Cấu trúc Trái Đất phóng đại 1.000 lần ở hành tinh khác, con người có thể trú ngụ
Trên hành tinh hàng xóm của Trái Đất và mặt trăng, các nhà khoa học đã phát hiện một cấu trúc giống với thứ thường thấy trên trái đất, nhưng to hơn 100-1.000 lần.
Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Đại học Bologna và Đại học Padua (Ý) đã nghiên cứu về “ thế giới ngầm” của Sao Hỏa và mặt trăng, nơi dung nham cổ đại tạo thành những hang động vĩ đại. Đó được gọi là các “ống dung nham”. Ở Trái Đất, ống dung nham là một cấu trúc phổ biến. Sao Hỏa và mặt trăng không chỉ có thứ tương tự, mà các phiên bản ống dung nham ngoài hành tinh này khổng lồ vượt sức tưởng tượng.
Ảnh đồ họa mô tả về ống dung nham ở hành tinh khác, như hang động khổng lồ – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấ0
Kích thước này được ước tính dựa trên các thông số về ống dung nham ở Trái Đất, sau đó đối chiếu với các yếu tố tác động vốn rất khác biệt giữa 3 thiên thể. Nguyên nhân chính của kích thước đáng ngạc nhiên này chính là trọng lực trên Sao Hỏa và mặt trăng thấp hơn nhiều so với Trái Đất, nên tác động của trọng lực lên dòng dung nham hàng tỉ năm trước cũng khác biệt so với những gì xảy ra trên Trái Đất sơ khai.
Video đang HOT
Theo đó, ông dung nham của mặt trăng sẽ rộng hơn Trái Đất khoảng 100 lần, còn ống dung nham Sao Hỏa to hơn tận 1.000 lần.
Ảnh vệ tinh chụp mặt trăng cho thấy các vết lõm là dấu tích của ống dung nham tồn tại bên dưới – ảnh: ESA
Các tác giả cho biết những cấu trúc ngoài hành tinh kỳ lạ này sẽ là nơi trú ngụ tốt nhất cho con người, bởi giúp tránh được những bức xạ có hại ở hành tinh khác.
Theo tiến sĩ Riccardo Pozzobon, người đang công tác cho ESA và Đại học Padua, thành viên nhóm nghiên cứu, các phép đo trên mặt trăng cho thấy hệ thống ống dung nham to như hang động ở đây có thể dài tới 40 km, thừa rộng rãi cho một căn cứ.
Trọng lực thấp còn giúp các ống dung nham ngoài hành tinh này luôn giữ được mức ổn định dù rất to lớn, các nhà du hành sẽ không phải lo “mái nhà” bị sập.
Nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Earth-Science Reviews.
Phát hiện mới giúp khẳng định Sao Kim không phải là hành tinh 'đang ngủ'
Các nhà khoa học đã xác định 37 cấu trúc núi lửa trên sao Kim dường như mới hoạt động gần đây và có thể vẫn đang hoạt động.
Hình ảnh bề mặt sao Kim do NASA công bố. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phát hiện này là bằng chứng cho thấy Sao Kim là một hành tinh có hoạt động địa chất, chứ không phải một thế giới "đang ngủ" hoặc "đã chết" như chúng ta vẫn nghĩ lâu nay.
Đó là kết quả một nghiên cứu được công bố ngày 20/7 trên tạp chí Khoa học địa chất tự nhiên Nature Geoscience. Nghiên cứu tập trung vào các cấu trúc giống với núi lửa trên Trái Đất, gọi là coronae, được hình thành từ sự nổi lên của đá nóng từ sâu trong lòng hành tinh này. Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về các hoạt động của magma và kiến tạo địa chất gần đây trên diện rộng ở bề mặt Sao Kim.
Từ lâu nay, nhiều nhà khoa học cho rằng sao Kim, vì thiếu các kiến tạo bằng phẳng vốn dần định hình bề mặt Trái Đất, nên về cơ bản là một hành tinh "đang ngủ" xét về mặt địa chất trong nửa tỷ năm qua. Tuy nhiên, người đứng đầu nghiên cứu trên, nhà khoa học về Trái Đất và hành tinh thuộc Viện Địa lý học ở Zurich (Đức), bà Anna Gulcher cho biết: "Công trình của chúng tôi đã cho thấy một số sức nóng từ bên trong lòng vẫn có thể vượt ra đến bề mặt của hành tinh này đến tận hôm nay. Sao Kim rõ ràng không chết hay đang ngủ về địa chất như nhiều người vẫn nghĩ".
Các nhà khoa học đã xác định những loại cấu trúc địa chất chỉ có thể tồn tại trong những coronae có dấu hiệu vừa mới có hoạt động địa chất. Sau khi xác định được các loại cấu trúc địa chất này, các nhà khoa học tìm kiếm những ảnh chụp Sao Kim do tàu vũ trụ Magellan của NASA thực hiện vào những năm 90 của thế kỷ trước để tìm ra coronae có các dấu hiệu trên.
Trong số 133 coronae được phân tích, có 37 cấu trúc dường như hoạt động từ 2 đến 3 triệu năm trước. Một trong những tác giả nghiên cứu, chuyên gia địa vật lý Laurent Montesi thuộc Đại học Maryland, cho biết: "Nhiều cấu trúc trong số các cấu trúc (được xác định trên sao Kim) vẫn đang hoạt động ngày nay".
Coronae là những nơi có các dòng nham thạch và các phay địa chất chính nối thành một vùng vòng tròn lớn. Nhiều cấu trúc trong số 37 cấu trúc nói trên nằm bên trong một vành đai rất lớn ở phía Nam Bán cầu của sao Kim, bao gồm một coronae khổng lồ tên là Artemis, có đường kính 2.100 km. Sao Kim, hành tinh gần Trái Đất nhất và chỉ nhỏ hơn một chút, được bao phủ bằng những đám mây acid sulfuric và nhiệt độ bề mặt nóng đến mức có thể làm tan chảy chì.
Hang động khổng lồ có thể là nơi trú ẩn của sự sống ngoài hành tinh Các hang động khổng lồ hình thành do tác động của dòng chảy dung nham có thể là nơi trú ẩn cho các dạng sống ngoài hành tinh trên các hành tinh khác. Sau khi các dung nham nóng chảy phun trào ra khỏi Trái đất và và tràn sang các khu vực xung quanh, nó thường để lại những hệ thống hang...