Cầu Sông Hàn – biểu tượng cho khát vọng của thành phố Đà Nẵng
Nằm trong top những cây cầu nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng, cầu Sông Hàn và cầu Rồng Đà Nẵng được xem là niềm tự hào của người dân.
Chiếc cầu này được xây dựng từ sự đóng góp của những người dân nơi đây và biểu trưng cho khát vọng vươn lên, của sức sống mới ở thành phố Đà Nẵng.
Một vài thông tin thú vị về cầu Sông Hàn Đà Nẵng
Cầu Sông Hàn được khởi công xây dựng vào những năm 1998 và đi vào hoạt động từ năm 2000. Chiếc cầu này mang ý nghĩa đặc biệt vì được thiết kế, xây dựng bởi các kỹ sư người Việt Nam và toàn bộ ngân sách xây dựng cầu được lấy từ tiền quyên góp của những người dân Đà Nẵng.
Có thể nói rằng, cầu Sông Hàn có ý nghĩa to lớn với người dân Đà Nẵng. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò quan trọng trong giao thông, giúp thúc đẩy du lịch và kinh tế của Đà Nẵng trong nhiều năm qua.
Không chỉ vậy, cây cầu này còn khiến người ta trầm trồ bởi màn trình diễn xoay 90 độ vô cùng điêu luyện. Vào ban đêm, cầu Sông Hàn lung linh, rực rỡ tỏa sáng cả một khúc sông Hàn.
Thuê xe máy khám phá cầu quay sông Hàn
Thuê xe máy tại cửa hàng cho thuê xe máy Đà Nẵng Gia Huy là một lựa chọn thông minh để khám phá Cầu Quay. Bằng cách này, bạn có thể tự do di chuyển đến các điểm du lịch trong thành phố một cách linh hoạt và thuận tiện.
Nếu bạn đến từ các tỉnh lân cận, việc đi bằng xe khách hoặc tàu hỏa cũng là một phương tiện tiện lợi để đến Đà Nẵng. Từ bến xe hoặc ga Đà Nẵng, bạn có thể thuê xe taxi hoặc xe máy để tiếp tục hành trình đến Cầu Quay trên sông Hàn.
Với nhiều lựa chọn phương tiện khác nhau, du khách có thể dễ dàng đến được Cầu Quay trên sông Hàn ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, nếu bạn không quen với thành phố này, việc thuê xe hoặc tham gia tour có thể là một sự lựa chọn tốt để trải nghiệm du lịch một cách an toàn và thoải mái nhất.
Video đang HOT
Và bạn là du khách lần đầu đến Đà Nẵng thì có thể đến cây cầu này theo hai con đường sau đây, thời gian di chuyển mất tầm 15 – 30 phút tùy quãng đường:
● Từ bến xe trung tâm Đà Nẵng, di chuyển đến Tôn Đức Thắng, sau đó rẽ vào Điện Biên Phủ, đi tới ngã tư Lê Duẩn thì chạy thẳng đến Cầu Rồng Đà Nẵng là tới cầu.
● Từ sân bay Đà Nẵng, đi ra đường Nguyễn Văn Linh, rẽ sang đường Trần Phú. Từ Trần Phú đi tới Lê Duẩn, chạy thẳng lên một đoạn là tới cầu Sông Hàn.
Cầu Sông Hàn có đặc điểm gì nổi bật thu hút du khách?
Cầu Sông Hàn có chiều dài khoảng 487,7 mét và chiều rộng 12,9 mét với 11 nhịp và mỗi nhịp có chiều dài khoảng 33m. Nói về tầm quan trọng trong lưu thông thì cầu Sông Hàn là đầu nối liền trục đường chính Lê Duẩn ở bờ Tây thành phố và trục đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông thành phố.
Nếu như so sánh hình ảnh chiếc cầu Sông Hàn trước đây đơn sơ, mộc mạc thì cầu Sông Hàn bây giờ lại lột xác với thiết kế hiện đại, rực rỡ. Ấn tượng nhất chính là kết cấu xoay 90 độ, trở thành độc nhất vô nhị không thể thay thế của Đà Nẵng.
Khi đến giờ quay, phần giữa của cầu Sông Hàn được tách làm đôi, xoay 90 độ quanh trục dọc hướng theo dòng chảy của con sông. Từ đó, mở ra một con đường lớn cho các tàu thuyền qua lại.
Chính khoảnh khắc quay 90 độ này đã khiến cây cầu trở nên đặc biệt hơn trong mắt khách du lịch và bạn bè quốc tế. Bất kỳ ai đến với Đà Nẵng một lần đều mong muốn được chiêm ngưỡng chiếc cầu quay huyền thoại này và ghi lại khoảnh khắc đầy ấn tượng đó.
Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua khoảnh khắc cầu Sông Hàn lên đèn. Hình ảnh của chiếc cầu sẽ được phản chiếu xuống mặt hồ lung linh khiến bao người phải ngước nhìn. Trên cầu, vẫn nhộn nhịp từng dòng xe qua lại.
Ngay dưới chân cầu là cuộc sống đời thường của những người dân địa phương. Bạn có thể tới đây, gọi cho mình một ly nước mía, một món ăn vặt đặc trưng, vừa nhâm nhi vừa nhìn vẻ đẹp thơ mộng khó quên tại nơi này.
Cầu Sông Hàn sẽ bắt đầu quay 90 độ khi nào?
