Cây Giáng Hương: Phân loại, ý nghĩa, cách trồng và thu hoạch
Cây Giáng Hương là một trong những loài cây có vẻ đẹp độc đáo và có giá trị về kinh tế khá cao, được rất nhiều người ưa chuộng để trồng. Hãy cùng tìm hiểu về các loại cây Giáng Hương cũng như cách trồng ngay sau đây.
Giới thiệu về cây Giáng Hương, đặc điểm và nguồn gốc
Cây Giáng Hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, thuộc họ nhà Đậu (Fabaceae). Chúng còn được người dân gọi bằng một vài cái tên khác như cây Đinh Hương, cây Dáng Hương,… Cây Giáng Hương là loài cây vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được du nhập vào một số nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Từ đó đến nay, cây Giáng Hương đã trở thành loài cây cảnh được ưa chuộng ở nước ta.
Cây Giáng Hương là cây thân gỗ có kích thước trung bình lớn, chiều cao thân từ 10-20m, cá biệt nhiều loại Giáng Hương có thể cao đến cả 30m. Vỏ cây có màu xám trắng và thường hay bong tróc, khi cây bị xước sẽ có mủ nhựa màu đỏ chảy xuống. Cây Giáng Hương có cành lá khá mềm mại, phần lá cây có chiều dài từ 15-30cm, có hình lông chim. Hoa của cây thường có màu vàng, mọc thành từng cụm từ 20-30 bông hoa trên đầu cành. Hoa Giáng Hương có mùi thơm dễ chịu và cuốn hút cho nên rất hấp dẫn các loại côn trùng tìm đến.
Hình ảnh cây Giáng Hương
Cây Giáng Hương có khả năng tạo quả, quả của cây có kích thước từ 5-7cm, bên trong có 2-3 hạt nhỏ. Hạt này có thể được dùng làm hạt giống trồng các cây non tiếp theo. Ở Việt Nam, loài cây thân gỗ này thường xuất hiện tại khu vực các tỉnh thành miền Trung như Kon Tum, Tây Ninh, Đăk Lăk, Gia Lai và một số tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ. Dần dần cây Giáng Hương đã trở nên rất được ưa chuộng và được nhiều người tìm mua về để trồng trong vườn nhà.
Công dụng của cây Giáng Hương trong đời sống
1. Công dụng trang trí, làm đẹp không gian
Cây Giáng Hương sở dĩ được rất nhiều người ưa chuộng là bởi chúng có hình dạng đẹp đẽ cùng với hương thơm dễ chịu, cuốn hút. Loài cây này rất phù hợp để trồng trong công viên, ngoài đường xá hoặc trong vườn nhà để trang trí cảnh quan xung quanh và tô điểm vẻ đẹp không gian sống của bạn. Bên cạnh đó, cây Giáng Hương có kích thước lớn nên được trồng làm cây che phủ bóng mát, cung cấp không khí trong lành,…
2. Công dụng trong chữa bệnh
Trong Đông y, các bộ phận của cây Giáng Hương như lá, rễ và hoa đều có tác dụng trong chữa bệnh. Phần vỏ của thân cây có thể được bào chế thành các loại thuốc giúp chữa bệnh tiểu đường. Rễ cây có thể được bào chế thành các loại thuốc bổ máu và điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Hoa của cây có thể được bào chế thành tinh dầu phục vụ cho ngành nước hoa, làm đẹp. Một số địa phương còn sử dụng nhựa cây Giáng Hương có màu đỏ để làm thuốc nhuộm răng, tóc hoặc quần áo tự nhiên.
3. Giá trị kinh tế cao
Gỗ từ cây Giáng Hương là loại gỗ có giá trị khai thác và kinh tế cao. Gỗ Giáng Hương bền bỉ với thời gian, không bị nứt, thớ gỗ mịn, cứng cáp, không dãn nở bởi nhiệt và có mùi hương đặc trưng. Do đó mà loại gỗ này thường được dùng để đóng bàn ghế, giường tủ, dụng cụ, đàn,… với độ bền lên đến hàng chục năm mà không hề có sự hỏng hóc. Chính vì vậy mà giá thành của gỗ Giáng Hương trên thị trường vẫn đang ở mức rất cao.
