạt hẹ lượng tùy dùng, sắc uống.
Hạt hẹ – Hình minh họa: goodbetternest.blogspot.com
- Chữa bụng dưới đau nhói và ngộ độc thức ăn : Cây hẹ lượng tùy dùng, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).
- Chữa lên cơn co giật, nôn ra nước xanh sau sinh đẻ: Lá hẹ 1 nắm giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa cùng nước cốt gừng lượng vừa đủ để uống.
- Chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch, đưa máu ngược lên sinh thổ huyết, hoặc bị thương ứ máu, tiểu ra máu, chảy máu cam: Toàn cây hẹ 100g, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa cùng lượng vừa đủ đồng tiện (nước tiểu trẻ em) uống.
Video đang HOT
- Chữa cơn suyễn nguy cấp: Lá hẹ 1 nắm sắc uống.
- Tẩy giun kim: Rễ hẹ lượng đủ dùng, sắc uống.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Loại cỏ ở Việt Nam cho bò ăn nhưng thực ra lại rất có giá: Chuyên gia chỉ tác dụng ai cũng biết cũng thấy tiếc
Ít ai có thể ngờ loại cỏ mần trầu hay dành để cho bò ăn ở Việt Nam lại là một bài thuốc quý của Trung Quốc.
Ở Việt Nam là cỏ dại, sang Trung Quốc là thuốc quý
Cỏ mần trầu (cỏ dế mèn) là loại cỏ dại mọc ven đường, bãi hoang, bờ ruộng tại Việt Nam. Loại cỏ này có rễ khá sâu, chính vì vậy chúng có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước trong nước rất mạnh để sinh sôi phát triển nhanh.
Đây cũng là lý do mà cỏ mần trầu được coi là hung thủ xâm chiếm đất nông nghiệp, lấy chất dinh dưỡng của cây trồng. Người dân thường sử dụng loại cỏ này để cho bò ăn, trẻ em nông thôn hay lấy cỏ mần trầu làm tổ nuôi dế mèn.
Trong khi đó, người dân Trung Quốc coi cỏ mần trầu là một bài thuốc truyền thống rất phổ biến. Tại đất nước này, cỏ mần trầu được bán với giá khoảng 20 nhân dân tệ nửa cân (khoảng 67 nghìn đồng).
Cỏ mần trầu thực sự tốt như thế nào?
Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) đã có dịp chia sẻ kinh nghiệm về cách dùng loại cỏ này. Theo vị lương y, cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica (L) Gaertn, họ Lúa (Poaceae). Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát.
Theo giới chuyên môn Đông y, cỏ mần trầu được biết đến là loại thảo dược có hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh cho cơ thể. Các thành phần của chúng khá lành tính nên điều trị được nhiều loại bệnh.
Lương y Sáng cũng chia sẻ một số bài thuốc quý báu từ cỏ mần trầu:
1. Chữa cao huyết áp
Cách dùng: Lấy tòa cây mần trầu (cả rễ) đi rửa sạch, thái nhỏ. Giã nát cùng 500g cần tây, hòa với một chén nước đun sôi để nguội, vắt lọc lấy nước cốt. Có thể cho thêm đường.
Chia 2 lần uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
2. Bệnh nhân lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng
Cách dùng: Cỏ mần trầu 40g. Sắc với 200ml, uống một lần trong ngày.
3. Phụ nữ có thai người nóng dẫn đến táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực
Cách dùng: Cỏ mần trầu khô 12 - 16g sắc với 300ml, chia uống 2 - 3 lần/ngày.
4. Trẻ em mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi
Cách dùng: Cỏ mần trầu tươi 120g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ mần trầu khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần/ngày.
5. Nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da nổi mẩn đỏ
Cách dùng: Cỏ mần trầu 40g. Sắc uống một lần/ngày, có thể thêm 20g Rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.
6. Chữa đái dầm trẻ em
Cách dùng: Cỏ mần trầu 20g. Mùi tàu 20g. Rau ngổ 20g. Cỏ sữa lá nhỏ 10g. Thái nhỏ, sắc, uống sau bữa ăn chiều.
7. Chữa sốt cao co giật, hôn mê
Cách dùng: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.
8. Thanh nhiệt, giải độc
Cách dùng: Cỏ mần trầu 8g, Cỏ tranh 8g, Rau má 8g, Cỏ mực 8g, Cam thảo đất 8g, Ké đầu ngựa 8g, Gừng tươi 2g, Củ sả 4g, Vỏ quýt 4g.
9. Chữa viêm da, vàng da
Cách dùng: Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây Tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.
10. Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa
Cách dùng: Cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 - 3 lần.
11. Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít
Cách dùng: Cỏ mần trầu 16g, Cỏ tranh 16g. Sắc uống trong ngày.
Quả sấu ngoài công dụng làm đồ ăn thì còn trị nhanh thần kì nhiều bệnh cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều mắc
Hạt chia - "siêu thực phẩm" chống ung thư được nhiều siêu sao khắp thế giới tin dùng nhưng chuyên gia chỉ rõ 4 đối tượng cần tránh
12. Trị kiết lỵ
Cách dùng : Cỏ mần trầu 40-80g, sắc nước hòa đường mật uống, ngày 02 lần.
Lưu ý khi dùng cỏ mần trầu
Khi dùng cỏ mần trầu làm thuốc, bạn nên chọn cây xanh, không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật như thuốc sâu, thuốc diệt cỏ... để tránh bị nhiễm độc
Trước khi sử dụng bài thuốc về cỏ mần trầu cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ.
Theo Helino
Cơ hội phát hiện bệnh "khó nói" Bệnh nam khoa không chỉ tạo ra những rối loạn tâm lý, cảm giác thiếu tự tin mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Hiện, phần lớn nam giới vẫn thiếu kiến thức về bệnh, kèm theo tâm lý chủ quan e ngại chia sẻ bệnh. Bác sĩ khám, tư vấn cho...