Cây chuối cảnh: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Trong các loại cây cảnh hiện nay, cây chuối cảnh đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu thông tin, đặc điểm, ý nghĩa phong thủy cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé.
Đặc điểm hình thái của cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh có tên khoa học là Ravenala madagascariensis, thuộc họ nhà Thiên Điểu (Strelitziaceae), chúng còn có những tên gọi khác như là cây chuối rẻ quạt, chuối thiên điểu, cây chuối cọ, cây đại phú gia,… Đây là loại cây cảnh khá phổ biến hiện nay, có nguồn gốc từ vùng Madagascar và được du nhập rộng rãi tại nhiều nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Hình ảnh cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh có chiều cao trung bình vào khoảng từ 1-1,5m. Lá cây có dạng bầu dục thuôn dài, có màu xanh lục, bề mặt lá có các gân nổi theo tầng, lá cây mọc hơi nghiêng nhìn trông giống như với cánh quạt. Phần thân của cây chuối cảnh được chia làm hai phần với thân cây thật mọc ngầm ở dưới đất và thân giả mọc trên mặt đất. Từ phần thân cây giả sẽ hình thành nên những phần lá bao lấy nhau. Phần thân giả này thường có màu xanh lục khi còn non, và dần dần ngả màu khi đã già.
Cây chuối cảnh vẫn có khả năng cho ra hoa. Hoa của cây có màu trắng, đôi khi lại có thể ra màu đỏ, kích thước hoa khá lớn và tỏa mùi thơm cuốn hút. Hoa chuối sẽ chuyển dần sang tạo quả trong quá trình phát triển của cây.
Các loại cây chuối cảnh phổ biến hiện nay
Do là loài cây cảnh có nguồn gốc từ Madagascar và được phổ biến rộng rãi trên thế giới như ngày nay. Do vậy mà cây chuối cảnh có nhiều chủng loại và hình dáng khác nhau. Ở nước ta, cây chuối cảnh phổ biến nhất gồm có các loại như: Cây chuối cảnh rẻ quạt, cây chuối cảnh mini, cây chuối cảnh hoa trắng, cây chuối cảnh hoa đỏ, cây Đại Phú Gia,… Mỗi loại đều có cách trồng và chăm sóc tương đối dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Công dụng của cây chuối cảnh trong đời sống
Giống như tên gọi, cây chuối cảnh thường được sử dụng để làm cây cảnh trong nhà, làm cây trang trí cho nhà ở, công ty hoặc văn phòng. Ngoài ra, cây chuối cảnh có khả năng thanh lọc không khí, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm bớt bụi bẩn. Từ đó mà không gian sinh hoạt của bạn sẽ trở nên trong lành và thoải mái hơn.
Cây chuối cảnh là loại cây cảnh độc đáo và đẹp mắt
Ý nghĩa phong thủy của cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh nói riêng hay các loại cây chuối nói chung đã từ lâu trở thành loài cây gắn bó mật thiết với đời sống và văn hóa con người Việt Nam. Không chỉ vậy, cây chuối cảnh có giá trị phong thủy cao và thường được trồng ở vị trí đằng sau ngôi nhà của bạn để có thể tiêu trừ tà khí và ma quỷ thâm nhập từ phía sau. Do đó mà ông cha ta mới có câu nói “trước cau, sau chuối” là vì vậy.
Bên cạnh đó, tán lá của cây chuối cảnh to bản, xanh tốt, mượt mà, tượng trưng cho tài lộc, phúc đức dồi dào, ngập tràn trong gia đình của bạn. Tán lá to và có hình dáng giống như bàn tay
Cây chuối cảnh có độc không?
Video đang HOT
Cây chuối cảnh cũng giống như các loại cây chuối thông thường, chúng đều không có độc và vô cùng lành tính, thân thiện với con người và động vật. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng loại cây này trong nhà cũng như trong công ty, văn phòng làm việc.
Cây chuối cảnh hợp mệnh gì?
Cây chuối cảnh với màu xanh lục mượt mà đặc trưng của mình, rất phù hợp với những người mang mệnh Mộc. Ngoài ra do Mộc sinh Hỏa cho nên những người thuộc mệnh Hỏa cũng có thể trồng loại cây này. Những người mang mệnh Mộc sinh vào các năm: Canh Dần (1950, 2010); Tân Mão (1951, 2011); Mậu Tuất (1958); Kỷ Hợi (1959); Quý Mùi (1943, 2003); Mậu Thìn (1988); Canh Thân (1980); Tân Dậu (1981); Kỷ tỵ (1989); Quý Sửu (1973); Nhâm Ngọ (2002).
