Cậu SV mồ côi người Jarai khốn khó nơi giảng đường
Dù đã chính thức nhập học trường ĐH Tây Nguyên nhưng Nay Lép rất lo âu khi nghĩ về những tháng ngày sắp tới. Mồ côi cả bố lẫn mẹ khi còn nhỏ, gia đình lại có đến 7 anh em nên cậu tân SV người Jarai không biết trông nhờ vào ai.
Hôm gặp chúng tôi tại Trường ĐH Tây Nguyên, Nay Lép cho biết từ hôm nhập học đến nay, hễ rảnh là em rong ruổi trên các con đường của TP. Buôn Mê Thuột để mong tìm được một công việc làm thêm ổn định kiếm tiền trang trải học tập nhưng vẫn chưa có kết quả. Em cho biết đã đi nhiều nơi, qua nhiều chỗ, đã để lại số điện thoại tại một số cửa hàng, quầy bar, quán cà phê… và các chủ quán đều có lời nhắn rằng, khi nào thiếu người sẽ điện thoại cho em nhưng đến nay em vẫn chưa nhận được lời nhắn nào.
Nay Lép trong căn phòng trọ sau khi nhập học trường ĐH Tây Nguyên.
Nay Lép là người đồng bào dân tộc thiểu số Jarai. Em sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo lại có đến 7 anh em ruột tại buôn Tring, xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Nay Lép là con thứ năm. Tuổi thơ của cậu SV người Jarai quả thực lắm chông chênh và bất hạnh. Nay Lép kể, khi em còn rất nhỏ, người mẹ thân yêu của em trong một lần lên rẫy cuốc đất bất ngờ bị rắn độc cắn, gia đình lại xa bệnh viện không có điều kiện chữa trị dẫn đến tử vong.
Khoảng 3 năm sau ngày mẹ mất, bố em cũng lâm bệnh mà qua đời, để lại 7 anh em chơ vơ. Gia đình em ruộng rẫy hạn hẹp, tài sản bố mẹ để lại chỉ khoảng hơn 2 sào mè (vừng) với một ít đất trồng mì (sắn) nhưng một năm chỉ thu hoạch được một vụ. Để mưu sinh, năm lớp 8 trong khi bạn bè cùng trang lứa với Lép vô tư đến trường thì cậu học trò người Jarai phải đôn đáo đi cuốc đất thuê phụ giúp các anh chị nuôi các em.
Nay Lép khi còn ở Gia Lai. (Ảnh: CTV)
Thương các em, người chị thứ 2 trong gia đình là H’ Chíu vội lấy chồng để lo cho các em còn nhỏ. Người đồng bào Jarai theo chế độ mẫu hệ. Khi chị H’ Chíu lấy chồng, chồng chị H’ Chíu về gia đình Lép ở rể để cùng làm rẫy, làm mì, làm lúa với anh em Lép và gánh vác một phần trách nhiệm nuôi các em. Thế nhưng cuộc sống khó khăn vẫn khó khăn. Thiếu trước. Thiếu sau. Làm thuê, làm mướn kiếm cái ăn xanh mặt chứ đừng nói đến chuyện học hành.
Chính vì thế, đã không ít lần Lép khóc nức nở khi nghĩ đến thân phận và không dưới 3 lần em có ý định bỏ dở việc học hành. “Trong nhà chẳng có gì ăn cả. Bố mẹ đã mất sớm. Em học chẳng có ai lo cho em nữa đâu!”, Lép ứa nước mắt kể về lời đề nghị nghỉ học của chị em – H’ Tlanh.
“Nghe vậy em buồn lắm! Muốn đi học mà không biết giãi bày cùng ai. Nghĩ đi, nghĩ lại lời nói của chị H’ Tlanh cũng đúng. Ý định nghỉ học một lần nữa lại nhen nhóm lên”, Lép nói.
Nay Lép kèm cho các em nhỏ trong buôn học tập. (Ảnh: CTV)
Video đang HOT
Trước hoàn cảnh của Lép, các thầy cô ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) nơi em theo học đã đến nhà thăm hỏi, động viên em rất nhiều. Thế rồi, năm học lớp 11, em được nhận chương trình học bổng “Ngăn dòng bỏ học” mới có điều kiện tiếp tục đến trường. Thời gian học lớp 12, để có tiền đi học thêm, một buổi Lép đến trường, còn một buổi về nhà đi làm rẫy cho bà con trong vùng để kiếm tiền đóng học phí. Nỗ lực của cậu học trò người đồng bào Jarai đã được đền đáp khi em thi đỗ vào ngành Giáo dục thể chất – Trường ĐH Tây Nguyên trong kỳ tuyển sinh năm nay. Vừa qua, Lép được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” 2012 cho tân sinh viên Tây Nguyên.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, thầy Ninh Văn Dậu – GV Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết, Nay Lép mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ. Gia đình vô cùng khó khăn, một buổi em đi học, một buổi đi làm. Khi học phổ thông, em đã có ý định nghỉ học nhiều lần. Cho nên nhà trường cũng hay miễn giảm các khoản thu cho em, các GV trong trường thường xuyên đến thăm hỏi gia đình, động viên em tiếp tục đến trường.
“Em Lép có năng khiếu thể dục thể thao. Trước ý định bỏ học của em, tôi đã từng nói với Lép, em cố gắng mà học. Vào được đại học, sau này cuộc đời em sẽ khác”, thầy Dậu tâm sự.
Viết Hảo
Theo dân trí
Hình ảnh xập xệ của phòng trọ sinh viên
Trong khi kí túc xá (KTX) của ĐHQG còn trống nhiều chỗ ở với chất lượng tốt, thì một bộ phận không nhỏ sinh viên làng Đại học Thủ Đức vẫn phải ở trong những khu nhà trọ xuống cấp mà giá cả rất đắt đỏ.