Ý nghĩa cây Giáng Hương
Cây Giáng Hương là loài cây thân gỗ cao lớn, tán lá rậm rạp và đẹp mắt, ngoài ra hoa của chúng nở tươi đẹp và có mùi hương rất dễ chịu. Nếu bạn trồng loài cây này ở vườn nhà, chúng sẽ mang đến những điều may mắn, tốt lành trong phong thủy, mang lại vượng khí, thuận lợi và giúp bạn có thể đạt được nhiều điều mà mình mong muốn.
Cây Giáng Hương có nhiều công dụng và ý nghĩa trong đời sống
Cách trồng cây Giáng Hương và chăm sóc giúp cây sinh trưởng tốt
1. Phương pháp trồng
Cây Giáng Hương chủ yếu được trồng thông qua phương pháp gieo hạt giống hoặc giâm cành.
- Với gieo hạt: Hạt giống được lựa chọn khỏe mạnh, không bị lép hỏng. Sau đó được ngâm trong nước ấm từ 8-10 tiếng rồi vùi trong cát ẩm cho đến khi nảy mầm. Cuối cùng mới đem ra ngoài hố đất để trồng như bình thường.
- Với giâm cành: Chọn cành khỏe mạnh từ cây mẹ, đem ngâm cành đó trong dung dịch kích rễ khoảng 6-8 tiếng rồi mới cắm xuống đất trồng đã chuẩn bị sẵn. Thường xuyên tưới nước và chăm sóc để cành mau ra rễ và sinh trưởng.
2. Đất trồng
Video đang HOT
Cây Giáng Hương không hề kén đất và rất dễ trồng. Thực tế nó cũng có thể trở thành cây trồng trong đô thị nếu như đáp ứng đầy đủ về mặt chất lượng đất và chăm sóc. Bạn nên lựa chọn các loại đất có độ tơi xốp tốt, nhiều thịt, giàu dinh dưỡng và có khả năng giúp thoát nước cho rễ cây.
3. Nước tưới
Cây Giáng Hương không cần đòi hỏi lượng nước tưới quá nhiều. Chúng chỉ cần được tưới dưỡng ẩm hàng ngày là đủ. Thậm chí vào mùa mưa bạn cũng không cần thiết phải tưới cho cây mà chúng vẫn có thể sinh trưởng tốt. Lưu ý không tưới quá nhiều có thể gây ngập úng rễ và khiến chết cây. Duy trì tưới đều đặn 3-4 lần/tuần là đủ.
4. Ánh sáng
Là cây thân gỗ có kích thước trung bình lớn, do đó mà cây Giáng Hương rất ưa ánh sáng Mặt Trời. Bạn chỉ cần trồng cây tại những nơi có nhiều ánh sáng để cây có thể sinh trưởng và quang hợp là được.
5. Bón phân
Ở giai đoạn đầu khi mới trồng cây, bạn nên bón thúc cho cây bằng các loại phân hữu cơ hoặc NPK để kích thích cây đâm chồi và cao lớn nhanh. Tốt nhất nên duy trì bón đều đặn 2 lần/năm vào trước mùa mưa và cuối mùa mưa để cải thiện dinh dưỡng cho cây. Sau này khi cây đã trưởng thành và cao lớn thì không cần thiết phải bón thêm cho cây nữa.
6. Phòng sâu bệnh
Do là cây thân gỗ cho nên cây Giáng Hương dễ bị sâu bệnh và côn trùng tấn công, làm tổ trên thân cây. Do đó mà bạn cần chú ý theo dõi để có thể phun thuốc diệt côn trùng hoặc bôi vôi vào gốc cây nhằm giúp cây khỏe mạnh hơn.
Cây Giáng Hương có thể đẹp đẽ và cao lớn nếu như được chăm sóc đúng cách
Cây Giáng Hương trồng bao lâu thu hoạch?
Do cây Giáng Hương là loài cây rất có giá trị kinh tế, nhiều gia đình lựa chọn trồng loài cây này để sau này có thể thu hoạch và đem bán gỗ của chúng nhằm kiếm thêm thu nhập. Cách trồng cây Giáng Hương không hề khó, kể từ khi mới trồng sau đó khoảng 5 năm là bạn đã có được một cây trưởng thành có chiều cao trung bình đủ để làm cây che bóng mát rồi. Tuy nhiên để cây Giáng Hương có thể khai thác được tốt nhất, bạn nên trồng cây tối thiểu 10 năm trở lên. Khi đó cây sẽ khỏe mạnh, phát triển đầy đủ cũng như cung cấp chất lượng gỗ một cách tốt nhất.
