Cầu thang thế nào mới hợp phong thủy nhà ở?
Việc các gia chủ quan tâm đến phong thủy cầu thang không những giúp họ có những cách dựng cầu thang hợp lý mà còn góp phần đem tài lộc vào nhà.
Người xưa quan niệm, mỗi vật dụng trong nhà đều có một vị trí riêng dành cho nó. Trong thiết kế cầu thang, các nhà phong thủy cho rằng không nên đặt cầu thang chính giữa nhà hoặc đối diện với cửa ra vào, cửa nhà bếp hay đối diện với nhà vệ sinh làm chắn luồng sinh khí của căn nhà.
Chân cầu thang nên đi từ hướng tốt lên, tránh đặt cầu thang từ phía sau nhà đi lên làm các tầng trên lần lượt suy khí. Cùng với đó là không nên đặt nhà vệ sinh ngay dưới cầu thang làm mang lại điều không tốt lành.
Cầu thang hở hay kín?
Khi thiết kế cầu thang gia chủ hãy nên chú ý các bậc không được hở nhau, để mang đén cho căn phòng có được vượng khí thông suốt từ dưới lên trên, nêu gia chủ không biết thiết kế theo phòng thủy, xây cầu thang có kẽ hở giữa các bậc như vậy sẽ ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình, các nguồn vượng khí sẽ bị phân tán, làm ảnh hưởng đến sự tiện ích của ngôi nhà, giúp gia chủ không gặp được nhiều may mắn, thuận lợi cho công việc.
Trang trí cây cảnh phù hợp ở chân cầu thang giúp mang lại vận may cho gia chủ. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Trong số các loại cây cảnh thì cây phát lộc là loại cây được xem là loại cây may mắn đúng với cái tên của nó, dùng cây phát lộc để ở chân cầu thang giúp khai thông vận khí tạo sức sống cho cả căn nhà, cũng có thể dùng các loại cây nhỏ hơn để trang trí tạo sự bắt mắt cho cầu thang.
Trang trí các bức tường xung quanh cầu thang với các hình ảnh, vật trang trí trực quan. Chú ý chọn màu sắc và chất liệu phù hợp với bản mệnh của từng chủ nhà. Bố trí nhiều nguồn sáng gần cầu thang để cân bằng năng lượng. Bạn có thể thể chọn một chiếc đèn chùm lớn hoặc một số tranh treo tường đẹp, phù hợp với thiết kế trong ngôi nhà.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Diệu Thảo/PLO
Sử dụng 'Mộc' theo phong thủy trong ngôi nhà
Trong Phong thủy, hành Mộc tượng trưng cho mùa Xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở, cho phương vị Đông và Đông Nam.
Hành Mộc thường được sử dụng để điều tiết luồng khí ồ ạt vào nhà, giúp điều hòa khí lan tỏa, làm giảm bớt tác động của hành Kim và hành Thổ tạo sự cân bằng cho ngôi nhà. Dưới đây là chi sẻ của KTS Phạm Cương - Hội KTS Việt Nam về cách dụng "Mộc" theo phong thủy trong ngôi nhà.
Màu sắc tiêu biểu cho hành Mộc là các màu xanh lá cây, xanh lam, xanh rêu.
Hình dạng
Hình dạng đặc trưng cho hành Mộc là hình chữ nhật và những hình đa điện thuôn dài. Nhà đất ở đô thị hiện nay phần lớn đều là hành Mộc. Đối với những căn nhà hành Mộc, có thể sử dụng hình thức mái nhọn mang hành Hỏa tạo hình thế Hỏa, Mộc tương sinh.
Tuy thế cũng lưu ý không nên thiết kế những mái nhà quá nhọn theo kiểu châu Âu dễ làm tăng khí Hỏa, nên có độ dốc khoảng 30 độ là vừa phải.
Trong Phong thủy, người ta thường kiêng đặt cầu thang ở giữa nhà. Cầu thang có xu hướng vươn lên cao nên về Ngũ hành thuộc Mộc. Khu vực giữa nhà (trung cung) thuộc Thổ. Vì vậy không nên đặt cầu thang giữa nhà sẽ khiến cho Mộc khắc Thổ không có lợi.
