Cây gai xanh là cây gì mà tỉnh Thanh Hóa lại muốn mở rộng diện tích lên 6.000ha?
Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa Lại Thế Nguyên dẫn đầu đã đi khảo sát tình hình thực tế phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh và chế biến cây gai xanh tại huyện Cẩm Thủy.
Thực tiễn cho thấy cây gai xanh có thể phát triển được ở nhiều loại đất ở Thanh Hóa như đất bãi, đất trồng các cây loại trồng khác kém hiệu quả và đất đồi.
Thu nhập của người trồng gai xanh cao hơn nhiều loại cây trồng khác, đối với đất bãi là khoảng 150 triệu đồng và đất đồi 80 triệu đồng/ha.
Do đó, việc phát triển vùng nguyên liệu gai là có triển vọng, nhất là khi tỉnh Thanh Hoá đã có nhà máy chế biến, bao tiêu sản phẩm.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa Lại Thế Nguyên cùng đoàn công tác khảo sát tình hình phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh huyện Cẩm Thủy.
Tỉnh Thanh Hóa đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn nguyên liệu, đến nay trên địa bàn tỉnh đã trồng được 665 ha cây gai xanh. Tuy nhiên, diện tích cây gai chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà máy và mới thực hiện được 1/10 diện tích quy hoạch, vùng sản xuất còn manh mún.
Ông Lại Thế Nguyên đã chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có nhiều địa phương tích cực chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh. Việc phối hợp giữa nhà máy với bà con nông dân và với các địa phương trong phát triển nguồn nguyên liệu chưa chặt chẽ.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa cũng khẳng định, sản xuất nông nghiệp phải gắn với chế biến và phát triển vùng nguyên liệu là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện để phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong nông nghiệp, tỉnh Thanh Hoá luôn coi sản xuất gắn với chế biến là nhiệm vụ chiến lược.
Do đó, yêu cầu huyện Cẩm Thuỷ và các địa phương thuộc vùng quy hoạch trồng cây gai xanh phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển mở rộng vùng nguyên liệu gai xanh để phục vụ nhà máy như đảm bảo diện tích quy hoạch 6.000 ha.
Đoàn công tác đi khảo sát tại Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước (huyện Cẩm Thủy).
Đồng thời, đề nghị Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa từ nay đến ngày 15/4 tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá thực hiện cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển cây gai tại huyện Cẩm Thuỷ và chỉ đạo các huyện thuộc Đề án phải rà soát lại dư địa của địa phương mình để tiếp tục mở rộng diện tích trồng theo quy hoạch.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ nhấn mạnh, để phát triển được vùng nguyên liệu, ngoài sự nỗ lực của chính quyền các cấp, cần có sự vào cuộc của doanh nghiệp bằng những việc làm cụ thể, coi việc phát triển vùng nguyên liệu là nhiệm vụ sống còn của nhà máy.
Cùng với đó, nhà máy cần quan tâm đến chất lượng giống, thành lập phòng nông vụ để hỗ trợ kỹ thuật, cố gắng đảm bảo lợi ích tối đa cho người dân.
Video đang HOT
Đoàn công tác cũng khảo sát tại Nhà máy chế biến gạo của Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng tại huyện Hà Trung.
Đoàn công tác khảo sát tại Nhà máy chế biến gạo của Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng (huyện Hà Trung)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa đánh giá cao việc doanh nghiệp này đã gắn bó với nông dân để xây dựng thương hiệu gạo cho huyện Hà Trung và tỉnh Thanh Hoá theo tiêu chuẩn sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới xuất khẩu.
Hiện công ty đã có 2 sản phẩm gạo nếp đạt tiêu chuẩn OCOP và phát triển các sản phẩm gạo tẻ chất lượng cao.
Công ty đã ký hợp đồng đầu tư và phát vùng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 200 ha, trong thời gian tới sẽ phát triển thêm 600 – 800 ha lúa nguyên liệu, đảm bảo công suất chế biến và nhu cầu thị trường.
Trên cơ sở nhu cầu của Công ty, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa đề nghị ngành nông nghiệp chỉ đạo các huyện phối hợp với doanh nghiệp để xây vùng nguyên liệu lúa, đảm bảo sản xuất ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm.
"Báu vật" lim xanh cổ thụ nghìn năm tuổi và những cây chuyện ly kỳ xảy ra với "cụ" lim này
Vườn Quốc gia Bến En (thuộc huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) từng được biết đến như là "thủ phủ" của loài lim xanh.
Tuy nhiên, do khai thác cạn kiệt nên hiện nay chỉ còn sót lại duy nhất một cây lim xanh cổ thụ, mà người dân trong vùng xem như là "báu vật" nghìn năm tuổi.
Lâm tặc từng nhiều lần đốn hạ cây lim xanh nhưng không thành
Lim xanh là một trong "tứ thiết mộc" hay còn gọi là 4 loại gỗ có độ bền chắc và độ cứng rất cao đó là đinh, lim, sến, táu. Do đó, lim là loại gỗ quý, rất có giá trị trên thị..
Hiện lim xanh được phân bổ chủ yếu ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... Cây lim xanh ở Vườn quốc gia Bến En là một trong số ít những cây lim lớn, nghìn năm tuổi còn sót lại ở Việt Nam.
Cây lim xanh cổ thụ duy nhất còn sót lại, thuộc quản lý của Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa). Ảnh: Hữu Dụng
Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm về xã Xuân Khang (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) để được tận mắt chứng kiến cây lim xanh duy nhất còn sót lại ở đây, mà người dân trong vùng vẫn xem như là "báu vật" tự nhiên, ra sức bảo vệ cây.
Theo quan sát, cây lim xanh có dáng trực, thẳng, chiều cao ước chừng hơn 40m, đứng sừng sững trên ngọn đồi cao với bộ rễ ăn sâu vào lòng đất. Gốc cây to 4 đến 5 người ôm mới hết, thân cây sần sùi, mốc meo với nhiều vết cắt.
Cây có dáng trực, thẳng, chiều cao ước chừng 40m. Ảnh: Hữu Dụng
Người dân địa phương không ai biết chính xác cây có từ bao giờ, họ chỉ truyền tai nhau rằng cây lim đã đứng sừng sững giữa vùng đất này hàng nghìn năm và có nhiều câu chuyện ly kỳ đã xảy ra với "cụ" cây này.
Theo lời kể của người dân, vào khoảng thập niên những năm 80, 90 của thế kỷ trước, Vườn Quốc gia Bến En từng là trung tâm phân bổ của loài lim xanh, loài gỗ quý này có mặt ở khắp mọi nơi, hễ cứ bước vào rừng là bắt gặp lim xanh.
Gốc cây to 4 - 5 người ôm mới hết. Ảnh: Hoài Thu
Tuy nhiên, dưới sức ép từ nhu cầu thị trường và tàn phá của cánh lâm tặc trong khi các giải pháp trong việc đóng cửa rừng và quản lý tài nguyên ở thời điểm đó còn nhiều bất cập, nhiều khu rừng đã bị chặt phá không thương tiếc.
Rừng lim ngày càng bị thu hẹp về diện tích, dần dần bị "xóa sổ" gần hết. May mắn chỉ có một cây lim xanh cổ thụ còn sót lại sau khi lâm tặc nhiều lần tìm cách đốn hạ nhưng bất thành. Hiện trên thân cây vẫn còn dấu vết của nhiều vết cắt, trong đó có một vết khá lớn được cắt sâu vào thân cây.
Thân cây sần sùi, mốc meo. Ảnh: Hữu Dụng
Không những bị lâm tặc lăm le đốn hạ, theo người dân địa phương, gần 10 năm trước, một vụ cháy bất ngờ xảy ra ngay trên ngọn cây lim. Lực lượng kiểm lâm đã phải huy động hàng chục người tìm cách dập lửa. Do vị trí cháy cách mặt đất khá cao nên phải mất một thời gian, lực lượng cứu hộ mới dập được lửa.