Thời gian cầu Sông Hàn quay thường không có định và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, sau lần thay đổi cuối cùng vào ngày 14-10-2016 thì lịch quay của cầu được có thay đổi vào ngày cuối tuần để phục vụ khách du lịch.
● Từ thứ 2 đến thứ 6, cầu Sông Hàn sẽ quay vào lúc 1h sáng và đóng cầu trước 2h sáng. Nếu có nhiều tàu lớn thì cầu sẽ đóng vào 4h sáng cùng ngày.
● Thứ 7 và Chủ nhật, cầu Sông Hàn sẽ quay vào 23h tối cho đến 24h cùng ngày.
Ngồi ở đâu có thể chiêm ngưỡng cầu Sông Hàn quay thuận lợi nhất?
Đà Nẵng có rất nhiều lựa chọn để bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh cầu Sông Hàn quay vào mỗi tối. Lựa chọn đầu tiên chính là đi du thuyền trên sông, vừa có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp, vừa có thể chọn lựa góc nhìn độc đáo khi cầu Sông Hàn quay.
Một lựa chọn khác không kém phần thú vị là đến các trung tâm thương mại, khách sạn hay tòa nhà cao tầng bên bờ sông Hàn. Những nơi này có tầm nhìn toàn cảnh rất đẹp, vì thế chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ khoảnh khắc cầu Sông Hàn quay. Một vài gợi ý cho bạn như: khách sạn Green Plaza, khách sạn Novotel Danang Premier Han River, khách sạn Brilliant Hotel.
Ngoài ra, view quán cafe gần cầu Sông Hàn cũng là một lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể đến Memory Lounge, Namunamu cafe. Những quán này đều có chỗ ngồi cao và có thể nhìn ngắm trọn vẹn cầu Sông Hàn về đêm bất cứ lúc nào.
Kết luận
Nếu có dịp ghé đến với Đà Nẵng, bạn đừng quên check in với chiếc cầu Sông Hàn và xem chuyển động kỳ diệu của nó nhé. Chắc chắn, bạn sẽ hiểu một điều vì sao cây cầu này lại đặc biệt và là biểu tượng cho khát vọng của những người dân Đà Nẵng bao đời nay. Hãy thuê xe máy Đà Nẵng gần sân bay Gia Huy và khám phá ngay Cầu Sông Hàn bạn nhé!
Biểu tượng con gà trên Nhà thờ Con Gà
Trong lần lên thăm Đà Lạt tôi thấy ở đây có Nhà thờ Con Gà, tên gọi giống Nhà thờ Con Gà ở Đà Nẵng.
Vì sao lại có tên gọi trùng hợp như thế? (Trần Quang Hà, Hải Châu, Đà Nẵng).
- Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt có tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari nhưng lại có tên gọi khác là Nhà thờ Con Gà, bởi trên đỉnh tháp chuông có tượng một chú gà khá lớn. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 19-7-1931.
Tượng Gà trống Gaulois trên đỉnh tháp chuông Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Ảnh: V.T.L - Hình 1
Theo các tài liệu thuyết minh, trên thánh giá đặt trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hóa chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà vừa là biểu tượng của nước Pháp (Coq Gaulois: Gà trống xứ Gaulle), vừa là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Đêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...".
Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là "đài dự báo thời tiết" rất hiện đại. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió.
Một điều lý thú, Nhà thờ Con Gà Đà Lạt là bối cảnh để nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác bài hát Bài thánh ca buồn vào năm 1944.
Cũng theo các tài liệu thuyết minh, Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng. Đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc, được khởi công từ tháng 2-1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Museé (nay là đường Trần Phú), đến ngày 10-3-1924 đã làm lễ cung hiến và khánh thành.
Giống như Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt, trên nóc Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng ở vị trí cột thu lôi cũng có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim dùng làm vật xác định hướng gió. Vì vậy mà nhà thờ này cũng có tên là Nhà thờ Con Gà. Con gà được làm bằng hợp kim nên khá nhẹ, bên ngoài là lớp tráng phủ cực kỳ đẹp mắt.
Ở Đà Nẵng từng có một vườn hoa tên là Vườn hoa Diên Hồng, dân gian quen gọi là Vườn hoa Con Gà, nằm trong khu đất nay giới hạn bởi 4 con đường: Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hồng Thái, Yên Bái. Nhà nghiên cứu sử học Võ Văn Dật trong cuốn Lịch sử Đà Nẵng (1306-1975), NXB Nam Việt, CA, 2007, cho biết, chính giữa khu đất này là một đài kỷ niệm lính Việt tòng chinh qua Pháp và chết trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Trên đỉnh đài có một cột thu lôi mà phần trên cùng là một con gà trống bằng đồng, đó là Coq Gaulois - biểu tượng của nước Pháp. Vì thế, người Việt ở Đà Nẵng bấy giờ gọi là Công trường Con Gà hay Tháp Con Gà.
Ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một nhà thờ Công giáo gắn biểu tượng gà trống Gaulois. Theo Wikipedia, đó là Nhà thờ Huyện Sỹ (tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ) đã hơn 100 tuổi. Đây là nhà thờ của giáo xứ Chợ Đũi thuộc Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ do ông bà Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng. Ngọn tháp chuông chính cao 57m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois.
Đà Nẵng sắp có công viên sinh thái mới phía Tây Bắc thành phố Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện các bước nhằm triển khai đồ án quy hoạch chi tiết Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô và Quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam. Mỗi khi thủy triều dâng, bãi đá rêu ngập trong nước như được ẩn hiện trong một lớp sương mờ. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN...