Cây ATM gạo ‘lưu động’ giúp bà con vùng khó ở Lào Cai
Các giảng viên Trường Cao đẳng Lào Cai vừa thiết kế cây ATM gạo ‘ lưu động’ hiện đại, có thể đến mọi địa bàn để chia sẻ với đồng bào khó khăn.
ATM gạo hiện đại này có thể giám sát, điều khiển từ xa bằng smartphone, cho ra lượng gạo chính xác nhờ hệ thống cân điện tử và đặc biệt có thể lưu động tới các địa bàn khó khăn nhất.
Cây ATM gạo thông minh có thể lưu động đến những vùng khó khăn
Theo những thành viên tham gia thiết kế, chế tạo thành công chiếc hiện đại, thông minh, có thể “lưu động” đến mọi địa bàn để chia sẻ với đồng bào khó khăn.
Video đang HOT
Ý tưởng ban đầu xuất phát từ quá trình vận động thiện nguyện của một nhóm phóng viên báo chí Lào Cai và bạn bè hảo tâm, cần một máy ATM gạo có thể “lăn bánh” đến những khu vực vùng cao phát miễn phí cho người nghèo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã huy động các giảng viên của Khoa Điện và Khoa Cơ khí hỗ trợ thiết kế, chế tạo sản phẩm, sau đó được Ngân hàng Vietcombank Lào Cai ủng hộ về vật tư.
ATM gạo hiện đại này có thể giám sát, điều khiển từ xa bằng smartphone, cho ra lượng gạo chính xác nhờ hệ thống cân điện tử và đặc biệt có thể lưu động tới các địa bàn khó khăn nhất.
Sau thời gian ngắn, cây ATM gạo đúng như ý tưởng ban đầu đã được hình thành. So với các mô hình từng được triển khai, cây ATM gạo của các giảng viên Trường Cao đẳng Lào Cai ưu việt hơn nhờ hệ thống cân điện tử, giúp vận hành tự động van đóng mở cửa xả bằng khí nén, cho ra lượng gạo chính xác tuyệt đối.
Cây ATM gạo này cũng được lập trình cho phép quản lý, điều khiển từ xa bằng smartphone qua camera giám sát, tự động thống kê số gạo đã phát, cảnh báo hết gạo dự trữ trong thùng.
Điều đặc biệt, ATM gạo này còn có thể vận chuyển lưu động, phát trực tiếp bằng xe ô tô, dễ dàng tiếp cận những vùng khó khăn nhất bà con đang cần chia sẻ như các địa bàn vùng cao, biên giới, cụm công nghiệp…
Dự kiến điểm đầu tiên cây ATM gạo sẽ “lăn bánh” tới là Sa Pa – khu vực vùng cao có nhiều đồng bào thiểu số đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của Covid-19, nhất là trong thời gian tạm dừng du lịch, dịch vụ và áp dụng cách ly xã hội./.
An Kiên
Cuối năm 2020, Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang truyền hình số
Theo kế hoạch, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ sẽ chính thức công bố việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog) trên cả nước.
Số hóa truyền hình đang là xu thế tất yếu và nhiều nước đã hoàn thành việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đối với hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Triển khai số hóa truyền hình sẽ mang lại nhiều lợi ích, nâng cao chất lượng các kênh chương trình truyền hình và có thể cung cấp hàng trăm kênh đến người dân.
Theo kế hoạch của Bộ TT&TT, việc triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất sẽ hoàn thành cơ bản vào ngày 30/11/2020. Hiện nay, đã bước vào giai đoạn cuối của Đề án, gấp rút hoàn thành số hóa truyền hình ở nhóm IV trong năm 2020, bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Dự kiến, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ sẽ chính thức công bố việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog) trên cả nước.
Vậy người dân có thể xem truyền hình số bằng cách nào khi tắt sóng analog hoàn toàn? Trên thực tế, có 3 cách để người dân xem truyền hình số: Mua đầu thu kỹ thuật số chuẩn DVB T2/MPEG4; Đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền; Mua tivi tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/MPEG4.
Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo để đảm bảo cho người dân xem được truyền hình số khi Việt Nam tắt sóng analog.
Thời gian qua, nhà nước đã có chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo để đảm bảo cho người dân xem được truyền hình số khi Việt Nam tắt sóng analog. Mặt khác, đa số các gia đình đều sở hữu từ 1 đến vài chiếc tivi thông minh, hiện đại tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/ MPEG4 đảm bảo xem được các kênh truyền hình thiết yếu bằng công nghệ số. Một phương cách nữa cũng được đa phần các hộ dân và nhiều tỉnh thành sử dụng là sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền như: truyền hình cáp số, truyền hình số vệ tinh (chảo), truyền hình thông qua đường truyền Internet (hay còn gọi là IPTV).
Truyền hình cáp số hiện nay được các đơn vị cung cấp dịch vụ tích hợp thông qua các đầu thu HD, 4K... Các đơn vị truyền hình trả tiền lớn như VTVcab thường xuyên trang bị thiết bị đầu thu cho khách hàng để giúp thuê bao của mình dễ dàng sử dụng những gói truyền hình số HD chất lượng cao, góp phần vào quá trình số hóa truyền hình tại Việt Nam. Thời gian tới, đơn vị này cũng khuyến khích khách hàng chuyển đổi từ dịch vụ truyền hình cáp - analog sang dùng dịch vụ truyền hình số, giải phóng dần việc phải sử dụng băng tần tốn kém khi truyền dẫn các kênh truyền hình analog. Bởi khi tiết kiệm được băng tần truyền dẫn 1 kênh truyền hình analog thì có thể truyền dẫn được khoảng 18 kênh truyền hình SD và 6 - 8 kênh truyền hình HD. Bên cạnh đó, với việc tiết kiệm băng tần thì các đơn vị truyền hình trả tiền như VTVcab còn có thể tích hợp các dịch vụ Interner chất lượng cao trên cùng một đường truyền, phục vụ đa tiện ích tới mỗi hộ gia đình. Xu thế này cũng phù hợp với sự phát triển của các dòng tivi mới trên thị trường hiện nay như: Q.LED, 4 K, 8K...
ĐP
Cách biến iPhone thành cân điện tử cực đơn giản, nhưng bạn đừng dại mà dẫm lên máy Một chiếc "cân iPhone" rất thú vị. 3D Touch trên iPhone là tính năng khá độc đáo, khi dùng một lực ấn mạnh hoặc nhẹ lên màn hình cảm ứng, hệ thống sẽ nhận lệnh và phản hồi cho xem nhanh trước nội dung hoặc mở nhanh các ứng dụng. Công nghệ màn hình 3D Touch sẽ có hai tính năng chính: Peek...