Tưởng chừng cây sẽ chết do những vết cắt cứa vào sâu trong thân gỗ hay sau khi bị cháy rụi một cành lớn nhưng bằng sự kỳ diệu nào đó, cây lim xanh vẫn sống, tồn tại như một minh chứng cho sức sống bền bỉ của loài cây cổ thụ quý hiếm.
Trên thân cây hiện còn dấu 2 vết cắt lớn do lâm tặc để lại. Ảnh: Hữu Dụng
Bảo tồn "cụ" lim xanh, khôi phục nguồn gen quý
Theo báo cáo của Vườn Quốc gia Bến En, cây lim xanh nghìn năm tuổi đã không còn khả năng ra hoa từ năm 2011 khi bị lâm tặc cắt 1/4 đường kính gốc. Tuy nhiên, sau nhiều năm bảo vệ, chăm sóc, phục tráng đến nay cây lim vẫn phát triển xanh tốt.
Cây lim trở thành niềm tự hào của người dân, biểu tượng cho sự trường tồn cũng như đời sống tâm linh, nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc ở đây.
Một phần gốc cây mục rỗng do vết cắt sâu vào thân cây. Ảnh: Hữu Dụng
Nhận định cây lim nghìn tuổi sẽ còn bị lâm tặc nhòm ngó, Vườn Quốc gia Bến En đã cho đặt ngay một trạm kiểm lâm cách cây không xa để bảo vệ cây gỗ quý. Thường xuyên cắt cử cán bộ tuần tra, kiểm soát khu vực trên và đặc biệt luôn có người giám sát chặt chẽ đối tượng lạ ra vào khu vực trên.
Được biết, vào khoảng thời gian từ năm 2011- 2013, Vườn Quốc gia Bến En cũng đã thực hiện dự án "Bảo tồn và phát triển loài Lim xanh (Erythrophleum Fordii Oliv) tại Vườn Quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hoá". Trong đó có một nội dung là phục tráng và bảo tồn cây Lim nghìn năm tuổi bằng nhiều biện pháp.
Thân cây có nhiều chỗ bị mục rỗng. Ảnh: Hữu Dụng
Bao gồm việc xây dựng hàng rào bảo vệ, tuyên truyền cho cộng đồng về công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn cây Lim xanh cổ thụ nói riêng; phát dọn dây leo, bụi rậm; phun thuốc xử lý nấm, mục, diệt mối quanh gốc; phun thuốc kích thích sinh trưởng cho cây...
Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng tiến hành điều tra đặc điểm phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái, đặc điểm tái sinh của loài lim xanh. Giám sát tại những khu vực có lim xanh còn sót lại, đồng thời, theo dõi quá trình sinh trưởng của cây ở vườn ươm, rừng trồng và rừng tự nhiên. Từ đó, xây dựng bản đồ hiện trạng, phân bố loài lim xanh ở Vườn Quốc gia Bến En để triển khai việc bảo tồn và phát triển loài.
Hiện cây lim xanh vẫn đang sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: Hữu Dụng
Từ đề án này, Vườn Quốc gia Bến En đã khoanh vùng khoảng 1.000 ha Lim xanh tự nhiên và trồng mới khoảng 5 ha rừng Lim (được lấy hạt từ cây Lim cổ thụ và hạt Lim trong rừng) để phục vụ cho việc phát triển, bảo tồn loài. Nhờ đó, hiện trên địa bàn Vườn Quốc gia Bến En đã có nhiều cánh rừng lim xanh đang sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học tại đây.
Tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư mới vào Khu Kinh tế Nghi Sơn Hiện nay, các nhà đầu tư tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) đang được hưởng những cơ chế ưu đãi đặc biệt, đó là giá thuê đất, thuê mặt nước theo khung giá quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành và ổn định trong nhiều năm. Thời gian thuê tối đa 70 năm, hết thời hạn trên có thể gia...