Chất liệu
Xu hướng đang được ưu chuộng hiện nay là sử dụng những vật liệu gần gũi với thiên nhiên, trong đó những vật liệu thuộc hành Mộc như gỗ, tranh, tre, nứa, lá luôn được ưu tiên.
Dùng những vật liệu Mộc không những giúp môi trường sống thân thiện, mộc mạc hơn mà còn tạo nên được các không gian mang phong cách truyền thống.
Tuy vậy, việc sử dụng quá nhiều vật liệu gỗ có thể làm xâm hại môi trường và dễ sinh hỏa hoạn. Phong thủy khuyên nên sử dụng vật liệu Mộc cho những khu vực tiếp xúc với con người hằng ngày và mang tính đối nội.
Còn những vật liệu tạo nên bộ khung cơ bản cho ngôi nhà và tiếp xúc với môi trường bên ngoài chúng ta có thể thay thế bằng những vật liệu khác như bê tông, kính, kim loại.
Việc sử dụng những đồ nội thất bằng gỗ sẽ là điểm nhấn dung hòa về kiến trúc và Phong thủy. Đặc biệt đối với những không gian thiên về tư duy sáng tạo thì rất cần bổ sung thêm hành Mộc trong sử dụng vật liệu.
Chẳng hạn những tủ sách, bàn đọc sách trong thư phòng nên dùng chất liệu gỗ, sàn có thể lát gỗ để cách âm và tạo sự ấm áp.
Trong ngôi nhà nên ưu tiên những cây lá to khỏe, nhiều sức sống. Màu sắc
Màu sắc tiêu biểu cho hành Mộc là các màu xanh lá cây, xanh lam, xanh rêu. Dù màu xanh lá cây không phải là màu nguyên thủy nhưng sự hiện diện của nó trong thế giới tự nhiên đã tạo nên một ý nghĩa đặc biệt, dễ làm lan tỏa cảm giác hài hòa, và dễ chịu. Trong Phong thủy, màu xanh lá cây còn chỉ cung gia đình và tri thức.
Theo quan niệm Phong thủy hiện đại, Mộc không chỉ bó hẹp bởi những màu xanh mà ngày nay người ta còn dễ dàng nhận ra một không gian của Mộc với những gam màu nồng ấm của chất liệu gỗ, song, mây đã qua xử lý và các chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên là chủ yếu.
Những mảng xanh trong nhà
Cây xanh tượng trưng cho hành Mộc mang đến sự sinh sôi nảy nở. Việc đưa cây xanh vào nhà vừa tạo điểm nhấn vừa cải thiện môi trường và điều chỉnh các nguồn năng lượng. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống, ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm.
Trong ngôi nhà nên ưu tiên những cây lá to khỏe, nhiều sức sống. Thông thường, các chuyên gia Phong thủy khuyên nên tránh dùng những loại cây thô nhám, xù xì, gai góc.
Không gian sống mang tính Mộc luôn có nhiều ưu điểm bởi sự sang trọng và cảm giác rất riêng do màu sắc sơn, chất liệu, đồ vật trang trí mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều hành Mộc dẫn đến sự thiếu vắng của các hành khác trong nhà. Phong thủy khuyên chúng ta nên phối hợp một cách hài hòa, tương tác giữa Mộc và các hành khác trong quan hệ tổng thể.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Mai Vân/Tiêu Dùng
Tiền của đội nón ra đi vì bố trí nhà vệ sinh lệch chuẩn phong thủy Nhiều người thường cho rằng nhà vệ sinh đặt đâu cũng được, miễn là tiện. Tuy nhiên theo phong thủy nhà vệ sinh, việc bố trí sai vị trí sẽ khiến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng, tiền của đội nón ra đi. Bất cứ ai, gia đình nào cũng mong tài vận luôn được thuận buồm...