Cây Giáng Hương có mấy loại và giá bao nhiêu?
Cây Giáng Hương chủ yếu được phân loại dựa vào kích thước và tuổi đời của cây. Với mỗi kích thước và tuổi đời khác nhau thì cây Giáng Hương sẽ có mức giá bán khác nhau nếu như bạn đang có ý định tìm mua về để trồng. Sau đây là một số mức giá để bạn có thể tham khảo:
- Cây Giáng Hương có đường kính gốc cây từ 6-8cm: Giá từ 500.000 đồng/cây.
- Cây Giáng Hương có đường kính gốc cây từ 8-10cm: Giá từ 1.500.000 đồng/cây.
- Cây Giáng Hương có đường kính gốc cây từ 10-12cm: Giá từ 2.500.000 đồng/cây (chiều cao từ 3-4m).
- Cây Giáng Hương có đường kính gốc cây từ 12-15cm: Giá từ 3.400.000 đồng/cây (chiều cao từ 4-5m).
- Cây Giáng Hương có đường kính gốc cây từ 15-18cm: Giá từ 4.800.000 đồng/cây (chiều cao từ 5-6m).
- Cây Giáng Hương có đường kính gốc cây từ 18-20cm: Giá từ 5.500.000 đồng/cây (chiều cao từ 6-8m).
- Cây Giáng Hương có đường kính gốc cây từ 25-30cm: Giá từ 6.500.000 đồng/cây (chiều cao từ 8-10m)
- Cây Giáng Hương có đường kính gốc cây từ 30-40cm: Giá từ 8.500.000 đồng/cây (chiều cao từ 10-12m).
Chỉ với 70K là tôi có được 4 bình hoa loa kèn đẹp xuất sắc bày đủ các góc trong nhà, ai đến cũng khen nức nở
Đang mùa hoa loa kèn, các chị em cùng học cách cắm hoa loa kèn nhé!
Hoa loa kèn (hay còn được gọi là hoa huệ tây, hoa bách hợp...) thường nở vào tháng tư và được gọi là loài hoa của tháng 4. Hoa loa kèn đang vào giữa vụ và được bán với giá khá rẻ, chỉ với khoảng 70.000VNĐ là các chị em có thể mua được 50 - 55 bông hoa kèn rất đẹp.
Những bông hoa loa kèn có mùi thơm dịu nhẹ, vì thế đặt bình hoa loa kèn trong nhà không chỉ giúp làm đẹp không gian mà còn mang đến cho chúng ta cảm giác rất dễ chịu.
Hãy cùng tham khảo cách cắm hoa loa kèn đơn giản nhưng rất đẹp nhé!
Cách chọn và sơ chế hoa loa kèn
Cách chọn hoa loa kèn
Bạn nên chọn những cành có cả nụ và bông hé nở. Những cành vậy khi cắm sẽ đẹp và chơi được lâu. Nụ và hoa phải tươi, không chọn những cành hoa có hoa héo hay cành bị dập nát.
Các dụng cụ cần thiết:
Kéo, xốp chuyên dụng. Bạn có thể sử dụng kéo thường hoặc kéo chuyên dụng để cắt hoa dễ dàng hơn. Kéo và mút xốp cắm hoa bạn có thể mua trên Hàng Mã hoặc các hàng chuyên bán phụ kiện cắm hoa. Ngoài ra bạn có thể mua thêm thuốc dưỡng hoa để hoa được tươi lâu hơn.
Chọn bình hoa phù hợp
Với hoa loa kèn bạn có thể lựa chọn bình gốm, sứ nếu thích sự truyền thống hoặc bình thủy tinh nếu thích phong cách hiện đại, phá cách. Hoa loa kèn có độ dài vừa phải, vì thế bạn không nên chọn những chiếc bình hay lọ hoa quá cao hoặc quá ngắn.
Cách sơ chế hoa loa kèn
Sau khi mua hoa về bạn cần loại bỏ những chiếc lá bị dập thối ở phía gốc rồi rửa sạch, sau đó cắt chéo góc 45 độ trước khi cắm để hoa hút nước tốt hơn. Sau khi cắt bạn nên ngâm cành hoa trong nước từ 5 - 10 phút.
