Cây đa làng
Tôi sinh ra ở làng quê. Làng tôi cũng như bao ngôi làng khác, có con sông, bến tắm, có những cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, cùng những ngôi chùa có mái cong cao vút.
Nét đặc trưng bao đời của những làng quê Bắc Bộ.
Ảnh do tác giả cung cấp
Làng tôi có những cây Đa …
Không biết có tự bao giờ? Khi tôi lớn lên, cây Đa đã sừng sững đứng giữa làng như thách thức với thời gian. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Khi các cụ biết thì cây Đa đã như vậy, tôi xa quê lâu năm, khi trở về, cây vẫn vậy, chỉ có những chùm rễ cắm xuống đất, tạo thành những cây phụ, thì nhìn thấy rõ. Thảo nào những đứa trẻ trâu như chúng tôi ngày xưa, dành hết cả tuổi ngây thơ, thỉnh thoảng năm sáu đứa lại nối vòng tay “đo thử” xem cây có lớn thêm không?
Nếu cứ hàng ngày đứng dưới bóng Đa mới hiểu được cái câu: “mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu”. Đa cứ thế vươn mình che chở cho những người dân quê tôi. Cành, thân xanh tươi từ đời này sang đời khác.
Chẳng có gì thú vị hơn, khi hàng ngày chúng tôi đi học ngang qua, nhặt những cái búp non, bỏ vào túi, thỉnh thoảng đưa vào miệng nhấm nháp. Cái vị chát chát, chua chua, không thể nào quên được. Quả Đa khi chín lại có vị vừa chát, vừa ngọt, rất lạ miệng, nhưng chủ yếu là chờ rụng, vì chẳng ai leo lên ngọn hái quả bao giờ.
Nhặt những chiếc lá đa “bánh tẻ” cùng một cọng rơm, qua vài cái vuốt tay, sẽ trở thành một con nghé ọ, trông thật ngộ nghĩnh. Những ngày trời trở gió, hoặc những buổi đi học về, cánh trẻ con chúng tôi thường đi nhặt lá, xiên vào những cái que dài nhọn hoắt, ém chặt lại xách về, coi như là báo công với mẹ. Lá Đa dày và giòn, khi phơi khô đun bếp thì rất đượm lửa, vào cái thời chưa có bếp gas như bây giờ.
Cây Đa thường là nơi bọn trẻ chúng tôi hẹn nhau, chơi trò trốn tìm, chỉ cần chui trốn vào những cái hốc, thì những đứa nhát ma còn lâu mới tìm thấy.
Không chỉ là nơi hẹn hò của bọn trẻ, quê tôi có chợ phiên, những người lớn ở mạn ngược đi chợ vẫn thường qua gốc Đa, họ cũng lấy nơi này làm điểm dừng chân và hẹn gặp, họ đánh dấu thời gian bằng cái bóng nắng của Đa, chứ không theo đồng hồ như ngày nay.
Vào những buổi trưa hè nóng nực, gốc Đa lại là nơi tụ họp của người lớn, những chuyện trên trời, dưới bể, bọn tôi cũng được nghe từ gốc Đa làng. Đưa ánh mắt vào không trung và mơ về một chân trời xa lắm.
Ban ngày là vậy, nhưng ban đêm thì tĩnh mịch, tĩnh mịch đến ghê người. Sợ nhất là những buổi đi chơi về khuya, ngang qua, thường là bọn tôi phải huýt sáo, hoặc hát thật to để lấn át cái sợ hãi. Những tiếng gió rin rít trên ngọn cây, mà về đến nhà, trùm chăn kín đầu vẫn còn nghe …rợn sống lưng.
“Thần cây Đa,
Ma cây Gạo
Cáo cây đề”
Bọn tôi cứ rỉ tai nhau những câu ấy của các cụ, nên trong đầu hay liên tưởng đến gốc Đa là nơi trú ngụ của các vị Thần.
Ngày tháng cứ trôi qua, những người phụ nữ làng tôi, khi theo chồng về xứ khác đều mang trong lòng nỗi nhớ gốc Đa. Những người phải đi làm ăn sinh sống khắp nơi, cũng lấy hình ảnh cây Đa như một cách “ vọng cố hương”. Tôi có dịp được đi các vùng miền, gặp rất nhiều những cây cổ thụ, có thể lớn hơn, nhưng với tôi (một kẻ có lòng dạ hẹp hòi), vẫn cho rằng: chỉ có cây Đa làng tôi mới là đẹp nhất.
Mỗi lần có dịp về quê, tôi lại tha thẩn dưới gốc Đa, như cố tìm lại một chút gì còn vương lại của quá khứ, trong lớp bụi thời gian, mà ở gốc Đa làng đã lưu giữ lại của tôi quá nhiều những kỷ niệm rất đẹp đẽ, và luyến lưu của một thời Xuân Trẻ.
Chuyện làng quê
Giàn cây cổ thụ vạn người mê ở TP Buôn Ma Thuột
TP Buôn Ma Thuột từng được công nhận là một trong 10 thành phố xanh sạch đẹp của cả nước.