Cây chuối cảnh hợp với người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa
Cách trồng và chăm sóc cây chuối cảnh
1. Đất trồng
Đất trồng cho cây chuối cảnh các bạn nên lựa chọn các loại đất thịt, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng và có độ tơi xốp cao. Bạn có thể thêm phân hữu cơ hoặc xơ dừa để cải thiện thêm dinh dưỡng cho đất.
2. Nhiệt độ
Cây chuối cảnh phù hợp với nhiệt độ của các nước nhiệt đới, khí hậu ấm áp từ 25-30 độ. Nếu thời tiết quá lạnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
3. Nước tưới
Cây chuối cảnh nếu muốn xanh tốt và sinh trưởng mạnh thì rất cần được tưới đủ nước hàng ngày. Tuy nhiên bạn không nên tưới quá nhiều mà chỉ cần đủ cho đất ẩm là được để tránh làm ngập úng cho cây.
4. Ánh sáng
Cây chuối cảnh mặc dù là cây trồng trong nhà, thế nhưng bạn cần cho cây đi tắm nắng thường xuyên ít nhất 2 ngày/lần để cây có thể quang hợp và thêm xanh tốt.
Cây Quất: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây quất sau Tết
Cứ mỗi dịp Tết đến là nhà nhà lại trồng cây Quất để trang trí và tô điểm không gian trong nhà. Thế nhưng người ta thường vứt bỏ chúng đi khi hết Tết. Vậy cách trồng cây Quất sau Tết thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đặc điểm, nguồn gốc của cây Quất
Cây Quất có tên khoa học là Fortunella japonica, là loại cây trồng vô cùng phổ biến ở nước ta mỗi dịp Tết đến, xuân về. Đây là giống cây thuộc họ Cam chanh, còn có tên gọi khác là cây Tắc. Loài cây này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này được trồng phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưa thích cho đến ngày nay.
Cây Quất là cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 1-2m, thân cây mềm và dẻo dai cho nên rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh trong nhà, cây bonsai, cây trang trí ngày Tết. Cây Quất có vỏ cây màu xám, sần sùi, cây có nhiều nhánh mọc ra các hướng xung quanh cho nên rất sai quả. Lá cây Quất có màu xanh đậm, hình bầu dục và luôn xanh tốt quanh năm.
Hình ảnh cây Quất trong chậu
Cây Quất có khả năng nở hoa, hoa của chúng có màu trắng, bông có 5 cánh và có tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng cuốn hút. Quả Quất có hình tròn, kích thước bé hơn quả chanh, vỏ ngoài có màu vàng cam, bên trong là các múi mọng nước và có vị chua. Quả Quất tuy nhỏ bé nhưng chứa nhiều tinh dầu và các vitamin cần thiết cho sức khỏe của con người.
Ý nghĩa phong thủy của cây Quất
Cây Quất rất nhiều cành lá sum suê, sai quả mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, ấm no, tài lộc dồi dào của gia chủ. Trồng cây Quất trong nhà vào dịp Tết sẽ giúp mang lại may mắn, thịnh vượng và thành công cho một năm tiếp theo.
Lá Quất xanh tốt liên tục quanh năm suốt tháng, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ với thời gian.
Quả Quất có hình tròn, căng đầy và màu vàng cam tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy. Ngoài ra cây Quất còn tượng trưng cho ngũ hành theo phong thủy. Với thân cây tượng trưng cho Kim, lá cây tượng trưng cho Mộc, quả Quất khi chín tượng trưng cho Hỏa, hoa nở tượng trưng cho Thủy, đất trồng cây Quất trong chậu tượng trưng cho Thổ. Vậy nên việc trồng cây Quất làm cây phong thủy trong nhà sẽ giúp cân bằng âm dương ngũ hành, đem đến sự bình an, hạnh phúc, tài lộc, may mắn cho cả gia đình bạn.
Công dụng của cây Quất trong đời sống
Cây Quất thường được trồng làm cảnh mỗi dịp Tết đến nhằm đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra nó còn có thể được trồng làm cây cảnh trong nhà, trang trí cho không gian sống xung quanh nơi bạn đang sinh hoạt.
Đặc biệt, trong Đông y thì cây Quất còn có thể được sử dụng như một vị thuốc dân gian, với khả năng chữa ho, long đờm, viêm họng, lạnh bụng, đau bụng,....