Nắm bắt được tâm lí muốn tìm một chỗ ở riêng tư của sinh viên, các chủ trọ "găm" phòng, chờ đợt cao điểm khi nhập học mới cho thuê với giá cao ngất ngưởng, đồng thời tăng "khống" giá điện nước.
Phần lớn các nhà trọ ở đây đều nằm trong khu vực phải giải tỏa nên các phòng đều được xây dựng tạm bợ. Các chủ nhà trọ luôn tận dụng mọi điều kiện để nâng các khoản thu nhằm kiếm lợi cho đến khi phải dọn đi. Hoài Nhơn, sinh viên Đại học KHXH&NV cho biết: "Mình thuê phòng trọ, theo thỏa thuận với chỉ trọ là 1 triệu một tháng phòng/2 người. Nhưng chỉ hôm sau đến đặt cọc, chủ trọ hét lên giá 1.400.000đ/tháng, và yêu cầu thu tiền cả năm".
"Vì đã đặt cọc tiền nguyên một năm nên đành phải ở hết năm. Nếu biết, mình đã vào ở KTX vừa rẻ, sạch sẽ, lại an ninh hơn nhiều" - Nhơn cho biết.
Năm sinh viên trong một phòng trọ chật chội có giá 1,5 triệu đồng/ tháng.
Phần lớn các nhà trọ ở đây đều được xây dựng tạm bợ do nằm trong khu quy hoạch, cần giải tỏa.
Nhưng để kiếm được một phòng cũng không phải chuyện dễ.
Nguyễn Thị Nhung, Đại học Khoa học Tự nhiên thì lại cho rằng: "Mình tính chuyển vào KTX ở nhưng nghe nói thủ tục rất rắc rối, chỉ ưu tiên cho sinh viên các tỉnh có đóng góp xây KTX. Nên đành dành dụm tiền ở trọ, được cái gần trường và thoải mái".
Sự "thoải mái" ấy của các sinh viên ở trọ cũng kéo theo nhiều bất tiện. Tại một nhà trọ gần khu chợ cạnh trường Đại học KHXH&NV, vào đầu năm học này, tiền điện tăng từ 2.500 đồng lên gần 4.500 đồng/kwh, nước tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/m 3 . Các chủ nhà trọ còn "tích cực" thu thêm các khoản phí khác như tiền vệ sinh môi trường, tiền xây cổng, làm sân...
Ở các phòng trọ thì ngược lại.
Sinh viên được "khuyến mãi" thêm một đống phế liệu trước cửa phòng trọ.
Giá phòng biến động tăng theo từng ngày, nhưng điều kiện sống thì ngày càng xuống cấp. Các hẻm trọ lại gần các quán cơm, tiệm cà phê, lọt thỏm trong chợ nên rất nhếch nhác và ồn ào. Nhiều khu trọ do quá chật hẹp nên nhà vệ sinh, phòng tắm phải dùng chung rất bất tiện. Để tận dụng tối đa diện tích, những căn phòng khoảng 8 m2 thêm gác xép xập xệ và rất nóng.
Nhiều khu trọ đi vào khá xa, đường lầy lội, ban đêm vắng nên rất nguy hiểm.
Những phòng trọ ẩm thấp.
Và lối đi vào chật chội.
Việc "làm giá" của các chủ nhà trọ diễn ra rất phổ biến. Một chủ trọ gần bến xe bus cho biết đã hết phòng rộng, thoáng mát ngay từ giữa tháng 8, hiện nay chỉ còn các phòng nhỏ trong hẻm ở khu vực chợ gần trường Đại học KHXH&NV. Việc tăng giá tùy theo từng chủ trọ, chứ không có một giá chung cụ thể nào cả. Các cơ quan chức năng thực hiện giải tỏa một số dãy trọ cũ càng đẩy giá phòng lên cao, dao động từ 900.000 đồng đến 1.500.000 đồng cho phòng từ 2-4 người. Các dãy trọ mới xây thì mức giá đó cao hơn, tùy theo từng khu vực có gần trường không.
Dây phơi quần áo che kiến lối vào một phòng trọ.
Khó có thể đòi hỏi an ninh và vệ sinh ở những phòng trọ tạm bợ thế này.
Tình hình an ninh trật tự ở các khu trọ cũng rất phức tạp. Quang Nhật, sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM chia sẻ: "Ở các khu trọ gần trường Đại học Khoa học Tự nhiên, an ninh rất phức tạp. Mặc dù đã có các biển báo như cấm người lạ, ve chai...vào nhưng một người lạ có thể dễ dàng ra vào, không có người quản lý. Mới đây, có 2 bạn sinh viên năm nhất mới vô ở phòng đối diện bị cạy cửa, mất 2 cái laptop mới mua".
Tình hình an ninh trật tự bất ổn tại các khu nhà trọ sập xệ luôn là nỗi lo lắng thường trực của sinh viên làng Đại học.
Cùng với đó, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên các trường cần có những hướng dẫn cụ thể cho sinh viên tỉnh xa về lợi ích của việc chọn kí túc xá làm nơi ở, tránh tình trạng sinh viên phải bỏ ra nhiều tiền mà nhận về những chỗ ở kém chất lượng và không đảm bảo.
Theo infornet
Câu lạc bộ những sinh viên mồ côi Các em là những sinh viên mất cả cha lẫn mẹ, có em là người sống sót duy nhất trong gia đình. Đứa ở với anh, đứa cậy ông bà và cũng có em một mình lớn lên, hay như Phan Hợi - được mệnh danh là "Robinson ở huyện Hương Sơn". Vượt qua được miếng cơm manh áo đã là vô cùng...