Cuối tuần, anh Phạm Quốc Tuyên (46 tuổi, trú quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dẫn gia đình đi du lịch tại Đắk Lắk. Anh chia sẻ, cả tuần cả hai vợ chồng bù đầu vào công việc, nên tranh thủ ngày nghỉ dẫn các con lên Tây Nguyên "xả" hơi.
Dãy cây cổ thụ trên đường Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột
"Gia đình tôi đã đi du lịch nhiều tỉnh, thành phố khắp cả nước. Lần này, các con đề nghị bố mẹ dẫn vào TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vì các cháu đọc được thông tin về thành phố xanh, sạch, đẹp và có nhiều danh thắng nổi tiếng khác", anh Tuyên chia sẻ.
Video đang HOT
Hàng cây xanh dẫn vào sân bay Buôn Ma Thuột
Vẫn theo anh Tuyên, vừa ra khỏi sân bay Buôn Ma Thuột, các thành viên gia đình choáng ngợp với hàng cây xanh cổ thụ, nối ra đường Nguyễn Lương Bằng. Đến đường Nguyễn Tất Thành, đường Lê Duẩn, đường Mai Hắc Đế... từng nhánh cây xanh vươn dài ra đường. Nhờ vậy, người tham gia giao thông luôn được che nắng.
"Mặc áo giáp sắt" để bảo vệ cây
"Gia đình tôi rất ấn tượng khi di chuyển qua đường Bà Triệu, đường Trường Chinh... cây xanh được giáp sắt bảo vệ nghiêm ngặt. Chắc là cây gỗ rất quý, hiếm nên mới phải vậy", anh Tuyên kể.
Cây sưa trên đường Bà Triệu được bảo vệ nghiêm ngặt
Tương tự, anh Lê Minh Cường (41 tuổi, trú tại TP.HCM) cũng mới có chuyến công tác từ TP.HCM ra Hà Nội, anh cũng chọn TP Buôn Ma Thuột là điểm đến trong ngày nghỉ cuối tuần.
Một cây đa cổ thụ tại khu vui chơi công cộng trên đường Lê Duẩn
"Vừa đến TP Buôn Ma Thuột, tôi có cảm giác như thoát khỏi không khí ngột ngạt của đô thị lớn. Ở đây không khí dễ chịu. Hai bên đường đều rợp bóng cây xanh", anh Cường tâm sự.
Gốc cây đa cổ thụ bên trong khu vui chơi công cộng ở TP Buôn Ma Thuột
Tại trung tâm TP Buôn Ma Thuột là Bảo tàng Đắk Lắk nằm trong khuôn viên Biệt điện Bảo Đại. Bên trong rất nhiều cây cổ thụ, đa dạng chủng loại.
Cây Long Não bên trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk
Có người còn gọi Bảo tàng Đắk Lắk là khu rừng giữa lòng thành phố. Trong khu rừng ấy có cây long não hơn 100 tuổi, đường kính thân hơn 3m, cao hơn 30m, tán vươn rộng ra hàng chục mét. Năm 2014, cây long não này được Trung ương Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản quốc gia.
Cây bằng lăng ổi cổ thụ trong khuôn viên bảo tàng Đắk Lắk
Lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị, UBND TP Buôn Ma Thuột, cho biết theo Nghị quyết của Quốc hội về phân loại đô thị, đối với thành phố loại I trực thuộc tỉnh, diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt 5-6m2/người. TP Buôn Ma Thuột, thời điểm cuối 2021, ở khu vực nội thị, chỉ tiêu này đạt cao hơn hơn, tới 8,11m2/người và còn tính toàn thành phố thì tới 17,4m2/người.
TP Buôn Ma Thuột từng được công nhận là một trong 10 đô thị xanh, sạch, đẹp của nước ta
Chia sẻ với PLO, ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết, Buôn Ma Thuột từng được công nhận là một trong 10 đô thị xanh, sạch, đẹp của cả nước.
Những cây đa cổ thụ ở TP Buôn Ma Thuột
"Chúng tôi đang chỉnh trang, xây dựng thành phố là đô thị sinh thái, bản sắc và hiện đại theo Kết luận 67 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", ông Hưng cho hay.
Dưới đây là một số hình ảnh về giàn cây cổ thụ ở Buôn Ma Thuột.
Cây trám lá đỏ
Cây sao đen
Bằng lăng ổi
Cây phi lao khổng lồ
Đôi quang gánh mồ côi Đôi quang gánh, tôi chỉ biết lúc sinh ra đã thấy bà, thấy mẹ đi gánh lúa trĩu vai. Gánh cả tôi đi chợ làng quê, không hiểu vì sao đôi vai của các bà các mẹ lại dẻo dai như vậy. Ảnh sưu tập do tác giả cung cấp. . Tôi nghe bà kể hồi còn chiến tranh bà đi gánh muối,đi...