Cây Di sản chết sau khi được vinh danh
Sống trường tồn hàng trăm năm, trải qua bao bom rơi lửa đạn nhưng chỉ sau khi được vinh danh Cây Di sản, cây gạo ở xã Thiệu Lý ( huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa) đột nhiên chết.
Cho đến bây giờ người dân làng Hổ Đàm vẫn chưa nguôi ngoai khi chứng kiến cảnh cây gạo gắn bó hàng trăm năm với con cháu trong làng từ thế hệ này đến thế hệ khác bỗng dưng héo úa rồi chết dần chết mòn. Điều mà người dân không thể lý giải được là vì sao trong chiến tranh với bao đợt mưa bom, lửa đạn cây gạo vẫn sống hiên ngang quật cường thì giờ đây lại chết không rõ nguyên nhân.
Cây gạo ở Thiệu Lý trước khi được vinh danh cây di sản
Theo các cụ cao niên trong làng thì cây gạo có độ tuổi khoảng trên 200 năm. Thân cây gạo to đến mấy người ôm, thời gian đã tạo nên những u bướu xù xì, lồi lõm như mắt quỷ từ phần rễ cho đến giữa thân cây, cành lá ngang tàng vươn lên và phủ xanh cả một vùng trời. Trong thời chiến, cây gạo là nơi gắn cái chòi phát thanh trên đó, hễ có hội họp, đình đám hay có máy bay địch là các thôn trưởng bắc loa lên cái chòi đó để kêu gọi bà con. Những trận bom dội xuống từ máy bay giặc cũng nhờ có những tán gạo xum xuê chằng chịt cản nên giảm sức sát thương. Trải qua vô số lần bị tấn công nhưng hầm chứa bom đạn dưới gốc cây vẫn được đảm bảo an toàn.
Qua nghiên cứu và khảo sát cho thấy cây gạo có chiều cao khoảng 40 đến 45m, chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3m là 7m, tính ra đường kính 2,1m và có độ tuổi trên 200 năm.
Thế nhưng một điều đáng buồn là vào tháng 4 năm 2012, cây gạo được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao bằng chứng nhận “Cây Di sản Việt Nam” thì đến khoảng đầu năm 2014, cây gạo bỗng nhiên có biểu hiện chết, lá cây héo úa, thân và gốc khô xơ xác.
Video đang HOT
Cây gạo chết phải chặt bỏ, chỉ còn trơ gốc không bao lâu sau khi được vinh danh
Những cụ già làng Hổ Đàm vì tiếc thương cây mà chiều chiều vẫn lang thang dưới gốc cây, cầu khấn cho “cụ” cây sống trở lại. Gần 1 năm trôi qua, nhiều người dân nơi này vẫn chưa thể nguôi ngoai về cái chết của cây đã chứng kiến ngôi làng lớn lên 200 năm qua.
“Cụ” gạo ở làng Cẩm Bào huyện Nông Cống cũng không sống được bao lâu sau khi được vinh danh Cây Di sản
Trước đó, cũng tại làng Cẩm Bào, xã Vạn Hòa huyện Nông Cống cũng có môt cây gạo có độ tuổi chừng hơn 300 năm. Sau khi được vinh danh Cây Di sản không được bao lâu, cây cũng chết khô.
Người dân ở đây nghi ngờ, nguyên nhân khiến cây chết là do có thể khi đào đất làm tường rào bao quanh, người ta đã chặt vào rễ cây, làm rễ bị xót. Không những thế, khi chuẩn bị được vinh danh, “cụ” gạo đã được chính quyền đào hố dưới gốc và đổ vào đó khoảng 4 tạ phân lân, có thể vì thế mà cây bị “bội thực”, dẫn đến chết dần chết mòn.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Cây lộc vừng 300 tuổi, cao 22 m ở miền Tây
Nằm khuất trong vườn nhà dân, lộc vừng cổ thụ khoảng 300 năm tuổi ở Hậu Giang đang thay lá để đâm chồi mới, chuẩn bị ra hoa.
Chiều 26/2, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang cùng chính quyền sở tại đến tìm hiểu về lộc vừng cổ thụ ở ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang). Nhiều cụ cao niên trong vùng cho biết cây này tự mọc trong vườn nhà dân, khoảng 300 tuổi.
Thân cây chính ở giữa đã mục, còn lại 2 nhánh phụ phát triển mạnh.
Cây mọc cách rạch Cây Vừng khoảng 150 m, trên đất của ông Lê Bé Ba. Theo cán bộ địa phương, cây cao khoảng 22 m, đường kính gốc khoảng 8 m. Thân cây chính đã mục từ lâu, hiện chỉ còn 2 nhánh phụ đang thay lá, đâm chồi mới, chuẩn bị ra hoa.
Bà Bùi Thị Ương (53 tuổi, vợ ông Bé Ba) cho biết từ nhỏ đã thấy thân cây chính rất to, cao sừng sững. Sau ngày 30/4/1975, thân cây chính ngã xuống vì gió bão, mục dần và 2 cây phụ cạnh bên tiếp tục phát triển xanh tốt.
"Trước đây khu vực này cỏ mọc um tùm, có ngôi miếu nhỏ để bà con trong vùng đến thắp hương vào 16/3 âm lịch hàng năm nhằm tạ ơn tiền nhân. Lúc đó dưới gốc cổ thụ có cặp rắn to làm hang ở, hay bò ra tắm nắng nhưng giờ không còn", bà Ương kể và cho biết hơn 10 năm trước chính quyền địa phương cho phép dân trong ấp xây miếu lớn hơn để thờ cúng.
Lộc vừng cổ thụ cao hơn 20 m.
Qua chuyến khảo sát chiều qua, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đánh giá lộc vừng này là cổ thụ quý hiếm, tuổi đời gắn với lịch sử khẩn hoang, khai phá vùng đất Long Thạnh.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu chính quyền địa phương với người dân phải có biện pháp bảo vệ, chăm sóc để lộc vừng phát triển tốt. Tỉnh sẽ cùng cơ quan chức năng tiến hành các bước đề nghị công nhận cổ thụ này là Cây Di sản Việt Nam.
Theo Tri Thức
Hàng ngàn người khóc thương hai mẹ con nhảy sông tự tử Lên đến giữa cầu, người đàn bà buộc con vào người mình rồi lao xuống dòng sông Chu tự tử. Sự việc đã làm náo động vùng quê nghèo vốn yên bình và để lại nỗi đau khôn cùng cho những người thân. Hành động dại dột Vụ việc đau lòng xảy ra lúc 9h15 phút ngày 19/10, tại cầu Thiệu Hóa, huyện...