Cây cổ thụ giá tỷ đồng ở trang trại cây kiểng lớn nhất miền Tây
Ông Nguyễn Đăng Khoa, ở phường 5, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang là chủ 2 trang trại trồng kiểng ‘khủng’ độc đáo, quy mô lớn ở vùng ĐBSCL, nhiều cây cổ thụ có giá trị đến hàng tỷ đồng.
Vốn là kỹ sư kinh doanh ngành xây dựng, cách nay 10 năm, ông Nguyễn Đăng Khoa, ở phường 5, Thành phố Mỹ Tho mở rộng mô hình sưu tầm và kinh doanh cây kiểng. Từ quy mô nhỏ, đến nay, ông đã làm chủ 2 trang trại cây kiểng với diện tích 4 ha đất tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy và thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Dù 2 trang trại mới tạo lập khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng đã có đến hàng nghìn cây kiểng các loại với tuổi đời mỗi cây từ vài chục năm đến hơn 100 năm. Trong đó, có khoảng 3.000 cây Tùng gồm: Vạn niên Tùng, Tùng Kim Cương, Tùng Đài Loan… rất có giá trị. Cá biệt, tại trang trại kiểng ở xã Long Trung, huyện Cai Lậy, có cây Vạn niên Tùng “lão” với hơn 100 tuổi đời trị giá trị khoảng 5 tỷ đồng. Do tính hấp dẫn của trang trại kiểng “khủng” nên thường xuyên có nhiều nghệ nhân, người dân đến chiêm ngưỡng, mua sắm.
Trang trại kiểng cổ thụ của ông Nguyễn Đăng Khoa tại huyện Tân Phước, Tiền Giang
Chị Nguyễn Thị Bảy, người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tham quan trang trại kiểng của ông Nguyễn Đăng Khoa tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, không khỏi bất ngờ vì sự hấp dẫn của khu vườn kiểng này: “Tôi thấy khu vườn kiểng này quá rộng lớn, cây kiểng thì rất to và tươi tốt. Để có khu vườn này, tôi nghĩ người chủ đã đầu tư kinh phí, công sức rất lớn. Nói chung là tôi chưa thấy khu vườn kiểng nào độc đáo như tại đây”.
Các hiện vật độc đáo được chủ nhân sưu tầm để phục vụ du khách
Riêng trang trại cây kiểng ở huyện Tân Phước, ngoài 1.000 cây Tùng các loại, ông Nguyễn Đăng Khoa còn sưu tầm trồng được hàng chục cây kiểng cổ thụ quý hiếm đến hàng trăm năm tuổi như: cây Thị, cây Quao, Gỏ Đỏ, Lộc Vừng, Trâm… Tại trang trại này, ông còn thiết kế các tiểu cảnh, trưng bày các hiện vật, đầu tư xây nhiều nhà sàn bằng gỗ xưa rất cổ kính, sang trọng để phục vụ khách tham quan…
Cây Vạn niên Tùng có tuổi thọ hàng chục năm
Ông Huỳnh Thanh Tuấn, một trong 30 công nhân có tay nghề trồng chăm sóc hoa kiểng nơi đây tâm sự: “Huyện Tân Phước có vườn kiểng này là cây lâu năm, có giá trị. Cây khoảng mấy trăm triệu; mấy cây Tùng độc đẹp có giá một tỷ mấy. Dân ở từ ngoài Đắc Lắc vô tham quan rồi mua”.
Theo đánh giá của giới sành điệu hoa kiểng, 2 trang trại trồng cây kiểng của ông Nguyễn Đăng Khoa là một trong những khu vườn kiểng Tùng có quy mô lớn và có giá trị bậc nhất khu vực miền Tây. Ông Khoa cho biết, để có những trang trại kiểng như hôm nay, gần 10 năm qua, ông đã bỏ nhiều công sức, kinh phí để đi sưu tầm, chọn mua từ các nơi.
Cây Vạn niên Tùng với chu vi hơn 1 mét, trị giá 5 tỷ đồng
Video đang HOT
Nghề chơi cũng lắm công phu, theo ông Khoa, nghề trồng hoa kiểng đòi hỏi ngoài sự đam mê phải có kiến thức chuyên môn nhất là nắm vững kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành, dời đổi vị trí và “trị bệnh” cho cây… Tuy bận rộn công việc kinh doanh, nhưng ông luôn dành thời gian đến các trang trại kiểng và định hướng nhân công chăm sóc vườn cây ngày càng tươi tốt. Các cây kiểng “thô” khi vào vườn được ông và các cộng sự, chăm sóc, tạo hình, tạo dáng theo ý thích. Đặc biệt, ông rất thích trồng các loại cây Tùng do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ trồng, ít sâu bệnh, thích nghi với hạn mặn và được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng.
Một tiểu cảnh độc đáo xen lẫn vườn cây kiểng
“Cây Tùng là cây sức sống rất mãnh liệt. Gần như khí hậu nào cũng sống được. Thứ hai là về phòng thủy, từ xưa giờ, chơi phong thủy thì có cây Tùng cây Bách. Cây này tạo nét mỹ thuật rất đẹp từ màu da, dáng cây, màu sắc lá cây rất đẹp. Nói chung nhờ sức sống cây Tùng mãnh liệt nên vừa qua mình phát hiện tất cả các cây kiểng, cây ăn trái vùng Cai Lậy đều bị thiệt hại do hạn mặn nhưng cây Tùng ít bị ảnh hưởng nhất. Tôi nghĩ cây Tùng là cây kinh tế”, ông Nguyễn Đăng Khoa chia sẻ.