Cây Quất có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống
Cách trồng cây Quất sau Tết và chăm sóc để phát triển
1. Phương pháp trồng
Cây Quất chủ yếu được trồng bằng phương pháp giâm cành nhằm tiết kiệm công sức, thời gian chăm sóc cũng như đảm bảo cây khỏe mạnh và có thể sinh trưởng tốt.
2. Thời điểm trồng
Thời điểm mới bắt đầu mùa mưa là thời điểm tốt nhất để trồng cây Quất. Khi này độ ẩm trong không khí và nhiệt độ môi trường sẽ phù hợp để cây non có thể phát triển tốt.
3. Đất trồng
Cây Quất ưa thích trồng trên những loại đất thịt, nhiều mùn và dinh dưỡng. Ngoài ra đất trồng cần đảm bảo thông thoáng, đủ độ tơi xốp và có độ pH từ 5-6, tốt nhất bạn nên lựa chọn loại đất pha lẫn mùn hoặc đất sét là lý tưởng nhất.
Trồng cây Quất đúng cách giúp cây ra hoa và quả đẹp để chơi Tết
4. Kỹ thuật trồng
Sau Tết, cây Quất nhà bạn khi này bắt đầu có dấu hiệu hơi khô héo. Lúc này bạn cần mang nó ngâm trong dung dịch kích rễ để giúp cây mau ra rễ mới nhằm hồi phục lại khả năng sinh trưởng. Bên cạnh đó, bạn nên ngắt bớt lá trên cây để đảm bảo dinh dưỡng cũng như giúp cây mau phát triển hơn.
Sau khi đã ngâm cây Quất trong dung dịch kích rễ xong, hãy mang nó vào trồng trong vườn với hố đất đã đào sẵn cũng với đất trồng đã chuẩn bị. Bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK vào đất trước khi trồng nhằm tăng thêm dinh dưỡng để cây Quất có thể hấp thụ tốt hơn. Cứ sau 2-3 tuần bạn lại bón phân một lần với phân vi lượng PTS9 hoặc dung dịch tăng trưởng để khiến cây ra lá xanh tốt cùng quả to tròn và đẹp mắt.
5. Ánh sáng
Cây Quất ưa ánh sáng ở mức trung bình, bạn có thể trồng cây trong bóng râm hoặc đặt cây dưới trời nắng đều được để cây có thể quang hợp và cho ra quả đẹp và to. Tuy nhiên nếu ánh sáng quá gay gắt có thể khiến cây bị khô héo và chết đi.
6. Nước tưới
Hãy tiến hành tưới nước đều đặn cho cây Quất vào mỗi buổi sáng hoặc chiều tối vì đây là khoảng thời gian mát mẻ nhất trong ngày. Ngoài ra việc tưới nước còn giúp rửa sạch bụi bẩn trên lá để khiến cây xanh tốt và đẹp hơn.
Mẹo làm cây Quất ra quả dịp Tết
Nếu như bạn muốn cây Quất chỉ ra quả chín vàng vào đúng dịp Tết thì có thể thực hiện cách sau đây:
- Để cây Quất vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm hỏng bầu đất, để như vậy trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết thì bạn đem trồng lại cây và chăm sóc như bình thường. Khi đó cây Quất sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7 hoặc tháng 8, rồi quả sẽ chín vào tháng 1 để phục vụ dịp Tết.
Nếu như bạn muốn cây Quất có đủ cả quả chín, quả vừa, quả xanh, cũng như lộc non và nở hoa đẹp thì có thể thực hiện cách sau:
- Sau khi đánh bầu cho cây, hãy để cây Quất vào chỗ râm mát trong khoảng từ 7-10 ngày cho đến khi lá khô rụng hết chỉ còn lại khoảng một nửa thì bạn khi này mới đem cây Quất ra trồng lại. Như vậy đến tầm tháng 6 trở đi, cây Quất sẽ cho ra hoa và lá lứa mới, dịp Tết sẽ nở hoa, cho ra quả đẹp và cả lộc non như mong muốn.
3 bước bố trí phòng làm việc đơn giản giúp chủ nhân vượng tài lộc Với 3 bước đơn giản này bất cứ ai cũng có thể tự bố trí phòng làm việc theo chuẩn phong thủy, giúp thăng hoa hơn trong công việc và tránh gặp phải những trục trặc trên con đường thăng tiến. Khi bắt tay vào bài trí một văn phòng làm việc, gia chủ hay chủ công ty cần xác định các phương...