Cách cắm hoa loa kèn
Bình hoa loa kèn cho phòng khách rộng
Nếu không gian phòng khách nhà bạn rộng thì bạn nên chọn một chiếc bình sứ có kích thước to một chút. Cách cắm hoa rất đơn giản. Đầu tiên, bạn đo hoa với với bình theo tỷ lệ 1:2, nghĩa là chiều cao của cành hoa cao gấp đôi chiều cao bình hoa. Cắt chéo gốc 45 độ sau đó cắm thả vào bình hoa. Sau đó ngắt bớt lá trên cành hoa và căn chỉnh lại hoa sao cho các bông hoa hướng ra phía ngoài.
Bình hoa loa kèn trắng muốt chắc chắn sẽ làm căn phòng khách của chúng ta tràn đầy sức sống.
Bình hoa loa kèn cho phòng khách nhỏ hoặc phòng làm việc
Để tạo điểm nhấn cho phòng khách hoặc tạo cảm hứng cho phòng làm việc thì các bạn có thể cắm hoa loa kèn vào xốp và tạo dáng hoa tròn. Để cắm hoa kiểu này bạn ngâm xốp cắm hoa vào nước cho xốp ngấm nước đều, đặt miếng xốp lên trên mặt lọ hoa rồi dùng băng dính cố định chặt.
Cắt ngắn hoa loa kèn sao cho từ cuống hoa đến đoạn cắt chỉ khoảng 5cm, lưu ý cắt chéo để cắm hoa vào xốp dễ hơn. Sau đó cắm từ từ cắm các bông hoa loa kèn vào xốp và tạo dáng tròn. Dùng những phần lá còn thừa để cắm xen kẽ vào những khoảng xốp hở.
Cách cắm hoa loa kèn kiểu này vừa đẹp lại vừa ấn tượng, rất thích hợp để bạn trang trí bàn phòng khách hay để ở bàn làm việc.
Bình hoa loa kèn cho bàn ăn hoặc trang trí góc nhà
Với không gian nhỏ như đặt bàn ăn hay trang trí góc nhà chúng ta có thể chọn những lọ hoa có kích thước nhỏ hơn. Vì lọ hoa thấp nên bạn cần cắt ngắn cành hoa một chút. Nếu miệng bình hoa hơi rộng thì bạn có thể chọn những cành hoa hơi cong và cắm hướng ra ngoài để tạo dáng hoa cho đẹp.
Bạn có thể đặt lọ hoa loa kèn xinh xắn này trên bàn ăn hoặc đặt ở góc tủ hay góc trang trí trong nhà để tạo điểm nhấn.
Bình hoa loa kèn nhỏ đặt ở nhà vệ sinh
Còn thừa lại vài bông hoa các chị em có thể tận dụng cắm vào một chiếc lọ hoa xinh xắn và đặt ở trong nhà vệ sinh. Với những không gian bé như nhà vệ sinh thì bạn nên chọn những chiếc bình hoa nhỏ và chỉ cần cắm khoảng 3 bông hoa loa kèn là đẹp. Vị trí thích hợp nhất để trang trí lọ hoa loa kèn trong nhà vệ sinh là ở cạnh gương, gần bồn rửa mặt.
Ngoài ra bạn cũng có thể đặt lọ hoa kiểu này ở góc bếp cũng rất hợp nhé!
Cách 1 ngày bạn nên thay nước 1 lần để nước hoa sạch sẽ và giúp hoa sẽ tươi lâu hơn. Nếu không muốn thay nước thường xuyên thì bạn có thể dùng thuốc dưỡng hoa. Hoa loa kèn thường để được từ 6 - 10 ngày.
Chúc các chị em cắm được những bình hoa loa kèn thật xinh xắn nhé!
Bí quyết chọn cây xanh trong nhà Cây xanh trồng trong nhà theo kích thước được chia làm ba loại là cây trồng lớn, cây bụi và cây dây leo. Cây xanh trồng trong nhà mang đến rất nhiều lợi ích, vừa cung cấp oxy, hấp thụ carbonic cho không khí trong lành mát mẻ, vừa mang yếu tố phòng thủy mang lại may mắn, sức khỏe cho gia đình....