Nhiều nhà gỗ được xây dựng trong trại cây kiểng tạo thành một quần thể độc đáo
Xuân về, tết đến, hai trang trại kiểng cổ thụ của ông Nguyễn Đăng Khoa rất tươi tốt, thu hút khách tham quan, thưởng ngoạn. Mọi người đến đây sẽ ngưỡng mộ khu vườn với bạt ngàn cây kiểng được đầu tư, chăm sóc công phu, cũng như tài hoa của các nghệ nhân, chủ nhân đã “thổi hồn” vào những loài cây, đem lại niềm vui, thú tiêu khiển cho đời. Ông Nguyễn Đăng Khoa cho biết, các trang trại cây kiểng này đang tiếp tục đầu tư, hướng tới đưa sản phẩm đi xuất khẩu và phục vụ khách tham quan./.
Ngỡ ngàng vườn mai, cây kiểng dáng 'kỳ quái' giá nhiều tỉ đồng của lão nông miền Tây
Dành cả đời sưu tầm, một lão nông ở miền Tây hiện sở hữu hàng chục gốc mai, kiểng có hình dáng kỳ quái, trị giá nhiều tỉ đồng.
Vừa đặt chân đến khu vườn của ông Mẫn, nhiều người đã ngỡ ngàng khi nhìn thấy những cây mai có hình dáng "kỳ quái" - ẢNH: XUÂN PHÚC
Để có được tài sản là những gốc mai, kiểng "kỳ quái", ông Lê Văn Mẫn (64 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, H.Long Hồ, Vĩnh Long) đã dành gần hết tuổi trẻ của mình để sưu tầm, chăm sóc.
Ngay sau cổng nhà ông Mẫn, bên trái là hàng mai bonsai với các hình thù kỳ quái và táng chi chít nụ - ẢNH: XUÂN PHÚC
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Mẫn cho biết, nghề trồng mai giống như một đam mê, vừa chơi vừa làm kinh tế. Các cây ở đây đều được ông đi khắp nơi lựa chọn kỹ càng đem về trồng, tạo hình và chăm sóc cẩn thận. Vì vậy, mỗi gốc cây trong giống như người bạn của ông vậy.
Phía bên phải và vườn mai, kiểng với một cây nguyệt quế hơn 80 tuổi trị giá 400 triệu đồng. - ẢNH: XUÂN PHÚC
Ông Mẫn bên cây nguyệt quế lớn hơn tuổi mình. - ẢNH: XUÂN PHÚC
Ông Mẫn bên gốc mai "quái thú" trị giá gần 1 tỉ đồng, đích thân ông phải đội nắng lặt lá. - ẢNH: XUÂN PHÚC
"Tôi trồng chủ yếu vì đam mê, nhưng khi có người trả được giá tôi cũng bán đi vài cây để lấy tiền chăm sóc các cây khác và mua cây mới về trồng. Trong năm 2020 vừa rồi, tôi bán cũng được 6 cây với tổng số tiền hơn 3 tỉ đồng; trong đó có một cây hơn 1 tỉ đồng. Sau đó tôi đi tìm và mua lại mấy gốc mai khác về trồng", ông Mẫn chia sẻ.
Gốc mai xù bonsai có bề hoành 70 cm đã bán cho một người ở tỉnh Đồng Tháp với giá 360 triệu đồng. - ẢNH: XUÂN PHÚC
Cạnh đó là một gốc mai xù bề hoành nhỏ hơn nhưng bộ táng khủng, trị giá 300 triệu đồng . - ẢNH: XUÂN PHÚC
Một gốc mai khủng, thân tự tách đôi. - ẢNH: XUÂN PHÚC
Cặp mai chiếu thủy "tam cang, ngũ thường". - ẢNH: XUÂN PHÚC
Tiến sâu vào khu vườn "khủng" của ông Mẫn chúng tôi được ông giới thiệu các gốc mai xù bonsai khủng trị giá trăm triệu. Một số gốc mai khủng ở đây đã được người ta trả tiền mua, sau đó gửi lại nhờ ông Mẫn chăm sóc hộ, đến Tết Nguyên đán sẽ chở về.
Được sự đồng ý và sự hướng của ông Mẫn, Thanh Niên đã ghi lại hình ảnh các gốc mai, kiểng "kỳ quái" này.
Cũng theo ông Mẫn, để có được những gốc mai bonsai là cả một quá trình đầu tư công sức, thời gian mới có được nên giá thường cao hơn các cây mai tàng. Vườn mai, kiểng của ông Mẫn nổi tiếng khắp nơi với những gốc mai xù "kỳ quái" và có giá thành từ vài trăm triệu trở lên.
Gắn camera, xích gốc cây kiểng... chống trộm Cận tết, nhiều người dân cũng như nhà vườn lại nơm nớp nỗi lo bị mất trộm hoa kiểng. Không ít người phải xích gốc cây, gắn camera bảo vệ cây. Người dân dùng xích để xích gốc mai đề phòng bị mất trộm - Ảnh: NGỌC KHẢI Thế nhưng không ít vụ mất trộm cây kiểng vẫn xảy ra... Trộm cả cây...